CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN TU MƠ RÔNG
2.3. NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN TU MƠ RÔNG
Trong quá trình kiểm soát nội bộ chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông đã nhận diện và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra ở khâu tổ thực hiện kiểm soát chi đó là:
- Rủi ro về văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ: Nhiều văn bản trong đó nội dung hướng dẫn hạch toán, kiểm soát, yếu tố pháp lý chưa chặt chẽ gây khó khăn cho người thực hiện. Cụ thể như: Thông tư số 123/2014/TT-BTC ngày 27/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức vận hành TABMIS, việc nhập dự toán NS tỉnh, huyện vào chương trình TABMIS là do cơ quan tài chính, còn việc đối chiếu số dự toán trên chương TABMIS là do KBNN và ĐVSDNS. Định kỳ, cuối quý, năm, ĐVSDNS thực hiện đối chiếu tình hình sử dụng ngân sách với KBNN theo Mẫu số 01 - SDKP/ĐVDT và Mẫu số 02- SDKP/ĐVDT ban hành theo Thông tư số 61/2014/TT-BTC,
KBNN căn cứ vào số liệu dự toán do cơ quan tài chính phân bổ trên chương trình TABMIS để thực hiện đối chiếu.
Khi KTV KBNN thực hiện đối chiếu khớp đúng số dự toán mà cơ quan tài chính đã phân bổ trên TABMIS với Mẫu số 01 -SDKP/ĐVDT và Mẫu số 02-SDKP/ĐVDT, ký xác nhận và gửi trả lại cho ĐVSDNS 01 bản. Trong thời gian này, có thể xảy ra trường hợp: cơ quan tài chính nhập bố sung hoặc điều chỉnh giảm dự toán, dẫn đến số dự toán nhập trên chương trình TABMIS có thể cao hoặc thấp hơn so với Mẫu số 01- SDKP/ĐVDT và Mẫu số 02- SDKP/ĐVDT đã được KTV, KTT KBNN ký xác nhận và đưa vào lưu trữ...
- Rủi ro các cán bộ KBNN không thực hiện đúng các quy định hoặc không tuân thủ đúng các thông lệ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp: Rủi ro trong phân công nhiệm vụ cho CBCC thực hiện KSC NSNN còn vi phạm nguyên tắc “bất kiêm nhiệm”.
Ví dụ như có trường hợp lãnh đạo đơn vị phân công cho KTT kiêm nhiệm việc đóng và lưu trữ chúng từ, KTV lợi dụng vị trí công tác của mình, lợi dụng sự yếu kém của ĐVSDNS để cố tình làm trái, lừa đảo chiếm đoạt tiền của Nhà nước bằng cách sử dụng chứng từ lập thừa của đơn giao dịch (không huỷ) hoặc lấy lý do chứng từ thanh toán hết hiệu lực yêu cầu khách hàng lập lại chứng từ để chuyển tiền 2 lần vào tài khoản của đơn vị cung cấp hàng hoá nhằm mục đích chiếm đoạt;
- Rủi ro đối với kiểm soát hoạt động chi NSNN qua KBNN: có thể xảy ra khi KTV không kiểm tra MDCK trên chứng từ với MDCK đã đăng ký tại KBNN khi giải quyết thanh toán, chi trả; Bảng đăng ký mẫu dấu của đơn vị không còn giá trị mà KBNN không yêu cầu đơn vị bổ sung Bảng đăng ký mẫu dấu mới để kiểm tra trước khi thanh toán; ĐVSDNS chưa thực hiện đối chiếu số dư tài khoản hoặc đối chiếu mang tính hình thức nhưng cán bộ KSC của KBNN vẫn giải quyết xử lý thanh toán cho ĐVSDNS nên tạo sơ hở cho kế
toán ĐVSDNS giả mạo chứng từ, giả mạo chữ ký của chủ tài khoản để chiếm đoạt tiền của NSNN; chứng từ ghi sai về nội dung thanh toán như ghi theo thực tế phát sinh, ghi không rõ ràng, không tương ứng với mục lục ngân sách; viết tắt tên ĐVSDNS….nhưng cán bộ KBNN vẫn không phát hiện ra khi kiểm soát thanh toán...
- Rủi ro trong hạch toán và cung cấp thông tin về hoạt động chi NSNN qua KBNN: có thể xảy ra một số rủi ro như sau: Rủi ro trong việc đối chiếu số liệu trên số kế toán, ví dụ như chi nhánh ngân hàng thương mại gửi thiếu sổ chi tiết hoặc gửi sổ chi tiết không đúng số liệu; rủi ro trong việc đối chiếu số liệu tất cả các tài khoản tiền gửi của đơn vị, tài khoản dự toán kinh phí ngân sách với các đơn vị giao dịch với KBNN; Hệ thống ngân hàng thương mại bị lỗi nên một số chứng từ ngân hàng thương mại đã hạch toán nhưng không truyền được sang KBNN trong ngày nên khi nhận các chứng từ ngân hàng thương mại chuyển đến KBNN hạch toán sang ngày hôm sau dẫn đến chênh lệch sổ chi tiết; số liệu chi chuyển giao ngân sách tỉnh với các huyện có số liệu ghi chi ngân sách không khớp đúng; Phân loại, hạch toán sai do sử dụng sai tài khoản, sai mã đơn vị quan hệ ngân sách (ĐVQHNS), mục lục ngân sách như hạch toán thanh toán nhầm mã tài khoản của ĐVSDNS này vào mã tài khoản của ĐVSDNS khác trong quá trình quản lý tài khoản của ĐVSDNS bao gồm tài khoản dự toán và tài khoản tiền gửi nhưng không phát hiện được sai sót trên TK, ảnh hưởng đến tổng hợp toàn hệ thống KBNN...
- Sai sót vượt định mức thời gian khi xử lý hồ sơ KSC, không kể đến các trường hợp sai do thiếu trách nhiệm, còn nhiều trường hợp vượt định mức do mật độ giao dịch tăng đột biến, khi đó số lượng hồ sơ phải kiểm soát lớn gấp nhiều lần bình thường nên khó tránh khỏi sai sót.
Như vậy, các rủi ro liên quan đến chi NSNN rất đa dạng nhưng việc phân tích, đánh giá rủi ro trong kiểm soát hoạt động chi NSNN còn mang tính
chủ quan, cảm tính mà không được thực hiện một cách khoa học trên cơ sở xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng. Trong điều kiện các văn bản của Nhà nước và công tác quản lý NSNN luôn thay đổi, khả năng nhận diện và phân tích rủi ro của các cán bộ KBNN không đồng đều nên việc áp dụng triển khai phương thức quản lý rủi ro trong thực tế còn gặp khó khăn. Để thực hiện một cách đồng bộ và thông suốt các văn bản về quản lý rủi ro cũng như việc phân tích và đánh giá rủi ro của lãnh đạo và CBCC của KBNN trong thực tế cũng gặp không ít khó khăn.
Hiện nay việc phân tích, đánh giá rủi ro trong hoạt động của KBNN, trong đó có KSC NSNN được KBNN hiện nay thường được chia làm 3 cấp độ: Mức độ thấp: Khả năng xảy ra rủi ro ít và mức độ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thấp; Mức độ trung bình: Khả năng xảy ra rủi ro thường xuyên và mức độ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động không lớn và Mức độ cao: Khả năng xảy ra rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động khá nghiêm trọng và nghiêm trọng (các trường hợp mất tiền có thể xảy ra). Từ việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro, KBNN đưa ra các chính sách thủ tục để xác định khả năng phòng tránh, biện pháp khắc phục với các trường hợp nhằm giảm thiểu rủi ro.