Ưu điểm trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện tu mơ rông tỉnh kon tum (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN TU MƠ RÔNG

2.6. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN TU MƠ RÔNG

2.6.1. Ưu điểm trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại

a. Về nh n iện và đánh giá rủi ro

- Lãnh đạo KBNN huyện, các công chức thực hiện công tác KSC

thường xuyên NSNN đã nhận thức được sự cần thiết để nhận diện và đánh giá các rủi ro trong thực hiện KSC thường xuyên NSNN, đồng thời thông qua nhận diện rủi ro và đánh giá rủi ro đã tăng cường tính tuân thủ các yêu cầu pháp lý, các quy định về công tác KSC thường xuyên NSNN theo quy định của Nhà nước.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu sai sót, vi phạm trong công tác KSC thường xuyên NSNN thuộc phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của KBNN huyện là căn cứ tham chiếu trong hoạt động chi thường xuyên NSNN và triển khai thực hiện công tác kiểm soát tại KBNN huyện Tu Mơ Rông.

b. Về hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN

KBNN đã thực hiện các quy chế và TTKS chi thường xuyên ngày càng khoa học và chặt chẽ hơn bằng việc yêu cầu các đơn vị phải chấp hành đầy đủ các điều kiện chi NSNN theo Luật NSNN. Qua kiểm soát chi của KBNN, các ĐVSDNS có ý thức cao hơn trong việc chấp hành đúng chế độ về hoá đơn chứng từ, định mức, tiêu chuấn chi tiêu. Đặc biệt là việc mua sắm vật tư, sửa chữa của các đơn vị đã được quản lý một cách chặt chẽ bằng cơ chế đấu thầu và việc kiểm tra, kiểm soát chứng từ chi của KBNN.

Thông qua số liệu báo cáo chi NSNN hàng ngày, KBNN Tu Mơ Rông đã giúp cho cơ quan tài chính huyện, UBND huyện chủ động điều hành NSNN, quản lý đúng chế độ, chi đúng đối tượng, dự toán nên đảm bảo tồn ngân quỹ của NSĐP luôn đáp ứng nhu cầu chi trả khắc phục tình trạng căng thẳng của NSNN.

KBNN Tu Mơ Rông luôn chú trọng đến công tác KSC đặc biệt là KSC thường xuyên ngân sách. Bảo đảm chất lượng và tiến độ về KSC, biểu hiện cụ thể qua các con số định lượng về số liệu từ chối thanh toán, số lượng hồ sơ giải quyết đúng hạn và trước hạn. Tất cả các khoản chi NSNN đều được cơ quan tài chính có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát dự toán một cách chặt chẽ

trước khi cấp phát. Tiến độ phân bổ, giao dự toán đã được thực hiện khẩn trương hơn, chất lượng phân bổ và giao dự toán tốt hơn, đúng định mức và các thứ tự ưu tiên.

Việc thực hiện quy trình mới theo Đề án: “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi qua KBNN” đã tạo thuận lợi cho các ĐVSDNS trong quá trình giao dịch với KBNN, giảm thiểu thời gian và đầu mối CBCC tiếp nhận hồ sơ; tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình KSC. Bên cạnh đó, cũng thúc đẩy nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công tác KSC trong quá trình luân chuyển và kiểm soát hồ sơ chứng từ. Quy định kiểm soát, thanh toán chi được thay đổi, cải cách theo hướng giảm bớt hồ sơ chứng từ ĐVSDNS phải gửi đến KBNN trong quá trình thanh toán. Điều này làm tăng sự phân cấp và giao trách nhiệm hơn đối với thủ trưởng ĐVSDNS trong việc chuẩn chi. Việc chi ngân sách được thực hiện nghiêm túc, hạch toán đúng theo từng mã nguồn, mã nội dung kinh tế và phù hợp với niên độ ngân sách. Các khoản chi được kiểm soát chặt chẽ, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và đều thông qua phòng Tài chính - Kế hoạch huyện hoặc chuẩn chi của chủ tài khoản đơn vị sử dụng NSNN. Bố trí đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt thực hiện công tác KSC; thường xuyên cập nhật kịp thời các văn bản hướng dẫn mới, chế độ chính sách mới về quản lý quỹ NSNN.

