CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG
2.2.7. Kết quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng
a. Về quy mô và tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt
Thời gian qua, KBNN Đà Nẵng đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Thuế, Hải quan và các NHTM trên địa bàn thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và phân chia chính xác số thu cho các cấp ngân sách theo tỷ lệ điều tiết đã quy định; đồng thời tổ chức tốt, hiệu quả công tác thu, trao đổi thông tin theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, KBNN trung ương và của UBND thành phố Đà Nẵng. Với công tác chi, KBNN Đà Nẵng đã thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn và định mức, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, song vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN. Kết quả công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng được thể hiện qua bảng 2.4.
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp số liệu TTKDTM so với tổng số thanh toán qua KBNN Đà Nẵng từ năm 2016 đến 2018
NỘI DUNG
2016 2017 2018
Số món (món)
Số tiền (Triệu đồng)
Số món (món)
Số tiền (Triệu
đồng)
Số món (món)
Số tiền (Triệu
đồng) Thanh toán bằng
tiền mặt 99.669 12.245.571 104.651 11.030.355 95.010 10.102.305 Thanh toán không
dùng tiền mặt 277.027 26.178.750 378.892 32.342.375 455.435 35.843.836 Tổng cộng 376.696 38.424.321 483.543 43.372.730 550.445 45.946.141 (Nguồn: Báo cáo KBNN Đà Nẵng)
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng các món TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018
(Nguồn: Báo cáo KBNN Đà Nẵng)
Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng doanh số TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018
(Nguồn: Báo cáo KBNN Đà Nẵng)
Qua bảng 2.4 có thể thấy rõ sự thay đổi về quy mô thanh toán và tỷ trọng TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Quy mô doanh số thanh toán tăng dần qua các năm cùng với sự gia tăng về quy mô và tỷ trọng của TTKDTM, kể cả số món giao dịch và số tiền.
Năm 2016, số món thanh toán tiền mặt là 99.669 món với tổng số tiền là 12.245.571 triệu đồng. Số món TTKDTM là 277.027 món với 26.178.750 triệu đồng. Về tỷ trọng, số món thanh toán tiền mặt chiếm khoảng 26,46%
tổng món giao dịch (biểu đồ 2.3), về giá trị thì chiếm khoảng 31,87% (biểu đồ 2.4). Với một món thanh toán bằng tiền mặt thì đều phải thực hiện đầy đủ quy trình thanh toán và tiêu tốn nhiều thời gian để giải quyết hơn so với thanh toán bằng chuyển khoản, vì vậy mà tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt khá cao cả về số món và số tiền cho thấy công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng năm 2016 chưa thực sự hiệu quả.
Năm 2017, số thu chi NSNN qua KBNN Đà Nẵng đều tăng lên cả về số món và tổng số tiền. Doanh số thanh toán năm 2017 là 43.372.730 triệu đồng tương ứng với 483.543 món, tăng 12,88% so với số tiền và tăng 28,36% so với tổng số món của năm 2016. Doanh số thanh toán bằng tiền mặt là 11.030.355 triệu đồng, giảm 9,92% so với năm 2016, còn số món thanh toán bằng tiền mặt là 104.651 món, giảm 2,62% so với năm 2016.
Doanh số TTKDTM là 32.342.375 triệu đồng (tăng 23,54%) với 386.490 món (tăng 39,51%). Về tỷ trọng, số món thanh toán tiền mặt chiếm khoảng 20,07% tổng món giao dịch (biểu đồ 2.3), về giá trị thì chiếm khoảng 25,43% (biểu đồ 2.4). Trong năm 2017, Thông tư 328/2016/TT-BTC chính thức có hiệu lực, cùng với đó là các quy định cụ thể về phối hợp thu giữa KBNN, cơ quan thu và NHTM; KBNN Đà Nẵng đã mở rộng mạng lưới ngân hàng ủy nhiệm thu với 05 hệ thống NHTM trên địa bàn dẫn đến việc thu nộp NSNN qua NHTM tăng mạnh, làm tăng hiệu quả công tác thu
NSNN qua KBNN.
Năm 2018 doanh số thanh toán qua KBNN Đà Nẵng tiếp tục tăng với 550.445 món (tăng 13,84% so với năm 2017) đạt 45.946.141 triệu đồng (tăng 5,93% so với năm 2017). Cụ thể, năm 2018 doanh số thanh toán bằng tiền mặt giảm 10.102.305 triệu đồng (giảm 8,41% so với năm 2017) và số món tiếp tục giảm còn 95.010 món (giảm 2,1% so với năm 2017). Doanh số TTKDTM tăng lên 35.843.836 triệu đồng (tăng 10,83% so với năm 2017), số món tăng lên 455.435 món, tăng 17,84% so với năm 2017. Tỷ trọng TTKDTM trong năm 2018 là 82,74% so với tổng số món và 78,01% so với tổng doanh số thanh toán. Trong khi đó tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt là 17,26% so với tổng số món và 21,99% so với tổng doanh số thanh toán (biểu đồ 2.3 và biểu đồ 2.4).
