Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 70 - 74)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng thời gian qua cũng đã bộc lộ một số điểm hạn chế sau:

Một là, cơ sở pháp lý còn nhiều lỗ hổng, các văn bản pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa chặt chẽ, chưa đủ mạnh để bắt buộc thực hiện TTKDTM trong khu vực công. Các quy định về thanh toán chỉ dừng ở mức độ hạn chế

thanh toán bằng tiền mặt và khuyến khích TTKDTM mà chưa có quy định cụ thể mang tính bắt buộc thực hiện TTKDTM. Một số khoản chi đặc thù như chi tiền phục vụ lễ hội, giải thi đấu, hội nghị, hội thao… chưa có quy định rõ về việc phải thanh toán bằng tiền mặt hay không dùng tiền mặt, tùy thuộc vào trình độ hiểu biết của các đơn vị mà một số đơn vị thực hiện việc chuyển khoản hay rút tiền mặt để chi tiêu. Ngoài ra, Thông tư 13/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định được phép chi bằng tiền mặt các khoản có giá trị nhỏ không vượt quá 5 triệu đồng đối với một khoản chi, nhưng trên thực tế tại địa bàn thành phố Đà Nẵng, nhiều đơn vị có món chi dưới 5 triệu như: mua sắm công cụ, dụng cụ, điện thoại, xăng dầu…..; mặc dù các đơn vị có thể thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng nhưng nhiều đơn vị vẫn muốn chi tiêu tiền mặt; KBNN Đà Nẵng vì vậy mà cũng không đủ cơ sở pháp lý để từ chối các khoản chi này.

Hai là, hạn chế về quy trình chi trả lương qua tài khoản. Theo quy trình kiểm soát chi hiện nay, căn cứ hồ sơ kiểm soát chi do đơn vị giao dịch gửi tới KBNN bằng bản giấy hoặc bằng dữ liệu điện tử qua Trang thông tin dịch vụ công điện tử của KBNN, cán bộ kiểm soát chi thực hiện kiểm soát chi theo quy định, nếu đúng chế độ thì thực hiện thanh toán cho đơn vị. Sau khi KBNN kiểm soát và chấp nhận thanh toán thì chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của đơn vị tại NHTM, đơn vị giao dịch sẽ chịu trách nhiệm gửi danh sách chi trả cá nhân cho NHTM để chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng. Quy trình này có thể xảy ra sai sót, dễ bị một số cán bộ thoái hóa của đơn vị lợi dụng, gian lận để chiếm dụng tiền của Nhà nước và người lao động khi danh sách kiểm soát chi lương tại KBNN và danh sách thanh toán cá nhân do đơn vị giao dịch gửi đến NHTM để làm thủ tục thanh toán là khác nhau.

Ba là, các hình thức thanh toán còn nghèo nàn, chưa thuận tiện do chủ yếu sử dụng các hình thức thanh toán truyền thống như Giấy nộp tiền vào

NSNN, Giấy rút dự toán, Lệnh chi tiền, Ủy nhiệm chi,…; đối với một số hình thức thanh toán mới như thu NSNN qua ATM, thanh toán qua máy POS, sử dụng thẻ tín dụng mua hàng,…. vẫn chưa được KBNN Đà Nẵng triển khai thực hiện dẫn đến khách hàng còn hạn chế trong việc lựa chọn các hình thức thanh toán qua KBNN Đà Nẵng. Đối với thẻ tín dụng mua hàng trong chi tiêu công, hình thức này đã được KBNN phối hợp với các NHTM triển khai thực hiện tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ năm 2015 và đem lại một số kết quả khả quan. Mặc dù cơ sở pháp lý cho việc thanh toán bằng thẻ tín dụng đối với các khoản chi NSNN đã đảm bảo và dần hoàn thiện, KBNN trung ương cũng như các NHTM đã tuyên truyền, phổ biến tới các đơn vị giao dịch hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng nhưng đến nay KBNN Đà Nẵng vẫn chưa áp dụng triển khai và chưa hướng dẫn cụ thể đến các đơn vị giao dịch. Đối với hình thức thu NSNN qua máy POS lắp đặt tại trụ sở KBNN, đến nay KBNN Đà Nẵng đã triển khai thực hiện nhưng chưa phổ biến, chỉ có 2 đơn vị KBNN Thanh Khê, KBNN Sơn Trà phối hợp với Vietcombank để thực hiện phối hợp thu NSNN qua máy POS, công tác tuyên truyền chưa thực sự có hiệu quả.

