Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk nông (Trang 32 - 38)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH

1.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

Rủi ro tín dụng gây ra nhiều hậu quả kinh tế nặng nề cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nền kinh tế, tài chính tiền tệ của cả một quốc gia. Nó có thể gây ra hiệu quả tiêu cực tới mọi đối tượng trong xã hội, làm giảm niềm tin của công chúng vào sự vững chắc của hệ thống tài chính, các chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ.

a. Đối với ngân hàng cho vay

Rủi ro tín dụng gây thiệt hại cho ngân hàng do mất cơ hội thu hồi vốn hay lãi. Các tổn thất này tuỳ theo mức độ có thể làm giảm lợi nhuận hoặc gây lỗ đối với ngân hàng, bởi vì ngân hàng phải trích lập dự phòng để bù đắp tổn thất này. Lợi nhuận giảm làm cho việc mở rộng tín dụng gặp nhiều khó khăn, ngân hàng mất cơ hội tìm kiếm quan hệ với những khách hàng tốt, ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng. Các khoản cho vay có thể không thu hồi được, trong khi tiền gửi của khách hàng ngân hàng vẫn phải trả lãi và gốc khi đến hạn. Khả năng chi trả tiền gửi cho khách hàng bị suy giảm, có thể làm giảm uy tín của ngân hàng, nếu mức độ xảy ra quá nghiêm trọng, nguồn vốn của ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng suy giảm thì tất yếu sẽ dẫn tới phá sản ngân hàng.

- Rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng: Một khi một ngân hàng có mức độ rủi ro của các tài sản có là cao thì ngân hàng đó thường đứng trước nguy cơ mất uy tín của mình trên thị trường. Thông tin về việc một ngân hàng có mức độ rủi ro cao thường được báo chí nêu lên và lan truyền trong dân chúng,

điều này sẽ khiến cho việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, RRTD trong cho vay cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

- Rủi ro làm ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng: Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là nhận tiền gửi và cho vay, nếu các khoản tín dụng trong cho vay gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi đó các khoản tiền gửi vẫn phải thanh toán đúng hạn. Trong lúc không huy động được vốn do mất uy tín, người rút tiền ngày càng tăng lên kết quả là ngân hàng gặp khó khăn trong khâu thanh toán.

- Rủi ro làm giảm lợi nhuận của ngân hàng: RRTD trong cho vay làm cho doanh thu thấp (do không thu được lãi vay), dẫn đến lợi nhuận thấp, thậm chí là lỗ. Hơn nữa kể cả trường hợp không lỗ do doanh thu thấp nhưng do RRTD trong cho vay cao dẫn đến phải tăng trích lập dự phòng rủi ro khiến cho lợi nhuận còn lại thấp, thậm chí là trích dự phòng làm tăng chi phí dẫn đến hoạt động của ngân hàng lỗ.

- Rủi ro có thể làm phá sản ngân hàng: Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ ngân hàng không có khả năng ứng phó thì sẽ gây phản ứng dây chuyền trong dân chúng, dân chúng sẽ đỗ xô đến ngân hàng rút tiền gửi và ngân hàng không còn khả năng thanh toán sẽ đi đến phá sản.

b. Đối với khách hàng vay vốn

Đối với bản thân khách hàng vay vốn khi không có khả năng hoặc không hoàn trả vốn van lãi vay cho ngân hàng thì cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và thậm chí là cả những nguồn khác trong nền kinh tế cũng khó tiếp cận do đã mất đi uy tín nợ nần.

Cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng của các khách hàng vay vốn khác cũng bị hạn chế hơn khi mức độ RRTD cao buộc các NHTM thắt chặt cho vay hay

thậm chí phải thu hẹp quy mô cho vay.

c. Đối với hệ thống ngân hàng

Hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia có liên quan đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế.

Do vậy nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN, Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các Ngân hàng thương mại làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

d. Đối với nền kinh tế

Bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, chuyên đi huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Bởi vậy, khi RRTD xảy ra ở mức đủ lớn, quyền lợi của những người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng, làm gia tăng quan ngại của công chúng dẫn đến hiện tượng người gửi tiền đổ xô đi rút tiền ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động của ngân hàng liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội, nên một khi sự cố ngân hàng xảy ra, ảnh hưởng của nó sẽ rất lớn đối với nền kinh tế xã hội.

NHTM có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nó được coi là mạch máu của nền kinh tế. RRTD gây hậu quả nghiêm trọng cho hoạt động của ngân hàng, nguồn cung vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ngưng trệ, ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế, làm suy yếu nền kinh tế.

1.2.5. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh

a. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh

Quản trị RRTD trong cho vay KHCNKD là quá trình ngân hàng tiếp cận RRTD trong cho vay KHCNKD một cách khoa học, toàn diện qua việc nhận diện, đo lường, kiểm soát và tài trợ RRTD bằng nhiều công cụ, phương pháp nhằm kiểm soát tần suất xuất hiện và mức độ thiệt hại do RRTD gây ra.

b. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh

- Nguyên tắc chấp nhận rủi ro: Trong thực tế rủi ro và lợi nhuận luôn song hành cùng nhau, hoạt động cho vay của NHTM luôn song hành cùng RRTD trong cho vay, mức độ mạo hiểm với những rủi ro tính toán được. Mỗi cơ hội đầu tư luôn mang theo những rủi ro tiềm ẩn, hiểu rõ về những loại rủi ro chính yếu là cần thiết để mạo hiểm có tính toán và đưa ra quyết định nhanh và chính xác.

- Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép: Nguyên tắc này đòi hỏi phần lớn rủi ro trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng điều tiết trong quá trình quản lý, không phụ thuộc vào hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nó.

Ngoài ra, đối với những loại rủi ro không có khả năng điều chỉnh cần phải chuyển sang các công ty bảo hiểm bên ngoài. Ngân hàng có thể chuyển RRTD trong cho vay KHCNKD qua các Công ty bảo hiểm bằng cách mua bảo hiểm cho các tín dụng trong cho vay KHCNKD và khi rủi ro xảy ra Ngân hàng sẽ được các Công ty bảo hiểm bồi thường một phần hay toàn bộ tổn thất tùy theo từng loại bảo hiểm đã mua.

- Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung và khả năng đáp ứng của NHTM: Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro, các ngân

hàng trong quá trình hoạt động của mình chỉ cho phép chấp nhận các mức độ rủi ro mà thiệt hại khi chúng xảy ra không được quá cao khả năng đáp ứng của NHTM. Có nghĩa rằng tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn khả năng đáp ứng của các NHTM cần được loại bỏ. Ngân hàng không nên đánh đổi giữa lợi nhuận và an toàn tín dụng khi rủi ro quá cao.

c. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh

Quá trình quản trị RRTD trong cho vay KHCNKD bao gồm 4 nội dung:

nhận diện; đo lường; kiểm soát; tài trợ rủi ro.

Nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh

Nhận diện RRTD trong cho vay KHCNKD là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro và sự bất định trong cho vay của ngân hàng. Bất kỳ một khách hàng hoặc một khoản vay nào cũng có thể có vấn đề về dấu hiệu RRTD. Như vậy, nhận diện RRTD qua các dấu hiệu RRTD sẽ giúp ngân hàng có những giải pháp tối ưu để xử lý kịp thời, giảm thiểu tần suất xuất hiện và tổn thất do RRTD gây ra. Do đó, để nhận diện RRTD trong cho vay KHCNKD ngân hàng xây dựng bảng liệt kê các dấu hiệu nhận biết rủi ro điển hình để hỗ trợ cho hoạt động quản trị RRTD cụ thể như: Các dấu hiệu từ phía khách hàng; Các dấu hiệu từ phía ngân hàng.

Các phương pháp nhận dạng rủi ro như sau: Phương pháp lưu đồ;

Phương pháp nghiên cứu dữ liệu tổn thất trong quá khứ; Phương pháp bảng liệt kê; Phương pháp phân tích tài chính; Phương pháp giao tiếp với chuyên gia; Phương pháp đánh giá các hiểm họa tín dụng; Phương pháp giao tiếp với nội bộ tổ chức.

Đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh

Là việc sử dụng các mô hình định tính và định lượng để đánh giá khả năng, mức độ rủi ro trong cho vay KHCNKD, mục tiêu của đánh giá RRTD nhằm thực thi những biện pháp kiểm soát theo tiến trình.

- Mô hình định tính: Đánh giá khả năng, xác suất vỡ nợ của người vay trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố sau:

 Các nhân tố đặc thù của người vay: Danh tiếng (Reputation); Đòn bẩy nợ (Leverage); Độ dao động của thu nhập (Volatility of earnings); Tài sản bảo đảm (Collateral); ....

 Các nhân tố thị trường: Chu kỳ kinh doanh; Mức độ lãi suất; ....

Các mô hình định tính được sử dụng phổ biến như: Mô hình 6Cs, mô hình PARSER, mô hình CAMPARI.

- Các mô hình định lượng: Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính, nhóm chỉ tiêu phi tài chính và tỷ trọng từng nhóm chỉ tiêu thể hiện mức độ quan trọng của từng nhóm chỉ tiêu.

Các mô hình định lượng được sử dụng phổ biến như: Mô hình điểm số Z; Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ; Mô hình ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ IRB (Internal Ratings Based).

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh

Kiểm soát RRTD là quá trình ngân hàng vận dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu, đa dạng hóa và chuyển giao RRTD nhằm kiểm soát tần suất xảy ra RRTD và mức độ thiệt hại tổn thất do RRTD gây ra trong giới hạn mà ngân hàng hoạch định.

Tài trợ rủi ro tín dụng

Là việc ngân hàng sử dụng các nguồn tài chính để bù đắp thiệt hại, bao gồm các nguồn tài chính bên ngoài và bên trong.

- Nguồn tài chính bên ngoài: từ bảo hiểm tín dụng, bán nợ v.v….

- Nguồn tài chính bên trong: từ trích lập DPRR theo quy định pháp lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk nông (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)