CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG
2.2.2. Thực trạng kiểm soát điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt
161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC. Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản, KBNN Đà Nẵng áp dụng kiểm soát theo quy định tại Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, Thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước; Thông tư 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 08/2016/TT -BTC ngày 18/01/2016; Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN và các văn bản hướng dẫn quản lý thanh toán vốn đầu tư hiện hành.
KBNN Đà Nẵng không ngừng tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong công tác kiểm soát chi NSNN đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định, đảm bảo an toàn tiền, tài sản Nhà nước giao quản lý và kiên quyết từ chối các trường hợp chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.
Về việc thanh toán tiền lương qua tài khoản cá nhân, KBNN Đà Nẵng đã quán triệt thực hiện các quy định của KBNN theo đúng Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN. KBNN Đà Nẵng tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng chỉ đạo các cơ quan Nhà nước đóng trên địa bàn, các Sở, ban ngành triển khai thực hiện Chỉ thị 20/2007/CT-TTg trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đạt kết quả khả quan: việc thanh toán, chi trả cá nhân qua tài khoản được triển khai thực hiện đồng bộ, rộng khắp đến các đơn vị giao dịch (trừ các đơn vị thuộc khối an ninh quốc phòng và một số câu lạc bộ, hội,...). Khi có nhu cầu thanh
toán, chi trả cho công chức, viên chức trong đơn vị, đơn vị giao dịch lập và gửi hồ sơ thanh toán đến KBNN Đà Nẵng; căn cứ vào đề nghị của đơn vị, KBNN Đà Nẵng thực hiện kiểm soát, nếu phù hợp thì làm thủ tục chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của đơn vị mở tại NHTM; trên cơ sở danh sách chi trả cá nhân do đơn vị gửi và số tiền trên tài khoản thanh toán của đơn vị, NHTM chuyển tiền từ tài khoản thanh toán của đơn vị sang tài khoản thanh toán cá nhân của từng công chức viên chức đơn vị. Việc trả lương qua tài khoản đã giảm bớt được gánh nặng chi một lượng tiền mặt lớn cho KBNN Đà Nẵng, giảm thiểu khối lượng công việc, thúc đẩy hệ thống KBNN hiện đại hóa công nghệ thanh toán; giúp cho việc trả lương đối với đơn vị sử dụng ngân sách được an toàn, hiệu quả hơn; cùng với việc trả lương qua tài khoản ngân hàng, các cán bộ công chức cũng đã thực hiện ngày càng nhiều việc chi trả cá nhân như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, viễn thông.... bằng các hình thức TTKDTM hiện đại và tiện lợi như thanh toán qua internet, mobie banking,...; bên cạnh đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý thuế tăng dần việc quản lý nguồn thu thuế từ cá nhân, tổ chức.
Ngoài ra, KBNN Đà Nẵng tổ chức kiểm soát chi chặt chẽ các khoản chi bằng tiền mặt như các khoản chi tiền lương; tiền công; phụ cấp lương; học bổng học sinh, sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; chi cho cán bộ xã, thôn, bản đương chức; chi về công tác người có công với cách mạng và xã hội; chi lương hưu và trợ cấp xã hội; chi tiền ăn trưa cho trẻ em mầm non, học sinh; chi một số nhiệm vụ của đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ; các khoản chi của đơn vị giao dịch có giá trị nhỏ không vượt quá 5 triệu đồng đối với một khoản chi;….Tất cả phải bảo đảm hợp pháp, đúng đối tượng quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BTC. Với trường hợp đơn vị đề nghị thanh toán cho các đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ không có tài khoản tại KBNN hoặc ngân hàng thì đơn vị giao
dịch phải xác nhận rõ trên nội dung chứng từ đề nghị thanh toán là đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ không có tài khoản tại ngân hàng và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung trên chứng từ.