CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
3.2.1. Khuyến nghị đối với Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột
3.2.1. Khuyến nghị đối với Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột
a. Thực hiện nghiêm túc, tuân thủ đúng quy trình cho vay KHCNKD Nhằm hạn chế tối thiểu RRTD trong cho vay KHCNKD, yêu cầu quan trọng nhất là những cá nhân có liên quan đến việc xét duyệt cho vay cần tuân thủ đúng quy trình cho vay, kiểm soát chặt chẽ các giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đảm bảo khách hàng vay vốn sử dụng đúng mục đích, thực hiện phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo khả năng thu hồi khi khoản vay đến hạn. Thực hiện nghiêm túc, tuân thủ quy trình cho vay đối với KHCNKD.
Công tác thẩm định, thu thập thông tin, tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực pháp lý, khả năng và tình hình tài chính của khách hàng, phân tích tín dụng trước khi cho vay cần được chú trọng, đây là giai đoạn quan trọng cần tìm hiểu, nắm bắt các thông tin về KHCNKD để làm cơ sở ra quyết định cho vay. Thông tin của khách hàng cần được thu thập từ nhiều phía để đánh
giá chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không chỉ dựa vào các thông tin do KHCNKD cung cấp. RRTD xảy ra nguyên nhân chính là do CBTD thực hiện sơ sài hoặc bỏ qua các quy tắc về thẩm định, khi thực hiện kiểm tra điều kiện vay vốn của khách hàng như hồ sơ pháp lý, tình hình thực hiện phương án, dự án, khả năng tài chính, nhu cầu vay, phân tích và thẩm định chính xác mức độ rủi ro của KHCNKD. Từ chối cho vay các khách hàng không đủ điều kiện vay vốn, cũng như năng lực tài chính, nhằm hạn chế thấp nhất RRTD có thể xảy ra.
- Thực hiện theo các quy định hiện hành của Agribank về giao dịch bảo đảm tiền vay và quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện giao dịch bảo đảm. Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tài sản đối với tài sản bảo đảm là động sản, kho tàng, nhà xưởng, máy móc thiết bị,...
- Kiểm tra giám sát khách hàng và khoản vay: chi nhánh thực hiện kiểm tra giám sát khoản vay, khách hàng vay, mục đích sử dụng vốn vay trước và trong quá trình xét duyệt, giải ngân khoản vay nhằm đảm bảo phù hợp với hồ sơ và thực tế. Từ đó, đánh giá được khách hàng có thực hiện phương án vay vốn và sử dụng vốn vay có đúng mục đích và hiệu quả hay không, trong qua trình kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay, theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, CBTD kiểm tra, định giá lại TSBĐ nhất là những TSBĐ hình thành từ vốn vay theo định kỳ nhằm ngăn ngừa các hành vi lừa đảo dựa trên TSBĐ. Theo dõi, đôn đốc khách hàng hoàn trả gốc và lãi đúng hạn hợp đồng đã cam kết, đồng thời thực hiện kịp thời, đầy đủ các biện pháp xử lý thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ và đúng hạn cam kết. Đây là bước công việc đặc biệt quan trọng sau khi cho vay, nếu bỏ sót và xem nhẹ giai đoạn này thì khả năng xảy ra RRTD rất cao.
Ngoài ra, trong quá trình cho vay phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của KHCNKD, kiểm tra có thể định kỳ, đột
xuất. Việc kiểm tra đột xuất giúp CBTD đánh giá được chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và hạn chế việc sắp xếp, bố trí nhằm đối phó của khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh nên có một cơ chế kiểm tra chéo để bảo đảm tính khách quan nhằm ngăn ngừa trường hợp CBTD cố tình không thực hiện hoặc thực hiện mang tính hình thức, đối phó. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, việc kiểm tra giám sát cần phải thực hiện hết sức khôn khéo vì rất dễ gây tâm lý khó chịu cho khách hàng, làm cho khách hàng phòng thủ và không hợp tác.
