CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG CHI BHXH TẠI BHXH HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ
3.2.3. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu và thông tin phục vụ cho công tác kiểm soát
trữ, xử lý thông tin thiếu chính xác dẫn đến việc giải quyết chế độ chậm trễ, không đúng đối tượng hưởng chế BHXH và gây thất thoát quỹ BHXH.
Ngay từ khi tiếp nhận thông tin từ phía NLĐ, ĐVSDLĐ, người thụ hưởng cung cấp, cán bộ tiếp nhận phải xác minh, xác thực một cách chính xác qua các giấy tờ tùy thân, hồ sơ, quá trình tham gia (các thông tin về vị trí việc làm, mức lương…) tạo nền tảng cơ sở dữ liệu chuẩn xác ngay từ bước đầu.
Việc hoàn thiện các cơ sở dữ liệu là giải pháp phải thực hiện trước khi đưa công nghệ thông tin vào hoạt động BHXH. Trước tiên, xác định các cơ sở dữ liệu cơ bản liên quan đến đối tƣợng tham gia BHXH. Cơ sở này phải thống nhất vì hoạt động BHXH có quy mô cả nước. Khi cơ sở dữ liệu thống nhất thì bước tiếp theo là phải kết nối toàn bộ dữ liệu này giữa các đơn vị BHXH trên cả nước để có thể kiểm tra thông tin và việc giải quyết chế độ BHXH của người tham gia BHXH.
Hệ thống cơ sở dữ liệu phải đảm bảo sự an toàn. Không đƣợc xóa, tự ý sửa chữa, điều chỉnh trên, cơ sở dữ liệu tập trung. Các trường hợp sửa chữa, điều chỉnh, thay đổi trên các cơ sở dữ liệu thì Giám đốc BHXH huyện phải phê duyệt theo đúng quy trình và đúng quy định của pháp luật và lưu vết trên các phần mềm nghiệp vụ.
Trường hợp thông tin trên hồ sơ hưởng không khớp với thông tin trên phần mềm quản lý chi trả, phải tổ chức đối chiếu hồ sơ gốc do BHXH tỉnh đang lưu trữ với cơ sở dữ liệu người hưởng các chế độ BHXH hằng tháng đang quản lý trên phần mềm quản lý chi trả để thực hiện điều chỉnh thông tin trên phần mềm chi trả cho khớp đúng với hồ sơ hưởng BHXH đang lưu trữ tại BHXH tỉnh. Trường hợp thông tin cá nhân trên Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc trên Lý lịch đảng viên (bản gốc) không khớp với hồ sơ hưởng BHXH hằng tháng đang lưu trữ tại BHXH tỉnh, trên cơ sở dữ liệu hộ gia đình, cơ sở dữ liệu thu, sổ thẻ phải thể hiện thêm các thông tin này và liên
thông với cơ sở dữ liệu người hưởng BHXH hằng tháng để bảo đảm một người hưởng BHXH hằng tháng chỉ có một mã số BHXH duy nhất được cấp theo đúng quy định nhằm quản lý chặt chẽ người hưởng BHXH.
Việc kết nối dữ liệu cả nước yêu cầu khả năng lưu trữ, quản lý được các dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc, khả năng cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác và đầy đủ.
Để xây dựng đƣợc phần mềm thích hợp cho công tác quản lý BHXH, ứng dụng công nghệ thông tin vào những công tác theo yêu cầu, vấn đề quan trọng trước tiên là phải cung cấp được những dữ liệu thích hợp, đầy đủ và cụ thể.
Khối dữ liệu phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu của Ngành và cần thiết cho Ngành. Do cơ quan BHXH quản lý hầu hết các đối tƣợng từ trẻ em, học sinh - sinh viên, người trong độ tuổi lao động và người ngoài độ tuổi lao động. Từ đó, đây cũng có thể là nguồn dữ liệu thông tin cần thiết cho các Ngành quản lý khác.
Có thể chia khối dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý BHXH cần thiết phải có hai loại:
a) Thông tin liên quan đến ĐVSDLĐ - Loại hình hoạt động - kinh doanh, - Trụ sở kinh doanh,
- Vốn điều lệ …
b) Thông tin liên quan đến NLĐ - Họ và tên,
- Ngày tháng năm sinh,
- Nơi sinh, Hộ khẩu thường trú (nơi tạm trú),
- Giới tính, dân tộc, quốc tịch, - Số chứng minh nhân dân, - Mã số BHXH.
Quá trình tham gia BHXH: dữ liệu này dùng để xác định điều kiện hưởng trợ cấp BHXH, dữ liệu luôn biến động và được cập nhật thường xuyên:
thời gian tham gia đóng BHXH, mức lương nộp BHXH.
