CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH
2.1. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ BUÔN
2.2.4. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh
a. Cơ cấu dư nợ cho vay theo khả năng và mức độ rủi ro tín dụng Thực hiện theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam, chi nhánh đã thực hiện việc phân loại nợ đối với đối tượng khách hàng là KHCNKD, cụ thể như sau :
Bảng 2.6. Phân loại nhóm nợ cho vay KHCNKD giai đoạn 2015-2017 tại Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột
Đơn vị tính: Triệu đồng
Dư nợ Tỷ trọng
(%)
Dư nợ Tỷ trọng
(%)
Dư nợ Tỷ trọng
(%)
Tăng/
giảm % Tăng/
giảm % Tổng dư nợ KHCNKD 226.843 223.345 302.041 -3.498 -1,5 78.696 35,2 - Nhóm 1 214.617 94,6 212.105 95,0 289.379 95,8 -2.512 -1,2 77.274 36,4 - Nhóm 2 3.355 1,5 6.180 2,8 6.046 2,0 2.825 84,2 -134 -2,2
- Nhóm 3 1.080 0,5 180 0,1 849 0,3 -900 -83,3 669 371,7
- Nhóm 4 1.370 0,6 150 0,1 1.003 0,3 -1.220 -89,1 853 568,7
- Nhóm 5 6.421 2,8 4.730 2,1 4.764 1,6 -1.691 -26,3 34 0,7
Chỉ tiêu
Năm 2016/2015
Năm 2017/2016 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột) Qua bảng số liệu phân loại nhóm nợ cho vay KHCNKD tại Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2015 – 2017 có thấy rằng:
- Nợ nhóm 1: Năm 2015 dư nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng 94,6% trên tổng dư nợ cho vay KHCNKD. Năm 2016 dư nợ cho vay KHCNKD giảm 2.512 triệu đồng, tỷ lệ giảm 1,2% so với năm 2015 và chiếm tỷ trọng 95% trên tổng dư nợ cho vay KHCNKD, mặc dù dư nợ giảm nhưng tỷ trọng nợ nhóm 1 trên tổng dư nợ cho vay KHCNKD tăng, điều đó chứng tỏ chi nhánh cải thiện được cơ cấu nhóm nợ. Năm 2017 dư nợ nhóm 1 tăng 77.274 triệu đồng, tỷ lệ tăng 35,2% so với năm 2016.
- Nợ nhóm 2: Năm 2016 nợ nhóm 2 tăng 2.825 triệu đồng, tỷ lệ tăng 84,2% so với năm 2015, chứng tỏ rằng năm 2016 chi nhánh đã không thu hồi kịp thời các khoản nợ đến hạn, nguy cơ chuyển sang nợ xấu bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, năm 2017 nợ nhóm 2 có giảm so với năm 2016 nhưng mức giảm không đáng kể, điều này chứng tỏ năm 2017 chi nhánh đã không thu hồi kịp các khoản vay đến hạn, nếu không thu hồi kịp thời có thể gia tăng nợ xấu.
- Nợ nhóm 3 đến nhóm 5: Năm 2016 nợ nhóm 3 giảm 900 triệu đồng, tỷ lệ giảm 83,3% so với năm 2015, nợ nhóm 4 giảm 1.220 triệu đồng, tỷ lệ giảm 89,1% so với năm 2015, nợ nhóm 5 giảm 1.692 triệu đồng, tỷ lệ giảm 26,3%
so với năm 2015, cho thấy chi nhánh năm 2016 đã thực hiện thu hồi tốt các khoản nợ xấu của KHCNKD. Năm 2017 nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 lại tăng so với năm 2016 và gần bằng số dư năm 2015, chi nhánh đã không thu hồi được các khoản vay đến hạn dẫn đến phát sinh nợ xấu.
Nhìn chung, nợ nhóm 1 vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay KHCNKD. Tuy nhiên, nợ nhóm 2 đến nhóm 5 có sự biến động tăng giảm qua các năm và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ cho vay KHCNKD, cho thấy chất lượng tín dụng trong cho vay KHCNKD của chi nhánh còn nhiều vấn đề, cần chú trọng nhiều hơn nữa trong công tác xử lý thu hồi các khoản nợ xấu. Qua các số liệu trên, có thể thấy hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD chưa đạt hiệu quả.
b. Tỷ lệ nợ xấu
Bảng 2.7. Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCNKD giai đoạn 2015-2017 tại Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tăng/
giảm % Tăng/
giảm %
1. Tổng dư nợ KHCNKD 226.843 223.345 302.041 -3.498 -1,5 78.696 35,2
2. Dư nợ xấu 8.871 5.060 6.616 -3.811 -43,0 1.556 30,8
- Nhóm 3 1.080 180 849 -900 -83,3 669 371,7
- Nhóm 4 1.370 150 1.003 -1.220 -89,1 853 568,7
- Nhóm 5 6.421 4.730 4.764 -1.691 -26,3 34 0,7
3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 3,9 2,3 2,2 -1,6 -42,1 -0,1 -3,3
Chỉ tiêu
Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Năm 2015 Năm 2016 Năm
2017
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột)
Năm 2015 dư nợ xấu cho vay KHCNKD là 8.871 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu 3,9% trên tổng dư nợ cho vay KHCNKD, đây là năm tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh đã tăng mạnh, nguyên nhân nợ xấu phát sinh nhiều là do các khoản vay trước đó đã được cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định 780/QĐ- NHNN ngày 23/4/2012, về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đã hết thời hạn cơ cấu nợ nhưng không thu hồi được và chuyển sang nợ xấu.
