Quy trình KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Tu Mơ Rông

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện tu mơ rông tỉnh kon tum (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN TU MƠ RÔNG

2.4. HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT

2.4.1. Quy trình KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Tu Mơ Rông

Căn cứ vào hồ sơ của ĐVSDNS gửi đến, KBNN kiểm soát theo quy trình, làm thủ tục tạm ứng hoặc thanh toán cho đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của người chuẩn chi. Vì vậy, quy trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNN là

một trong những yếu tố quan

trọng ảnh hưởng đến chất lượng quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN.

Thông qua việc thực hiện quy trình, sẽ biết được thời hạn giải quyết công việc, mối quan hệ của các phần hành nghiệp vụ và trách nhiệm của từng cán bộ liên quan; đồng thời KBNN và ĐVSDNS cũng thực hiện được việc kiểm tra, giám sát lẫn nhau, đảm bảo công khai, minh bạch nhằm phòng chống và ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN.

* Quy trình kiểm soát chi “một cửa”

Sơ đồ 2.2. Quy trình hoạt động kiểm soát chi “một cửa”

Ghi chú:

Hướng đi của hồ sơ, chứng từ KSC Hướng đi của chứng từ thanh toán

Theo hình vẽ trên, quy trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Tu Mơ Rông thực hiện qua 7 bước sau:

- Bước 1: Tiếp nhận, kiểm soát sơ bộ và phân loại hồ sơ chứng từ kiểm soát chi.

- Bước 2: Công chức KSC kiểm tra hồ sơ, chứng từ.

1

Khách hàng Cán bộ KSC 2 Kế toán trưởng

6

7 3

5 5 4 Giám đốc

Thủ quỹ Thanh toán

viên

Trung tâm thanh toán

- Bước 3: KTT kiểm soát và ký chứng từ.

- Bước 4: Giám đốc xem xét hồ sơ, chứng từ và ký.

- Bước 5: Thực hiện thanh toán.

- Bước 6: Trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng.

- Bước 7: Chi tiền mặt tại quỹ.

Công tác KSC thực hiện căn cứ Quyết định số 1116/QĐ-KBNN, ngày 24 tháng 11 năm 2009 'Về việc ban hành Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN", từ kế toán viên, công chức kiểm KSC đến trưởng phòng Kế toán, trưởng phòng KSC, sau đó đến lãnh đạo KBNN quyết định chi thường xuyên NSNN. Quy trình KSC “một cửa”

tại KBNN Tu Mơ Rông được thực hiện theo sơ đồ 2.2.

* Trách nhiệm cụ thể của các bộ ph n tham gia vào quy trình như sau:

- Cơ quan giao dự toán NSNN: Căn cứ vào khả năng ngân sách hàng năm được Quốc hội, HĐND các cấp quyết định trong đó có chi thường xuyên NSNN cho các ngành, các địa phương. Bộ Tài chính đối với ngân sách trung ương, UBND các cấp đối với NSĐP giao dự toán cho các cấp, các ngành. Sau đó các cấp, các ngành giao dự toán cho các ĐVSDNS.

- Đơn vị sử dụng kinh phí:

+ Khi có dự toán năm được giao, các ĐVSDNS gửi KBNN nơi giao dịch, (Đơn vị thực hiện TABMIS thì dự toán cấp thành phố, cấp huyện gửi đến cơ quan tài chính cùng cấp để nhập) đây là nguồn kinh phí đơn vị được sử dụng trong năm.

+ Hàng tháng các ĐVSDNS đến KBNN nơi giao dịch làm thủ tục rút kinh phí để chi tiêu (mức rút theo qui định). Tùy theo từng mục và tiểu mục chi, đơn vị phải hoàn thành đầy đủ các hồ sơ, chứng từ theo chế độ quy định.

Đồng thời, việc rút kinh phí phải theo đúng chế độ chi tiêu của cấp có thẩm

quyền quyết định (và theo qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đã xây dựng, nếu là đơn vị tự chủ theo Nghị định 30 của Chính phủ).

- KBNN nơi thực hiện cơ chế KSC:

+ KBNN căn cứ vào dự toán được giao; chế độ tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (nếu là đơn vị tự chủ theo Nghị định 130 của Chính phủ), quyết định chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN và hồ sơ chứng từ thanh toán của từng khoản chi đảm bảo đúng mục chi. Khi có đủ các điều kiện chi KBNN kiểm tra kiểm soát đúng sẽ tiến hành thanh toán cho đơn vị, nếu sai yêu cầu đơn vị phải hoàn thiện hoặc KBNN sẽ từ chối thanh toán.

+ KBNN có quyền từ chối thanh toán các khoản chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (nếu là đơn vị tự chủ theo Nghị định 130 của Chính phủ) và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

* Nguyên tắc th c hiện quy trình kiểm soát chi “một cửa"

Quy trình KSC “một cửa” trong KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Tu Mơ Rông phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng chế độ, quy trình nghiệp vụ; giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng;

- Công khai các hồ sơ, thủ tục, quy trình chi ngân sách; trách nhiệm của cán bộ KBNN; thời hạn giải quyết công việc;

- Nhận hồ sơ chi NSNN và trả kết quả tại một đầu mối, không yêu cầu khách hàng phải liên hệ với nhiều bộ phận.

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện tu mơ rông tỉnh kon tum (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)