- Thông qua bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ quy trình cho vay, nhằm kịp thời phát hiện các trường hợp sai sót, vi phạm, có những biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy trình tín dụng, coi trọng công tác giám sát, chấn chỉnh nhằm ngăn ngừa rủi ro xảy ra.
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá lại giá trị TSBĐ theo quy định, tránh trường hợp sau khi vay khách hàng tẩu tán tài sản, làm giảm giá trị tài sản hoặc tài sản không còn đúng giá trị hiện trạng ban đầu.
- Trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt như hiện nay, cần quán triệt nhận thức của CBTD về đạo đức nghề nghiệp, ngăn ngừa các biểu hiện lệch lạc vì lợi ích cá nhân mà nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay trong khi thực hiện quy trình tín dụng.
b. Nâng cao chất lượng, kỹ năng thẩm định trong cho vay KHCNKD đặc biệt là chất lượng thẩm định tài sản bảo đảm
Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng
Quy trình tín dụng với nhiều bước khác nhau, tuy nhiên quyết định cấp tín dụng phụ thuộc lớn vào giai đoạn thẩm định, phân tích tín dụng, đây là giai đoạn quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng cho vay. Muốn làm tốt công tác này cần thực hiện các công việc sau:
- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trình độ thẩm định và phân tích tín dụng cho CBTD. Khi đưa ra quyết định cấp tín dụng không nên quá chú trọng và phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm, cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh trong đó bao gồm tình hình tài chính của khách hàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả của phương án cần đầu tư vốn, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, tình hình phát triển của ngành nghề cần đầu tư, môi trường pháp lý rõ ràng, chất lượng nguồn thông tin khách hàng cung cấp, nguồn trả nợ, nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào đầu ra cho sản phẩm sản xuất kinh doanh, nhà cung cấp nguyên vật liệu thay thế khi nguồn cung cấp nguyên vật liệu có sự cố,....
RRTD trong cho vay xuất phát chủ yếu từ những quyết định cấp tín dụng không chính xác, thẩm định và phân tích tín dụng chung chung, sơ sài, chiếu lệ, không phản ánh được hiệu quả của phương án sử dụng vốn, không đưa ra được nguồn trả nợ hợp lý, phương án kinh doanh không hiệu quả dẫn đến kinh doanh thua lỗ. Quá trình thẩm định tín dụng là giai đoạn quan trọng trong việc hạn chế RRTD, thẩm định cần phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, thời gian ra quyết định trên cơ sở phân tích hiệu quả phương án đem lại lợi nhuận và rủi ro của khách hàng, ảnh hưởng thế nào đến khách hàng và ngân hàng nếu phương án kinh doanh thua lỗ không hiệu quả. Do đó, để nâng cao trình độ thẩm định, ngoài tổ chức đào tạo thì bản thân người thẩm phải tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệp từ các đồng nghiệp đi trước.
- Khi thẩm định, phân tích cho vay KHCNKD cần chú trọng một số vấn đề chủ yếu như: tính pháp lý, uy tín của khách hàng, năng lực tài chính, nguồn trả nợ, tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời và rủi ro tiềm ẩn của phương án kinh doanh. Cần đánh giá năng lực tài chính và nguồn trả nợ của khách hàng hiện tại từ hoạt động sản xuất kinh doanh đem
lại hoặc các nguồn thu nhập khác ngoài sản xuất kinh doanh như tiền lương, thưởng, các nguồn thu nhập khác. Phân tích đánh giá về KHCNKD chính là phân tích đánh giá uy tín, trình độ học vấn, kinh nghiệm điều hành hoạt động sản xuất kinh trong các ngành nghề có liên quan, đặc biệt chú trọng nhất là đánh giá năng lực, tư cách, phẩm chất đạo đức, những khía cạnh đó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng trả nợ của khách hàng.
Nâng cao chất lượng thẩm định TSĐB
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, định giá TSĐB, khi thẩm định về TSBĐ của khách hàng vay vốn, phải thực hiện đúng quy định về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribank. Hiện nay tại chi nhánh CBTD vừa thực hiện thẩm định cho vay vừa thực hiện thẩm định giá TSBĐ đã bộc lộ nhiều điểm yếu trong tính minh bạch, độc lập trong định giá TSBĐ, CBTD thẩm định giá TSBĐ theo tính chủ quan của cá nhân, không có bộ phận chuyên biệt để kiểm tra việc định giá, dẫn đến CBTD có thể định giá tùy tiện.