Tại các bộ phận thực hiện KSC NSNN có sự phân chia trách nhiệm và kiểm soát công việc một cách thường xuyên truớc, trong và sau khi thực hiện đối với các CBCC thực hiện KSC NSNN. Cụ thể: CBCC thực hiện KSC NSNN tự kiểm tra nghiệp vụ của mình khi thực hiện kiểm soát hoạt động chi NSNN. KTT, trưởng bộ phận KSC thường xuyên hoặc người được ủy quyền kiểm soát nghiệp vụ của các nhân viên và hoạt động nghiệp vụ của chính mình. Giám đốc hoặc người được ủy quyền kiểm soát nghiệp vụ của KTT,

trưởng bộ phận KSC thường xuyên, CBCC thuộc đơn vị mình và hoạt động nghiệp vụ của chính mình. Trong đó mỗi cá nhân tham gia xử lý công việc liên quan đến các nghiệp vụ kiểm soát đều có trách nhiệm rà soát các phần công việc đã thực hiện trước đó và công việc đang thực hiện của chính mình.

Khi phát hiện ra những sai phạm, vướng mắc cần phải báo cáo người phụ trách trực tiếp để có biện pháp xử lý kịp thời. Việc phân chia trách nhiệm và quyền hạn trong kiểm soát hoạt động chi tại KBNN Tu Mơ Rông được thực hiện theo hướng: Đơn vị KBNN cấp trên kiểm tra đơn vị KBNN cấp dưới;

kiểm tra chéo; tự kiểm tra tại KBNN các cấp. Sự phân chia trách nhiệm cụ thể sẽ giúp giảm thiểu đáng kể những rủi ro, sai sót mắc phải trong hoạt động KSC NSNN tại KBNN Tu Mơ Rông.

Qua KSC thường xuyên NSNN, KBNN Tu Mơ Rông đã ngăn chặn nhiều khoản chi NSNN chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức quy định, từ đó giúp cho công tác quản lý NSNN đi vào nề nếp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bảo đảm an sinh xã hội. Các khoản chi thường xuyên ngân sách đều được thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng, chi đúng nguồn được cấp và không vượt tồn quỹ ngân sách của đơn vị sử dụng NSNN.

KBNN Tu Mơ Rông đã chủ động phối hợp với phòng Tin học KBNN Kon Tum, thường xuyên vận hành và sử dụng hệ thống TABMIS, phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của KBNN. Đặc biệt, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tuyệt đối bảo vệ thông tin cũng như áp dụng các biện pháp phòng ngừa liên quan đến an ninh mạng theo hướng dẫn của KBNN cấp trên.

c. Về hoạt động giám sát

Hiện nay, KBNN Tu Mơ Rông đã thực hiện công tác giám sát các hoạt động kiểm soát một cách thường xuyên trong đó có kiểm soát hoạt động chi thường xuyên NSNN. Hoạt động giám sát được diễn ra hàng ngày trong từng nghiệp vụ, trong từng quy trình kiềm soát chi NSNN. Lãnh đạo KBNN Tu

Mơ Rông thường xuyên chỉ đạo việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong nội bộ đơn vị mình trong đó có kiểm soát hoạt động chi NSNN. Qua đó nhận diện và xử lý các vướng mắc phát sinh trong quy trình để báo cáo cấp trên đưa ra văn bản chỉ đạo, góp phần giảm rủi ro kiểm soát trong hoạt động của đơn vị.

Hoạt động giám sát định kỳ với KBNN được thực hiện từ Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước. Qua việc giám sát của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước đối với các hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN Tu Mơ Rông đã giúp KBNN huyện khắc phục những hạn chế trong việc triển khai thực hiện các chính sách, quy trình, nghiệp vụ chi NSNN, uốn nắn, khắc phục những sai sót của KBNN liên quan đến kiểm soát hoạt động chi NSNN.

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện tu mơ rông tỉnh kon tum (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)