Có thể thấy trong ba năm 2016 - 2018, công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng có sự tăng trưởng về giá trị và tỷ trọng, theo đó, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt giảm đi cùng với sự tăng lên của TTKDTM, đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng.
b. Về kiểm soát rủi ro trong quá trình TTKDTM
Rủi ro trong hoạt động thanh toán của KBNN là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành hoạt động thanh toán, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đổi tượng thụ hưởng dịch vụ và cả hoạt động của KBNN. Rủi ro ở đây không chỉ là việc chứng từ không được thanh toán, mà còn là sự chậm trễ, sai sót trong thao tác tiếp nhận thông tin, xử lý dữ liệu trong các khâu của quá trình thanh toán dẫn đến rủi ro về an toàn tiền, tài sản. Trong quá trình thanh toán tại KBNN Đà Nẵng, việc rủi ro xảy ra có thể xảy ra do sai sót từ khách hàng giao dịch hoặc từ tác nghiệp của cán bộ kho bạc.
Bảng 2.5. Số liệu các dạng sai sót trong TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2018
Đơn vị tính: số món Dạng sai sót Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Do tác nghiệp của cán bộ kho bạc 870 1.067 960
Do khách hàng 1.208 1.358 1.454
Tổng sai sót (1) 2.078 2.425 2.414
Tổng số món TTKDTM (2) 277.027 378.892 455.435
% (1)/(2) 0,75% 0,64% 0,53%
(Nguồn: Báo cáo KBNN Đà Nẵng) Có thể thấy tỷ lệ/ sai sót qua các năm 2016 - 2018 giảm dần, trong đó, số sai sót do khách hàng gây ra chiếm nhiều hơn so với sai sót trong tác nghiệp kho bạc. Đối với khách hàng, các sai sót chủ yếu về mặt chứng từ như thiếu chứng từ, sai mã đơn vị, sai nội dung kinh tế, sai ngày tháng... Trong quá trình tác nghiệp, cán bộ kho bạc không tránh khỏi các sai soát như hạch toán nhầm tài khoản, nhập sai mã nội dung, số tiền. Tỷ trọng số món sai sót đã giảm từ 0,75% năm 2016 xuống 0,64% năm 2017 và giảm còn 0,53% năm 2018. Thông qua việc kiểm tra, tự kiểm tra và kiểm soát qua nhiều khâu, KBNN Đà Nẵng đã phát hiện các trường hợp sai sót và kịp điều chỉnh, sửa chữa nên đã không để lại hậu quả nghiêm trọng nào.
c. Sự hài lòng của khách hàng
Hằng năm, KBNN Đà Nẵng đều có các bảng khảo sát thu thập thông tin phục vụ việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với KBNN Đà Nẵng, hướng đến cải tiến công tác giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn sự hài lòng của các cơ quan, đơn vị và cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN Đà Nẵng. Đối tượng khảo sát là
doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế, phí, lệ phí, nộp phạt các loại,... và các đơn vị sử dụng NSNN. Các tiêu chí đánh giá được đưa ra gồm đánh giá về cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ, hỗ trợ giao dịch; về tinh thần, thái độ phục vụ và trách nhiệm giải quyết công việc; về quy trình và thủ tục giải quyết công việc;.... Sau khi thu thập các bảng khảo sát khách hàng, Tổ khảo sát khách hàng của KBNN Đà Nẵng tiến hành tổng hợp và phân tích thông tin thu được.
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với KBNN Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2018
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
2016 2017 2018
Số lượt (lượt)
Tỷ lệ (%)
Số lượt (lượt)
Tỷ lệ (%)
Số lượt (lượt)
Tỷ lệ (%) 1. Rất hài lòng 669 84,05 743 92,53 780 92,64
2. Hài lòng 127 15,95 60 7,47 62 7,36
3. Chấp nhận được 0 0 0 0 0 0
4. Chưa hài lòng 0 0 0 0 0 0
5. Không đánh giá 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 796 100 803 100 842 100
(Nguồn: Báo cáo KBNN Đà Nẵng) Qua các năm, các khách hàng giao dịch với KBNN Đà Nẵng tỏ ra hài lòng với chất lượng phục vụ với KBNN Đà Nẵng. Năm 2016, 84,05% khách hàng được khảo sát “rất hải lòng” với KBNN Đà Nẵng, đến năm 2017, con số này tăng lên 92,53% và năm 2018 là 92,64%. Nhờ sự cải cách thủ tục hành chính, cải tiến trong các quy trình giao dịch với KBNN Đà Nẵng, ứng dụng
công nghệ thông tin cũng như nâng cao trình độ cán bộ KBNN đã giúp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Trong các phiếu khảo sát tuy đánh giá
“hài lòng” nhưng vẫn tồn tại một vài vướng mắc nhỏ của khách hàng như hướng dẫn của cán bộ KBNN chưa đầy đủ và dễ hiểu, chưa nhiệt tình trong việc phục vụ khách hàng. Kết quả này là cơ sở để KBNN Đà Nẵng tiếp tục cải cách việc phục vụ khách hàng, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ TTKDTM qua KBNN.
2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG