CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN TU MƠ RÔNG
2.6. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN TU MƠ RÔNG
2.6.2. Hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại
a. Về nh n iện và đánh giá rủi ro
Lãnh đạo của KBNN Tu Mơ Rông trong thời gian qua đã quan tâm chú trọng đến đánh giá rủi ro trong kiểm soát hoạt động chi thường xuyên NSNN bằng việc thực hiện có hiệu quả các quy định liên quan đến quản lý rủi ro.
Tuy nhiên một số bộ phận, cá nhân cán bộ KBNN chưa chú trọng việc triển khai thực hiện các văn bản chính sách liên quan đến quản lý rủi ro vào hoạt động thực tế, thậm chí chưa nắm bắt được nội dung và cách thức thực hiện triển khai trong thực tế của những văn bản này. Điều này dẫn đến việc nhận diện, đánh giá, quản lý rủi ro đối với kiểm soát hoạt động chi thưowfng NSNN chưa được thực hiện theo quy định.
Hiện nay KBNN Tu Mơ Rông chưa chú ý đến phân tích và đánh giá một cách đầy đủ các rủi ro liên quan đến chi NSNN và chưa xây dựng một quy trình giám sát chặt chẽ các rủi ro và kế hoạch đối phó với những trường hợp có sự thay đổi đột xuất về chính sách, quy định đối với KSC NSNN. Vẫn
còn trường hợp lãnh đạo KBNN chưa thường xuyên quan tâm đến việc rà soát các quy định có thể dẫn đến rủi ro trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Do đó, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro chưa được thực hiện, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện nhiệm vụ KSC của CBCC KBNN Tu Mơ Rông.
b. Về hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN
* Về văn bản thực hiện KSC NSNN:
Hiện nay, có rất nhiều văn bản hướng dẫn quy định chế độ, định mức chi cho các loại hình ĐVSDNS và các khoản chi nên rất khó khăn cho CBCC trong việc hiểu đúng quy định của từng văn bản. Trong khi đó một số văn bản còn quy định chưa rõ ràng gây khó khăn cho vận dụng thực tế. Ví dụ như hiện nay chưa có thông tư quy định riêng về quy trình kiểm soát chi thường xuyên mà chỉ có Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi của NSNN nói chung. Do vậy, khi kiểm soát những khoản chi thường xuyên, ví dụ như chi sửa chữa lớn như: nhà cửa, cầu cống...thuộc về chi thường xuyên thì khi kiểm soát lại vận dụng quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nên đã gây khó khăn, lúng túng cho một số CBCC trong thực hiện KSC thường xuyên và hướng dẫn thủ tục cho ĐVSDNS.
* Về thủ tục thực hiện kiểm soát chi thường xuyên:
Đối với chi thường xuyên theo hình thức rút dự toán: TTKS một số khoản chi còn hạn chế như:
- Đối với mua sắm chi thường xuyên: Thông tư 161/2012/TT-BTC tạo điều kiện cho ĐVSDNS đối với rút các khoản chi, cụ thể: Đối với các khoản chi theo hình thức rút dự toán tại KBNN thì trường hợp mua sắm chi thường xuyên hoặc gói thầu mua sắm chi thường xuyên có giá trị dưới 20.000.000 (hai mươi triệu đồng) đồng đơn vị chỉ lập và gửi KBNN bảng kê chứng từ
thanh toán mà không phải gửi hợp đồng, hóa đơn, chứng từ liên quan đến khoản mua săm cho KBNN. Do vậy KBNN sẽ không kiêm soát được chính xác các khoản chi đó cụ thế như: Tên đơn vị hưởng, tài khoản của đơn vị hưởng có chính xác không nên thực tế đã xảy ra sai sót ở hai yếu tố trên rất nhiều.
- Đối với chi lương:
Trong Thông tư 39/2016/TT-BTC chưa quy định cụ thể về kiểm soát khoản chi lương trong trường hợp tổng số người trong "danh sách những người hưởng lương” do thủ trưởng đơn vị ký duyệt lớn hơn văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyển phê duyệt do những nguyên nhân khách quan, chủ quan. Cụ thể: Theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT- BTC ngày 1/3/2016, các đơn vị giao dịch sẽ gửi đến KBNN: Văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyển phê duyệt; “danh sách những người hưởng lương” do thủ trưởng đơn vị ký duyệt (gửi lần đầu vào đầu năm và gửi khi có phát sinh, thay đồi). Khi KBNN KSC tiền lương cho đơn vị giao dịch, trong trường hợp tổng số người trong “danh sách những người hưởng lương” do thủ trưởng đơn vị ký duyệt lớn hơn văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền phê duyệt do những nguyên nhân khách quan, chủ quan (như: cán bộ được luân chuyển đến đơn vị, cán bộ được điều động đến thay thế người chuẩn bị nghỉ hưu, số người hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế,...) do vậy cán bộ KBNN còn lúng túng chưa biết xử lý thế nào.