Chi nhánh cần thiết phải thành lập tổ định giá TSĐB riêng nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro phát sinh trong việc định giá không đúng giá trị thực của TSBĐ, định giá giá trị TSBĐ không đúng quy định hoặc định giá giá trị TSBĐ cao gấp nhiều lần so với giá thị thường hoặc khung giá của UBND tỉnh. Bên cạnh đó, chi nhánh cần có các quy định rạch ròi về trách nhiệm của từng cá nhân trong việc thẩm định, định giá giá trị TSBĐ.
- Đối với khung giá bất động sản: chi nhánh cập nhật thường xuyên khung giá đất theo quy định của UBND tỉnh, cần tuân thủ quy định khung giá đất nông nghiệp của UBND tỉnh, không định giá đất nông nghiệp theo giá trị thì trường dẫn đến rủi ro khi định giá là quyền sử dụng đất cao gấp nhiều lần khung giá của UBND tỉnh. Đối với đất ở khi định giá theo giá thị trường cần tham khảo giá đất tại những nơi lân cận hoặc cùng một con đường từ những
công ty kinh doanh bất động sản hoặc những nhà liền kề, đảm bảo việc định giá theo giá thị trường khách quan và có cơ sở, tránh trường hợp định giá giá trị TSBĐ tùy tiện, cảm tính không có cơ sở.
- Đối với tài sản là động sản: thường xuyên kiểm tra, định giá lại giá trị tài sản hàng năm, có giảm trừ khấu hao, tránh trường hợp tài sản đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng giá trị định giá vẫn không thấy đổi, điều này dẫn đến rủi ro khi tài sản đã sử dụng nhiều năm, giá trị tài sản không còn nhiều, nhưng chi nhánh vẫn định giá và cho vay theo giá trị ban đầu, khi rủi ro thanh lý tài sản bảo đảm không thu hồi đủ gốc, lãi.
- Thường xuyên tiến hành đánh giá lại giá trị của TSĐB: trên thực tế hiện nay, TSĐB giữ vai trò rất lớn trong việc giảm tổn thất tín dụng khi vay, do đó việc cập nhật giá trị của TSĐB theo thời giá sẽ phản ánh đúng giá trị cũng như tính thanh khoản của TSĐB, đảm bào tính chính xác của số tiền cần phải trích lập dự phòng cụ thể và hạn chế RRTD cho chi nhánh. Do vậy, chi nhánh cần thường xuyên thực hiện công tác này, Ban lãnh đạo chi nhánh cần quy trách nhiệm cụ thể đến lãnh đạo phòng nếu bộ phận liên quan không thực hiện nghiêm túc hoạt động này.
- Nghiêm túc thực hiện việc công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với từng loại TSBĐ phải đầy đủ theo đúng hướng dẫn của Agribank quy định về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribank.
- Hạn chế nhận TSBĐ là các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất;
TSBĐ là vật tư hàng hóa đang luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, do CBTD không có chuyên môn, am hiểu kỹ thuật máy móc, thiết bị, không theo dõi được quá trình xuất nhập hàng hóa dẫn đến có thể rủi ro khi cho vay.
- Thường xuyên tiến hành đánh giá lại giá trị của TSĐB: trên thực tế
hiện nay, TSĐB giữ vai trò rất lớn trong việc giảm tổn thất tín dụng khi vay, do đó việc cập nhật giá trị của TSĐB theo thời giá sẽ phản ánh đúng giá trị cũng như tính thanh khoản của TSĐB, đảm bào tính chính xác của số tiền cần phải trích lập DPRRCT và hạn chế RRTD cho chi nhánh. Do vậy, chi nhánh cần thường xuyên thực hiện công tác này, Ban lãnh đạo chi nhánh cần quy trách nhiệm cụ thể đến lãnh đạo phòng nếu bộ phận liên quan không thực hiện nghiêm túc hoạt động này.