Quá trình hưởng các chế độ trợ cấp BHXH: dữ liệu này phát sinh khi được kiểm tra và tổ chức xét duyệt để hưởng chế độ trợ cấp BHXH.
c) Tạo lập các kênh thông tin từ bên ngoài đáng tin cậy cho hoạt động BHXH và các đối tƣợng tham gia BHXH
Tất cả các hoạt động của BHXH đều dựa trên thông tin của các đối tƣợng tham gia BHXH. Nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác sẽ ảnh hưởng đến hoạt động BHXH. Các thông tin này vừa mang tính lịch sử vừa được lưu trữ trong thời gian dài và có biến động nên việc theo dõi rất khó khăn, cần cập nhật thường xuyên và kịp thời. Hiện nay, thông tin được lưu giữ dưới hình thức bán thủ công, nhưng căn cứ để giải quyết đều phải là chứng từ dưới dạng sổ BHXH (mang tính thủ công). Có thể tạo lập kênh thông tin liên kết nhƣ sau:
Tạo lập kênh thông tin liên thông giữa các cơ quan chức năng nhƣ Sở kế hoạch và Đầu tƣ, Sở LĐ-TB&XH, Thuế, Tòa án, Công an kinh tế... với các hoạt động BHXH để có thể nắm bắt thông tin kịp thời về các đơn vị tham gia BHXH khi có sự biến động. Để làm đƣợc điều này, đòi hỏi có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành, sự đảm bảo an toàn, bảo mật của hệ thống thông tin và cần phải có quy chế nghiêm ngặt kèm theo các chế tài về việc bảo mật thông tin, giới hạn các đối tƣợng đƣợc khai thác thông tin.
Thiết lập kênh thông tin trực tiếp giữa cơ quan BHXH với người lao động tham gia BHXH. Thông qua các kênh thông tin công cộng để tuyên truyền chính sách BHXH, những quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Thông báo rộng rãi công khai về đối tượng, thủ tục, mức hưởng BHXH cho người lao động, đặc biệt đối tượng hưởng bổ sung, đối tượng đặc thù, tránh tình trạng người lao động bị lừa vì thiếu hiểu biết.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những thực tiễn về công tác kiểm soát chi BHXH tại BHXH huyện Núi Thành, luận văn đã nêu ra đƣợc những mặt tích cực và những tồn tại hạn chế cần khắc phục.
Từ những mặt hạn chế đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác kiểm soát chi BHXH tại BHXH huyện Núi Thành cụ thể trong hoàn thiện môi trường kiểm soát, hoàn thiện thủ tục và quy trình kiểm soát, hoàn thiện cơ sở dữ liệu và thông tin phục vụ cho công tác kiểm soát. Trong những giải pháp đã đề ra, có những giải pháp có thể áp dụng ngay đƣợc tại đơn vị nhƣng có những giải pháp để áp dụng vào thực tế thì phải cần nhiều yếu tố hỗ trợ nhƣ quan điểm của lãnh đạo, sự quan tâm và sâu sát của BHXH Việt Nam, sự phối hợp tốt với các cơ quan chức năng có liên quan. Từ đó, mới đủ điều kiện thuận lợi để công tác kiểm soát chi BHXH tại BHXH huyện Núi Thành mang lại hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
BHXH là một chính sách quan trọng của mỗi quốc gia, giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống An sinh xã hội. Dù hệ thống BHXH ở nước ta phát triển muộn hơn so với các nước trên thế giới nhưng phần nào đã giúp ổn định cuộc sống của NLĐ khi xảy ra rủi ro.
Với yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, yêu cầu đặt ra đối với BHXH huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam là phải bảo đảm thực hiện chi trả có hiệu quả, tạo sự chủ động về tài chính, giảm tối đa sự bao cấp của đơn vị chủ quản. Do đó, sự cần thiết trong công tác quản lý là phải có sự kiểm soát trên các lĩnh vực hoạt động, trong đó công tác kiểm soát chi BHXH là rất quan trọng trong quản lý tài chính. Với mục tiêu đã đặt ra của đề tài nghiên cứu, luận văn đã thực hiện đƣợc những nội dung sau:
Một là, luận văn đã hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về công tác kiểm soát chi BHXH.
Hai là, luận văn nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát chi BHXH tại BHXH huyện Núi Thành; từ đó rút ra các đánh giá khách quan về những mặt làm đƣợc và những mặt hạn chế, cần khắc phục trong công tác kiểm soát chi BHXH tại địa phương này.
Ba là, trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác kiểm soát chi BHXH huyện Núi Thành, luận văn đã đề xuất một số giải pháp giúp BHXH huyện Núi Thành hoàn thiện hơn nữa công tác kiểm soát chi BHXH trên địa bàn phù hợp với định hướng phát triển của ngành cũng như của đất nước.
Trong thời gian tới, BHXH huyện Núi Thành sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tại đơn vị. Nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cá nhân và hoàn thiện cơ cấu bộ máy để công tác kiểm soát chi BHXH ngày càng đƣợc chặt chẽ và hiệu quả.