Mặt khác chi lương qua tài khoản có thể rủi ro trong trường hợp cán bộ ĐVSDNS lợi dụng sơ hở của chủ tài khoản gửi “danh sách những người hưởng lương” do thủ trưởng đơn vị ký duyệt ra KBNN một bản, trong khi đó gửi danh sách cho ngân hàng thương mại một bản khác và số tiền chênh lệch lớn hơn, do đó KBNN không có cơ sở để đối chiếu và kiểm soát trong trường hợp bảng lương sai hệ số lương, hệ số phụ cấp... , danh sách kê khai gửi ra
KBNN khác với danh sách gửi ra ngân hàng thương mại nên rất dễ gây thất thoát NSNN.
- Đối với các khoản chi theo hình thức lệnh chi tiền: Thực tế hiện nay, ngoài cơ quan KBNN còn có cơ quan tài chính tham gia KSC (kiểm soát, cấp phát bằng lệnh chi tiền). Tuy nhiên có những khoản chi theo quy định phải đưa vào dự toán của ĐVSDNS, nhưng cơ quan tài chính lại cấp bằng lệnh chi tiền. Xảy ra trường hợp KBNN phát hiện và có văn bản gửi báo cáo cấp trên thì khoản chi này coi như là từ chối chi, còn KBNN không phát hiện ra hoặc không kiểm soát (đối với khoản chi mà cơ quan tài chính kiểm soát) mà thanh toán dẫn đến rủi ro thất thoát NSNN. Vì vậy KBNN chưa thực sự được độc lập trong quá trình KSC thường xuyên NSNN.
- Đối với quy trình giao dịch một cửa: Mặc dù thực hiện quy trình giao dịch một cửa đã tạo thuận lợi cho khách hàng, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đã giảm, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại đó là: Việc kiểm tra, tự kiểm tra, giám sát, theo dõi tiến độ, thời gian giải quyết hồ sơ của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chưa được chú trọng, đôi lúc còn gây phiền hà cho tổ chức và cá nhân khi giao dịch.
c. Về hoạt động giám sát
Hoạt động giám sát kiểm soát của KBNN Tu Mơ Rông đối với kiểm soát hoạt động chi NSNN thực tế hiện nay còn gặp một số vướng mắc như sau:
Hoạt động giám sát thường xuyên của KBNN được triển khai nhưng chủ yếu là kiểm tra về thực hiện chế độ, kiểm tra nghiệp vụ và thủ tục hành chính, chưa có một bộ phận chuyên biệt để thực hiện các chức năng tư vấn của kiểm soát nội bộ.
Mặc dù KBNN Tu Mơ Rông đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giám sát chặt chẽ các hoạt động trong toàn hệ thống sê góp phần vào việc
thực hiện tốt các quy định đã đặt ra, tuy nhiên trong thực tế thì hoạt động giám sát kiểm soát chưa được thực hiện một cách thường xuyên, đồng bộ trong tất cả các đơn vị KBNN.
Việc giám sát kiểm soát được KBNN Tu Mơ Rông thực hiện theo nguyên tắc là kiểm tra trước, trong và sau khi thực hiện công việc. Tuy nhiên giai đoạn kiểm tra sau vẫn chưa được thực hiện đúng mức và có phần đang bị coi nhẹ, ví dụ như do không có sự giám sát thường xuyên đối với hồ sơ lưu trừ sau khi giao dịch của bộ phận kiểm soát chi nên còn có trường hợp CBCC bỏ sót không lưu hồ sơ nhưng không được phát hiện kịp thời, dẫn đến khó khăn trong việc kiểm tra đối chiếu nếu có sự sai sót về số liệu chi NSNN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở những vấn đề chung về hoạt động KSC thường xuyên NSNN đã được đề cập, nội dung chương 2 đi nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông. Từ đó, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế trong công tác KSC thường xuyên NSNN.
Qua đánh giá thực trạng, có thể nhận thấy bên cạnh những điểm tích cực, hoạt động KSC thường xuyên qua KBNN Tu Mơ Rông vẫn còn tồn tại những thiếu sót trên cả ba nội dung quan trọng của hoạt động KSC gồm: nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro; hoạt động KSC; công tác giám sát hoạt động KSC thường xuyên.
Việc đánh giá thực trạng, xác định những hạn chế trong hoạt động KSC thường xuyên tại KBNN Tu Mơ Rông là cơ sở, căn cứ quan trọng để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông được trình bày tại chương 3 dưới đây.
CHƯƠNG 3