c. Thực hiện đa dạng hóa trong cho vay KHCNKD
Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột cần thực hiện cơ cấu cho vay đa dạng danh mục tín dụng trong cho vay KHCNKD, không tập trung cấp tín dụng vào một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực mà đa dạng hóa danh mục tín dụng, đầu tư tín dụng vào nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, không đầu tư vào một nhóm khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh cùng một lĩnh vực, một loại hình kinh doanh hoặc có mối quan hệ với nhau, đầu tư vào nhiều ngành nghề với mức độ rủi ro khác nhau, mức sinh lời khác nhau. Đa dạng hóa danh mục tín dụng là biện pháp mang tính chủ động cao nhằm đa dạng hóa RRTD, đa dạng hóa tín dụng trong nhiều khi lĩnh vực kinh tế, ngân hàng không tập trung vốn nhiều vào đầu tư một lĩnh vực, nếu gặp phải những biến động bất lợi thì thiệt hại của ngân hàng đã đầu tư vào lĩnh vực đó sẽ rất lớn.
- Chi nhánh không cấp tín dụng quá lớn đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng có liên quan, luôn đảm bảo tỷ lệ vay nhất định trong tổng số nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Đầu tư cho vay đối với khách hàng sản xuất nông nghiệp cũng với nhiều ngành nghề sản xuất nông nghiệp khác nhau hay đầu tư vào khách hàng sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tránh tập trung cho vay đối với sản xuất kinh doanh một số loại sản phẩm đặc thù hoặc những sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất hay sản phẩm đã có
mặt quá nhiều trên thị trường.
- Đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng, đa dạng hóa rủi ro theo danh mục tài sản, giảm thiệt hại xảy ra khi có rủi ro đối với một vài loại tài sản nhất định.
- Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh RRTD do sự thay đổi lãi suất thị trường.
d. Xử lý cương quyết triệt để các khoản nợ có vấn đề
Việc xử lý, thu hồi nợ có vấn đề bao gồm cả nợ nội, ngoại bảng luôn là vấn đề khó khăn nhất trong công tác thu hồi nợ, việc xử lý, thu hồi nợ có vấn đề đòi hỏi rất nhiều thời gian và nguồn lực, chi phí. Đây là điều không một ngân hàng nào mong muốn xảy ra khi thực hiện cho vay, để thực hiện tốt công việc này chi nhánh cần thực hiện các biện pháp:
- Thực hiện đánh giá, phân tích khả năng thu hồi từng khoản vay, từng khách hàng, để phân loại nợ xấu thành các nhóm khách quan, chủ quan, đối tượng khách hàng có thái độ hợp tác trả nợ vay hay khách hàng cố tình chây ỳ không hợp tác trong việc trả nợ. Đánh giá hiện trạng, pháp lý của TSBĐ, khi phát mãi TSBĐ có phát sinh vướng mắc không, thu hồi có đủ để xử lý nợ hay không, từ đó chi nhánh đưa ra các biện pháp xử lý nợ một cách hiệu quả nhất.
- Có kế hoạch cụ thể xử lý nợ có vấn đề: chi nhánh cần xây xây dựng phương án xử lý nợ cụ thể đối với từng khoản vay, tùy thuộc vào tình hình thực tế phù hợp với từng khách hàng, chi nhánh có thể áp dụng các biện pháp điều chỉnh kỳ hạn nợ, cơ cấu lại nợ trên cơ sở đánh giá những khoản vay mà khách hàng có khả năng trả nợ trong thời gian tới và thiện chí của khách hàng nhằm giảm bớt sức ép trả nợ đến hạn, giúp khách hàng có cơ hội phục hồi tiếp tục sản xuất kinh doanh và có nguồn thu để trả nợ.
- Xây dựng cơ chế khen thưởng rõ ràng, phù hợp đối với cán bộ xử lý nợ đã thu hồi được nợ xấu, nợ đã thực hiện theo dõi ngoại bảng trên cơ sở hướng