Thực trạng phối hợp các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để triển khai thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG

2.2.5. Thực trạng phối hợp các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để triển khai thanh toán không dùng tiền mặt

Để thực hiện việc TTKDTM, KBNN đã kết nối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán như NHNN, NHTM,… Các tổ chức này sẽ kết nối giữa người trả tiền và người nhận tiền, người có nghĩa vụ nộp NSNN và KBNN.

Với số lượng lớn tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, KBNN phải nghiên

cứu, đánh giá và lựa chọn tổ chức uy tín để thiết lập quan hệ thanh toán, ủy nhiệm thu chi.

Trên cơ sở thỏa thuận khung KBNN đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 5 NHTM Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV, MBbank, KBNN Đà Nẵng tích cực mở rộng hợp tác với các NHTM trên địa bàn. KBNN Đà Nẵng là một trong số ít đơn vị trong hệ thống KBNN sớm triển khai thực hiện phối hợp và ủy nhiệm thu NSNN cho các NHTM nhờ vào ứng dụng công nghệ thông tin của dự án hiện đại hóa thu NSNN thông qua cơ sở dữ liệu dùng chung trên toàn quốc. Đến năm 2018, tất cả các KBNN quận, huyện trực thuộc không chỉ đã ủy nhiệm thu cho các chi nhánh NHTM - nơi có tài khoản thanh toán, mà còn ủy nhiệm thêm bằng các tài khoản chuyên thu tại một số chi nhánh NHTM trên địa bàn. Qua đó đã tạo nên mạng lưới hơn 20 chi nhánh thuộc 5 hệ thống NHTM lớn: Ngân hàng Vietcombank với 2 chi nhánh (Đà Nẵng và Nam Đà Nẵng), Ngân hàng Agribank với 7 chi nhánh, Ngân hàng MBbank 4 chi nhánh (Đà Nẵng, Nam Đà Nẵng, Cẩm Lệ, PGD Hòa Khánh), Ngân hàng Vietinbank 4 chi nhánh (Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn, Bắc Đà Nẵng, Sông Hàn), Ngân hàng BIDV 4 chi nhánh (Đà Nẵng, Sông Hàn, Hải Vân, Cẩm Lệ). Tham gia vào quy trình thu NSNN với cả 2 hình thức là chuyển khoản và tiền mặt của tất cả các khoản thuế, phí, lệ phí nội địa và xuất nhập khẩu, cùng với các khoản thu phạt vi phạm hành chính các loại.

Trong quá trình phối hợp thu, các bên tham gia bao gồm cơ quan Thuế, Hải quan, KBNN Đà Nẵng và các NHTM nhận ủy nhiệm thu đã phối hợp trao đổi dữ liệu về số phải thu và số đã thu hoàn toàn tự động thông qua khai thác dữ liệu dùng chung từ Dự án hiện đại hóa thu NSNN. Hàng ngày, Phòng Kế toán Nhà nước nhận dữ liệu điện tử về số thu từ các NHTM để hạch toán kịp thời, đầy đủ vào NSNN. Các cơ quan Thuế, Hải quan Đà Nẵng truyền cơ sở dữ liệu về danh mục dùng chung (mã số thuế, tên người nộp

NSNN, mục lục NSNN...) của từng đối tượng nộp NSNN, danh sách tờ khai hải quan, đối chiếu số thu NSNN với KBNN Đà Nẵng. Định kỳ, cơ quan Thuế nhận thông tin, dữ liệu từ KBNN Đà Nẵng và các NHTM về các tổ chức, cá nhân còn nợ thuế để có biện pháp cưỡng chế thuế. Hàng ngày, cơ quan Hải quan sẽ tổng hợp số thu NSNN do KBNN Đà Nẵng và NHTM cung cấp qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan để làm thủ tục thông quan. KBNN Đà Nẵng đã phối hợp với Cục Tin học và Thống kê Tài chính của Bộ Tài chính nâng cấp ứng dụng phối hợp thu NSNN, trong đó áp dụng truyền thông tin thu theo từng tờ khai qua cổng thanh toán điện tử hải quan 15 phút/1 lần thay vì 1 giờ/1 lần như trước đây. Bên cạnh đó, KBNN Đà Nẵng, Cục Thuế Đà Nẵng đã phối hợp với các NHTM tạo thuận lợi cho người nộp thuế vào NSNN.

Sau thời gian phối hợp ủy nhiệm thu NSNN qua NHTM, KBNN Đà Nẵng đã đạt được những kết quả tích cực. Thông qua việc ủy nhiệm thu, đã tạo điều kiện cho người nộp thuế, giảm thiểu thời gian và thủ tục cho người nộp thuế, người nộp thuế có thêm những lựa chọn nơi nộp thuế phù hợp với nơi cư trú, địa điểm kinh doanh... để hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. Việc có nhiều điểm thu cũng mở ra khả năng cho phép cơ quan thu, người nộp thuế điều tiết mật độ giao dịch khi tại một địa điểm thu có hiện tượng quá tải. Việc ủy nhiệm thu đã tạo ra mạng lưới các điểm thu NSNN của các chi nhánh, điểm giao dịch, do các NHTM thực hiện tương đối rộng rãi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, giảm áp lực tập trung số người nộp thuế đến KBNN Đà Nẵng nên cán bộ kho bạc cũng giảm tải được công việc, nhất là vào những ngày cuối tháng, cuối năm. Đặc biệt, mở rộng phối hợp thu NSNN đã chuyển dịch đáng kể các giao dịch tiền mặt sang hệ thống NHTM, thúc đẩy hoạt động TTKDTM, đây cũng chính là một trong những mục tiêu mà KBNN Đà Nẵng đang hướng đến là mô hình “Kho bạc mà không có bạc”. Tuy nhiên, việc phối

hợp thu NSNN qua NHTM chỉ là một trong nhiều nghiệp vụ của ngân hàng mà mỗi cán bộ ngân hàng phải thực hiện. Việc nhập chứng từ của cán bộ ngân hàng trong một số trường hợp vẫn còn sai sót như nhập sai mục lục NSNN, sai mã số thuế, không đầy đủ địa bàn cần điều tiết, thiếu thông tin cần thiết để hạch toán...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)