Giải pháp đối với quy trình giao dịch một cửa

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện tu mơ rông tỉnh kon tum (Trang 94 - 112)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN TU MƠ RÔNG

3.2. HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TU MƠ RÔNG 81 1. Giải pháp về quy chế kiểm soát chi NSNN

3.2.4. Giải pháp đối với quy trình giao dịch một cửa

Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của KBNN về thực hiện Quy chế một cửa trong KSC NSNN nhằm tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong TTKS chi NSNN. Theo đó, mỗi GDV là “một cửa”, trừ trường hợp có thanh toán bằng tiền mặt, trong đó người tiếp nhận hồ sơ cũng chính là người xử lý công việc cho đơn vị giao dịch đảm bảo thủ tục đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, trách nhiệm kiềm soát. Một thực tế rằng đội ngũ cán bộ làm tại bộ phận “một cửa” thường xuyên tiếp xúc với tiền bạc, tài sản, công việc nhiều phức tạp, cám dỗ, vì vậy đôi lúc vẫn còn tồn tại CBCC còn gây phiền hà cho đơn vị, cá nhân đến giao dịch.

Lãnh đạo KBNN Tu Mơ Rông cần quan tâm đến chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện cơ chế một cửa. Yêu cầu cán bộ làm công tác kiểm soát một cửa phải tinh thông nghiệp vụ, phải nắm rõ các quy định chế độ tiêu chuẩn, định mức do các cấp có thẩm quyền ban hành để kiểm soát chi có hiệu quả và để trả lời, giải thích cho ĐVSDNS nắm rõ thực hiện đúng quy định. Lãnh đạo KBNN Tu Mơ Rông cần tích cực phổ biến tới CBCC làm công tác KSC một cửa theo nguyên tắc: thân thiện, tôn trọng, lắng nghe, hòa nhã và lịch sự với khách hàng theo đúng tiêu chuẩn văn minh, văn hóa nghề Kho bạc.

3.3. HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Để hoàn thiện KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Tu Mơ Rông, công tác giám sát kiểm soát cần được lãnh đạo KBNN quan tâm triển khai trong đơn vị mình bằng việc tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát các hoạt động nghiệp vụ KBNN liên quan đến hoạt động chi NSNN nói chung và chi

thường xuyên NSNN nói riêng. KBNN đã có quy định và ban hành chính sách giám sát thường xuyên của KBNN đối với kiểm soát hoạt động chi NSNN. Lãnh đạo KBNN Tu Mơ Rông cần thường xuyên quan tâm tới việc giám sát các hoạt động chi thường xuyên NSNN bởi chính các CBCC thực hiện nghiệp vụ đồng thời bởi cán bộ lãnh đạo đảm bảo phân công, phân cấp hợp lý trong việc thực hiện giám sát kiểm soát tại KBNN cấp huyện. Một số giải pháp như sau:

- KBNN Tu Mơ Rông cần tăng cường triển khai giám sát thường xuyên bằng việc thành lập tổ chuyên môn thực hiện chức năng tư vấn của kiểm soát nội bộ.

Bộ phận này sẽ đưa ra những tiêu chí giám sát, đánh giá các hoạt động kiểm soát nội bộ nói chung của KBNN Tu Mơ Rông trong đó có hoạt động KSC thường xuyên NSNN một cách cụ thể. Bộ phận chuyên môn này chịu sự quản lý trực tiếp của Ban lãnh đạo KBNN và báo cáo trực tiếp với Ban lãnh đạo của KBNN.

Trong bối cảnh KBNN Tu Mơ Rông không tăng về biên chế, cán bộ làm nhiệm vụ tư vấn về kiểm soát nội bộ và thực hiện giám sát kiểm soát có thể lấy từ cán bộ thực hiện thanh tra hiện nay hoặc điều chuyển các CBCC làm KTT, KTV, cán bộ KSC có kinh nghiệm, năng lực tham gia vào bộ phận này. Việc tổ chức, triển khai giải pháp này cần được lãnh đạo KBNN nghiên cứu và có lộ trình phát triển đào tạo bồi dưỡng cán bộ thực hiện công việc giám sát kiểm soát. Đồng thời phân công trách nhiệm cũng như mảng công việc của bộ phận thanh tra, kiểm tra với bộ phận giám sát đảm bảo không được chồng chéo trong thực hiện các chức năng của mình.

Việc giám sát kiểm soát cần được thực hiện theo nguyên tắc là kiểm tra trước, trong và sau khi thực hiện công việc. Trên cơ sở đó nhằm cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm

các chính sách, chế độ của Nhà nước, của ngành đã quy định.

- Cần tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát của CBCC thực hiện KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Tu Mơ Rông, thành lập tổ tự kiểm tra tài chính nội bộ thực hiện chức năng giám sát hoạt động KSC dưới sự chỉ đạo, giám sát trực tiếp của lãnh đạo Kho bạc.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiềm tra đối với KSC thường xuyên NSNN tại KBNN. Tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành tại các ĐVSDNS. Tăng cường công tác theo dõi việc thực hiện kết luận và kiến nghị của bộ phận thanh tra tại các ĐVSDNS.

