CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.6. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TRONG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý (Quốc Hội, 2015, Điều 2 Luật hoạt động giám sát).
Để đạt được mục tiêu kiểm soát hoạt động chi thường xuyên NSNN qua KBNN thì KBNN cần thực hiện những hoạt động giám sát trong toàn hệ thống nhằm xem xét các đơn vị, tổ chức và các các nhân liên quan có thực hiện đúng các quy định và quy trình, thủ tục kiểm soát hay không. Đồng thời xem xét liệu có cần thiết phải sửa đổi các quy định và quy trình, thủ tục kiểm
soát cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của KBNN hay không? Mặt khác, kiểm soát hoạt động chi NSNN qua KBNN có liên quan trực tiếp đến nhiều cấp ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân bên ngoài hệ thống KBNN trong quá trình chi NSNN nên việc giám sát kiểm soát được thực hiện bởi nhiều cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn khác nhau bên ngoài KBNN và của chính khách hàng giao dịch với KBNN.
Hoạt động giám sát trong công tác KSC thường xuyên qua KBNN được thực hiện nhằm mục đích tăng cường giám sát kỷ luật tài chính tại đơn vị sử dụng NSNN, thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng kinh phí NSNN tại các đơn vị sử dụng NSNN theo định hướng và kế hoạch được phê duyệt, đồng thời huyển đổi và xây dựng hệ thống KSC hiện đại, hiệu quả về cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức và phương pháp thực hiện nhằm giám sát chặt chẽ, đảm bảo sự phát triển an toàn, ổn định của hệ thống.
Hoạt động giám sát lại việc kiểm soát thanh toán chi thường xuyên NSNN qua KBNN được thực hiện thường xuyên ở tất cả các đơn vị kho bạc trong toàn hệ thống. Người thực hiện giám sát chính là các cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN thông qua công tác tự kiểm tra, lãnh đạo các phòng, các đơn vị, thanh tra chuyên ngành của hệ thống KBNN, kiểm soát Nhà nước. Nội dung giám sát gồm:
- Giám sát chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định
- Giám sát việc chấp các quy trình,thủ tục kiểm soát thanh toán các khoản chi của cán bộ kho bạc thực hiện việc kiểm soát cụ thể là:
+ Giám sát việc tiếp nhận, luân chuyển, xử lý hồ sơ, quản lý kế hoạch chi theo các khoản chi.
+ Giám sát việc kiểm soát hồ sơ pháp lý, hồ sơ tạm ứng, thanh toán của từng khoản chi.
+ Giám sát quy trình tạm ứng, thanh toán tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành, cam kết chi; đặc biệt là số dư tạm ứng đã quá hạn.
+ Giám sát việc kiểm soát thanh toán chi phí quản lý, chi phí của các đơn vị hành chính sự nghiệp, các khoản chi bằng tiền mặt…
Hoạt động giám sát thường bao gồm 2 loại: Giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ.
* Giám sát thường xuyên
Giám sát thường xuyên tại KBNN được thực hiện thông qua việc xem xét các báo cáo hoạt động của các cá nhân và bộ phận trong KBNN liên quan đến kiểm soát hoạt động chi NSNN qua KBNN hoặc tiếp nhận các ý kiến đóng góp của các đối tượng bên ngoài có liên quan như: Cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính, ngân hàng...để nắm bắt tình hình thực hiện các quy định và quy trình, thủ tục kiểm soát một cách thường xuyên, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, sai lệch để điều chỉnh cho phù hợp.
Hoạt động giám sát thường xuyên đối với chi NSNN qua KBNN được thực hiện thông qua việc thu thập thông tin để xử lý và điều chỉnh các hoạt động trong toàn hệ thống KBNN từ Trung ương đến các địa phương tùy theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể. Bao gồm các khía cạnh như:
- Các phản hồi từ phía nhân viên trong đơn vị KBNN đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác KSC thường xuyên NSNN và các vướng mắc khi thực hiện các văn bản, nghiệp vụ.
- Các phản hồi từ các khách hàng đến giao dịch tại KBNN về nề nếp văn minh công sở, về việc thực hiện quy trình, thủ tục các bước công việc trong KSC NSNN của CBCC KBNN đã thực hiện đúng hay không,...
- Các phản hồi từ các cơ quan hữu quan phối hợp công việc trong KSC NSNN với KBNN như: phản hồi của cơ quan tài chính về các ĐVSDNS thực hiện rút tiền đúng dự toán hay chưa, phản hồi của ĐVSDNS...
* Giám sát định kỳ
Giám sát định kỳ cũng bao gồm 2 loại giám sát bên trong hệ thống KBNN và giám sát từ bên ngoài hệ thống KBNN.
+ Giám sát định kỳ bên trong hệ thống KBNN thường được thực hiện thông qua chức năng kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của KBNN, qua đó phát hiện những yếu kém trong hệ thống để từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của KBNN. Hoạt động giám sát định kỳ do bộ phận kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của KBNN thực hiện thường theo kế hoạch đã được lãnh đạo KBNN phê duyệt, nhằm kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của KBNN trong đó có kiểm soát hoạt động chi thường xuyên NSNN qua KBNN.
Hệ thống kiểm soát nội bộ của KBNN cần phải có bộ phận giám sát được thực hiện bởi những nhân viên hoạt động độc lập, được đào tạo bài bản và có năng lực. Thông qua kiểm tra, giám sát hiệu quả, toàn diện sẽ phát hiện những sai sót, thiếu hụt của các thủ tục kiểm soát nội bộ quan trọng đối với hoạt động của KBNN. Trong đó có kết quả giám sát kiểm soát hoạt động chi NSNN phải được báo cáo trực tiếp tới ban lãnh đạo cấp cao nhất trong KBNN và cần được xử lý ngay lập tức để đảm bảo hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại KBNN nói chung, trong đó có kiểm soát hoạt động chi NSNN.
+ Giám sát định kỳ từ bên ngoài hệ thống KBNN thường có hoạt động kiểm tra, giám sát của Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, thanh tra Bộ Tài chính nhằm đánh giá các hoạt động của KBNN trong đó có kiểm soát hoạt động chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Thông qua thanh tra và kiểm toán, các cơ quan này có nhũng đánh giá và kiến nghị về sai phạm, thiếu sót trong kiểm soát hoạt động chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Trên cơ sở những đánh giá và kiến nghị đó để KBNN thực hiện điều chỉnh hoạt động đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền bồ sung, sửa đồi các quy định cho phù hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chi thường xuyên NSNN có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Bởi vậy, hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN cần được đặc biệt chú trọng để triển khai thực hiện một cách chặt chẽ, có hiệu quả cao nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng thất thoát, lãng phí, sử dụng nguồn vốn từ NSNN sai mục đích. Chương 1 đã trình bày những vấn đề cơ bản về KSC thường xuyên NSNN, khái quát về kiểm soát nội bộ, khuôn khổ pháp lý về KSC của KBNN, nhận diện các rủi ro, quy trình, thủ tục kiểm soát và hoạt động giám sát trong KSC. Những nội dung này là cơ sở lý luận cho việc thực hiện nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Tu Mơ Rông trong giai đoạn 2016 - 2018, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông trong thời gian tới.
.
CHƯƠNG 2