Bốn là, sự không tương thích về chuẩn dữ liệu và công nghệ giữa hệ thống các ngân hàng và kho bạc trong thanh toán điện tử. Mặc dù việc ứng dụng thanh toán điện tử qua hệ thống ngân hàng đem lại rất nhiều lợi ích và nhận được sự đồng thuận từ các bên; nhưng để thực hiện trên diện rộng quy trình này và tránh các sai sót thì KBNN cũng như hệ thống ngân hàng đang gặp không ít trở ngại khi sự khác biệt về công nghệ giữa hệ thống và chuẩn dữ liệu giữa các bên tham gia. Với chương trình TTSPĐT, một số yêu cầu ràng buộc về nghiệp vụ, hỗ trợ của ứng dụng song phương giữa ngân hàng và kho bạc còn chưa đầy đủ, còn vướng mắc trong việc truyền nhận, xử lý, đối chiếu… gây khó khăn trong vận hành quy trình nghiệp vụ, ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán các khoản chi NSNN và yêu

cầu tập trung kịp thời, chính xác các khoản thu NSNN. Việc đối chiếu giữa KBNN và NHTM trên chương trình TTSPĐT thường xuyên bị chậm sau giờ làm việc do nhiều nguyên nhân như lỗi đường truyền dữ liệu, lỗi chương trình, do nhân viên của NHTM thực hiện đối chiếu muộn…Với chương trình TTLNH, thời gian qua, các ngân hàng chuyển lệnh thanh toán về kho bạc vẫn còn sai nhiều về cấu trúc dữ liệu nghiệp vụ NSNN.

Các thông tin sai chủ yếu liên quan đến Mục lục NSNN như chương, mục, mã cơ quan thu, mã số đơn vị nộp thuế, mã địa bàn… Hoạt động của các chương trình thanh toán nêu trên đã làm cho chất lượng TTKDTM giảm sút, ít nhiều ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế hay việc chi trả, thanh toán của đơn vị sử dụng ngân sách.

Năm là, hạ tầng về công nghệ thông tin còn hạn chế. Mặc dù trong những năm qua, các ứng dụng công nghệ thông tin của KBNN đã phát triển đầy đủ cho các mảng hoạt động nghiệp vụ theo hướng tập trung hóa nhằm tạo cơ sở để thực hiện các giao dịch trực tuyến, tổng hợp số liệu nhanh chóng phục vụ công tác quản lý quỹ NSNN. Tuy nhiên một số ứng dụng thực hiện liên kết, tích hợp, trao đổi thông tin giữa các ứng dụng và các hệ thống bên ngoài còn hạn chế. Chương trình TTLNH bộc lộ một số điểm yếu như việc tích hợp với chương trình CITAD của NHNN còn chưa đồng nhất về cấu trúc dữ liệu, thời gian phản hồi lệnh thanh toán chậm, đường truyền còn chập chờn gây rớt lệnh hoặc đúp lệnh… Trên giao diện TTLNH, đối với các lệnh thanh toán cho các đơn vị hưởng tại kho bạc, phần thông tin đơn vị nhận tiền còn thiếu một số đoạn mã so với quy định về tài khoản trên chương trình TABMIS. Ví dụ như một số tài khoản theo quy định có theo dõi mã nguồn, mã dự phòng nhưng trong phần thông tin đơn vị nhận chưa có đoạn mã dự phòng để thanh toán viên hoàn thiện; do vậy mà thanh toán viên phải lựa chọn hạch toán chờ xử lý rồi sau đó căn cứ nội dung thanh toán để hạch toán vào

tài khoản đúng gây tốn kém thời gian trong việc xử lý dữ liệu. Hệ thống TTSPĐT với các NHTM cũng gặp nhiều vướng mắc như đường truyền kết nối giữa KBNN Đà Nẵng với các NHTM chưa thực sự ổn định ảnh hưởng đến thời gian quyết toán và đối chiếu số liệu giữa các bên, hệ thống chưa rà soát lại hết mã số các ngân hàng hết hiệu lực hoặc trùng lắp dẫn đến khó khăn trong khâu hạch toán và phải phối hợp với bộ phận hỗ trợ tại KBNN Đà Nẵng để xử lý. Bên cạnh đó, đối với các lệnh thanh toán về thu NSNN sẽ tự động chuyển sang chương trình TCS và mặc định sẽ vào một user do kế toán trưởng khai báo cũng gây bất cập trong trường hợp user được khai báo vắng thì việc dùng password của user đó để cập nhật thông tin là vi phạm nguyên tắc an toàn bảo mật trong vận hành chương trình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)