- Ban lãnh đạo KBNN Tu Mơ Rông cần quan tâm hơn đến việc tiếp nhận các ý kiến phản hồi của các đơn vị giao dịch về hoạt động, thủ tục chi thường xuyên NSNN, về CBCC thực hiện kiểm soát để điều chỉnh và có những giải pháp phù hợp.

- Định kỳ Ban lãnh đạo KBNN Tu Mơ Rông cần phải phân tích và đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống có phù hợp với điều kiện hiện tại của đơn vị hay không và đơn vị đã thực hiện hữu hiệu chưa.

+ Phối hợp chặt chẽ với Thanh tra và kiểm toán Nhà nước: KBNN Tu Mơ Rông cần thực hiện nghiêm túc các ý kiến, kết luận của Thanh tra các cấp, kiểm toán Nhà nước đối với hoạt động KSC thường xuyên NSNN. Ban lãnh đạo KBNN Tu Mơ Rông cần rà soát các sai sót, khiếm khuyết và đề ra những biện pháp cụ thể để khắc phục những kết luận của các đoàn kiểm tra trong hoạt động KSC thường xuyên NSNN. Lãnh đạo KBNN Tu Mơ Rông cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các công việc trong phạm vi quản lý qua đó cũng sẽ phát hiện được những điểm chưa hợp lý, bất cập của hệ thống và có biện pháp điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong giai đoạn hiện nay, việc tăng cường KSC thường xuyên qua KBNN huyện Tu Mơ Rông là yêu cầu, nhiệm vụ mang tính tất yếu, cấp thiết nhằm ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm và yếu kém trong quản lý NSNN, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả nhằm giúp cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công đạt được các mục tiêu và KBNN huyện Tu Mơ Rông hoàn thành tốt nhiệm vụ và chức năng được giao. Nội dung chương 3 đã đề cập đến những giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Tu Mơ Rông. Những giải pháp này được tác giả xây dựng, nghiên cứu dựa trên những đặc điểm và thực tiễn hoạt động tại KBNN Tu Mơ Rông.

Trong đó, giải pháp về hoàn thiện hoạt động KSC thường xuyên và hoàn thiện công tác nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro là những giải pháp trọng tâm, bởi những giải pháp này mang tính lâu dài, tác động vào chính cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động kiểm soát chi của KBNN. Hy vọng rằng những giải pháp kể trên sẽ góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên từ NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông.

KẾT LUẬN

KSC thường xuyên từ NSNN qua KBNN đã và đang là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình cải cách hệ thống tài chính tiền tệ của nước ta hiện nay. Với mục tiêu đánh giá thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Tu Mơ Rông, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KSC thường xuyên, tác giả đã hệ thống hóa tổng quan về những nội dung cơ bản của hoạt động kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN; cũng như ý nghĩa của việc kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN. Đề tài đã đánh giá thực trạng về công tác kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN trong giai đoạn 2016 - 2018 tại KBNN huyện Tu Mơ Rông, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại trong hoạt động KSC thường xuyên NSNN của KBNN Tu Mơ Rông. Căn cứ vào những ưu, nhược điểm và đặc điểm trong hoạt động của KBNN Tu Mơ Rông, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên từ NSNN tại KBNN về cảnh báo rủi ro, nâng cao hiệu quả kiểm soát, hiệu quả giám sát hoạt động KSC thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông. Đây là một vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng và liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp. Do vậy, nội dung của luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì thế, bản thân rất mong muốn nhận được những đóng góp, bổ sung của quý thầy, cô để nội dung luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 06 năm 2003 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.

[2] Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

[3] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước. Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.

[4] Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.

[5] Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23/3/2017 ban hành quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hàng năm.

[6] Huỳnh Nguyên Ngọc (2014), “Hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[7] Nguyễn Quốc Anh (2015), “Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh”, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Quốc

gia Hà Nội.

[8] Nguyễn Thị Hồng Phúc (2013), “Hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

[9] Phạm Thị Lan Anh (2017) , “Hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương cho ngân sách quận, huyện tại Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

[10] Phòng TC-KH huyện Tu Mơ Rông, Các biểu mẫu chương trình đầu tư năm 2018.

[11] Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015): Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.

[12] Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015): Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

[13] Trần Văn Giao (2011), Giáo trình tài chính công và công sản, NXB Học viện hành chính, Hà Nội.

[14] UBND huyện Tu Mơ Rông (2018): Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2018.

[15] UBND huyện Tu Mơ Rông (2018): Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 8 và nhiệm vụ công tác tháng 9 năm 2018.

[16] UBND huyện Tu Mơ Rông, Quyết định 1278/QĐ-UBND ngày 20/12/2016.

[17] UBND tỉnh Kon Tum, Quyết định số 1506/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của về việc giao chi tiết Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện tu mơ rông tỉnh kon tum (Trang 94 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)