CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
3.2.4. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHNN là cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động của các NHTM, chính vì vậy một sự điều chỉnh dù lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng mạnh đến toàn hệ thống Ngân hàng. Trong thời gian tới, nhằm hỗ trợ hơn nữa hoạt động kiểm soát RRTD của các NHTM, NHNN cần thiết phải:
- Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các NHTM.
- Trong thời gian vừa qua CIC có sự thay đổi mạnh mẽ về hạ tầng công nghệ cũng như cách thức, thời gian cung cấp thông tin. Tuy nhiên, thông tin lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, dư nợ tiền vay, TSBĐ của khách hàng chưa chi tiết cụ thể từng loại TSBĐ, thẩm định định giá TSBĐ của các tổ chức tín dụng khác, do vậy NHTM vẫn phải tìm kiếm thông tin bên ngoài nhằm đánh giá đúng khách hàng của mình.
- Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, giám sát đối với các NHTM trên địa bàn, xử lý các trường hợp các NHTM không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, các báo cáo tài chính. Tăng cường, hoàn thiện các quy định về hệ thống cảnh báo sớm của NHNN, thực hiện cảnh báo sớm cho các NHTM đảm bảo thị trường phát triển bền vững. Hiện nay, hoạt động thanh tra ngân hàng của bộ máy thanh tra thuộc NHNN Việt Nam chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động ngân hàng và đánh giá về sự an toàn của NHTM. Tuy nhiên, hoạt động này đã thể hiện nhiều điểm yếu khi không đánh giá được rõ ràng mức độ rủi ro của NHTM. Vì vậy, NHNN cần nghiên cứu, xúc tiến việc thực hiện chuyển dần nội dung thanh tra tuân thủ là chủ yếu sang giám sát các NHTM theo mức độ rủi ro hoạt động. Để tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra thời gian tới cần: Phân công, sắp xếp lại hoạt động của các cơ quan và cán bộ thanh tra, tránh phân tán, chồng chéo và kém hiệu quả; chỉ đạo các NHTM hoàn thiện một số tiêu chuẩn nhất định tạo điều kiện giám sát từ xa có hiệu quả, cụ thể:
Yêu cầu các NHTM thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thông tin báo cáo, yêu cầu các NHTM báo cáo các chỉ tiêu thống kê ngoài cân đối và các cam kết ngoài bảng; Thường xuyên phân tích, nhận định tình hình, đặc biệt khi trong nước và khu vực có những biến động kinh tế tài chính lớn, nhằm thực hiện thanh tra đối với các NHTM thuộc diện đáng nghi ngờ do chịu những ảnh hưởng bất lợi.
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, kinh tế Việt Nam đã có những thành tựu phát triển vượt bậc, tăng trưởng kinh tế những năm gần đây luôn ổn định ở mức cao. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam không thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của NHTM nói chung và của Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng vẫn luôn đối mặt với rất nhiều thách thức và rủi ro. Một trong những vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu đó là hoạt động phòng ngừa và hạn chế RRTD.
Rủi ro tín dụng trong cho vay KHCNKD luôn tồn tại trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Với luận văn “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk” đã đóng góp cho chi nhánh phần nào những khuyến nghị cụ thể, thực tế nhằm phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay KHCNKD. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:
1. Luận văn đã khái quát hóa cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động cho vay KHCNKD của NHTM; RRTD trong cho vay KHCNKD của NHTM cũng như nguyên nhân phát sinh và đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD của NHTM.
2. Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột trong giai đoạn 2015 – 2017, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD tại chi nhánh, qua đó đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại.
3. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro trong cho vay KHCNKD tại Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột, luận văn đã đưa ra một số khuyến nghị cụ thể đối với Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột, đối với Agribank, đối với NHNN nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro trong cho vay KHCNKD trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Phan Thị Quỳnh Anh (2017), “Giải pháp quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại”, Tạp chí tài chính (số 6/2017).
[2] Nguyễn Tuấn Anh (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Hộ kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Eakpam, Đăk Lăk, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[3] Nguyễn Huy Bé (2014), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đăk Nông, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[4] PGS.TS Lâm Chí Dũng (2017), Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại.
[5] PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
[6] ThS Lê Thị Hạnh (2016), “Kiểm soát rủi ro tín dụng theo Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí tài chính (kỳ II số 12/2016).
[7] Nguyễn Thị Thu Loan (2016), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[8] Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.
[9] PGS-TS Nguyễn Thị Mùi (2012), “Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ”, Tạp chí tài chính (số 11/2012).
[10] TS. Phạm Thị Nguyệt, ThS. Hà Mạnh Hùng (2011), “Nguyên nhân và những biểu hiện rủi ro tín dụng của NHTM”, Tạp chí ngân hàng (số 9 tháng 5/2011), tr.29-33.
[11] NHNN Việt Nam, Quy chế cho vay của TCTD bàn hành theo Quyết định số 1627/2001/NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
[12] NHNN Việt Nam, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
[13] NHNN Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
[14] ThS. Nguyễn Thị Kim Nhung, ThS. Phạm Thị Thu Hiền, ThS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2017), “Một số vấn đề về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại”, Tạp chí tài chính (số 12/2017).
[15] Hoàng Văn Thái (2016), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Krông Năng, Buôn Hồ, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[16] Huỳnh Thị Thanh Thủy (2016), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đăk Lăk, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[17] Hồ Tấn Vinh (2016), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Đông Đăk Lăk, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[18] Hồ Thảo Vy (2015), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh EaKar, tỉnh Đăk Lăk, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.