Năm 2016 chi nhánh đã tập trung thu hồi các khoản nợ xấu, dư nợ xấu năm 2016 giảm 3.811 triệu đồng, tỷ lệ giảm 43% so với năm 2015, tỷ lệ nợ xấu năm 2016 là 2,3% trên tổng dư nợ cho vay KHCNKD, giảm 1,6% so với năm 2015, tuy nhiên so với mục tiêu kế hoạch giảm tỷ lệ nợ xấu < 2% chi nhánh vẫn chưa đạt được. Dư nợ cho vay KHCNKD năm 2016 giảm 3.498 triệu đồng, tỷ lệ giảm 1,5% so với năm 2015, nguyên nhân chi nhánh tập trung nguồn nhân lực cho công tác xử lý thu hồi các khoản nợ xấu, nên nguồn nhân lực cho tăng trưởng dư nợ trong cho vay KHCNKD bị hạn chế, do đó dư nợ cho vay KHCNKD năm 2016 giảm so với năm 2015 và không đạt kế hoạch tăng trưởng dư nợ cho vay hàng năm tối thiểu 15%.
Năm 2017 dư nợ cho vay KHCNKD tăng 78.696 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng 35,2% so với năm 2016, vượt kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng KHCNKD của chi nhánh là 15%, nhưng đồng thời dư nợ xấu trong cho vay KHCNKD cũng tăng lên 1.556 triệu đồng, tỷ lệ tăng 30,8% so với năm 2016, tỷ lệ nợ xấu là 2,2% trên tổng dư nợ cho vay KHCNKD, giảm 0,1 % so với năm 2016. Tuy nhiên so với mục tiêu kế hoạch giảm tỷ lệ nợ xấu < 2% chi nhánh vẫn chưa đạt được.
Chi nhánh đặt mục tiêu kế hoạch giảm tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, tuy nhiên qua số liệu có thể thấy rằng chi nhánh đã không đạt được mục tiêu đề ra. Tỷ lệ nợ xấu qua các năm giảm, tuy nhiên vẫn cao hơn mục tiêu kế hoạch của chi
nhánh, bên cạnh đó số tuyệt đối nợ xấu trong năm 2017 lại tăng, điều này cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh có vấn đề, chi nhánh cần quyết liệt hơn nữa trong công tác xử lý thu hồi các khoản nợ xấu. Năm 2016 chi nhánh không tăng trưởng dư nợ tín dụng KHCNKD thậm chí còn giảm so với năm 2015, trong khi đó mục tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng năm của chi nhánh tối thiểu 15%. Năm 2017 chi nhánh tăng trưởng tín dụng vượt mục tiêu kế hoạch tăng trưởng đề ra, nhưng nợ xấu cũng đồng thời tăng lên, cho thấy rằng chi nhánh tăng trưởng dư nợ tín dụng KHCNKD với tốc độ nhanh thì nợ xấu cho vay KHCNKD cũng tăng. Có thể thấy rằng chi nhánh đã không giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng dư nợ tín dụng KHCNKD với mục tiêu kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD.
c. Tỷ lệ trích lập DPRRCT trong cho vay KHCNKD
Bảng 2.8. Tỷ lệ trích lập DPRRCT cho vay KHCNKD giai đoạn 2015-2017 tại Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tăng/
giảm % Tăng/
giảm % Tổng dư nợ KHCNKD 226.843 223.345 302.041 -3.498 -1,5 78.696 35,2 - Trích lập DPRRCT 3.358 1.210 2.156 -2.148 -64,0 946 78,2 - Tỷ lệ trích lập DPRRCT (%) 1,48 0,54 0,71 -0,94 -63,4 0,17 31,8
Chỉ tiêu Năm
2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm
2016/2015 Năm 2017/2016
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột) Tỷ lệ trích lập DPRRCT trong cho vay KHCNKD của chi nhánh năm 2015 là 1,48% trên tổng dư nợ cho vay KHCNKD. Năm 2016 tỷ lệ trích lập DPRRCT là 0,54% trên tổng dư nợ cho vay KHCNKD, tỷ lệ trích lập DPRRCT giảm 0,94% tương ứng với mức giảm 63,4% so với năm 2015, nguyên nhân năm 2016 chi nhánh đã thực hiện thu hồi các khoản nợ xấu, do
đó nợ xấu giảm so với năm 2015. Tuy nhiên, năm 2017 dư nợ xấu tăng so với năm 2016 đồng nghĩa với tỷ lệ trích lập DPRRCT tăng 0,17% tương ứng với mức tăng 31,8% so với năm 2016, với số dư phải trích lập DPRRCT tăng 946 triệu đồng so với năm 2016.
Nhìn chung, tỷ lệ trích lập DPRRCT tại chi nhánh so sánh với các chi nhánh trong hệ thống Agribank là rất lớn, nguyên do một số khoản vay nợ xấu có TSBĐ là động sản, máy móc thiết bị, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất hoặc chế biến nông sản, khấu hao hàng năm lớn dẫn đến phải đánh giá lại giá trị TSBĐ, giá trị khấu trừ trích lập của TSBĐ giảm đi khá nhiều. Với việc phải trích lập DPRRCT lớn đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh, bên cạnh đó đã làm bộc lộ những nhược điểm trong cho vay phụ thuộc quá nhiều vào TSBĐ. Qua đó có thể thấy hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD của chi nhánh còn nhiều hạn chế.
d. Tỷ lệ xóa nợ ròng trong cho vay KHCNKD
Bảng 2.9. Tỷ lệ xóa nợ ròng trong cho vay KHCNKD giai đoạn 2015-2017 tại Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tăng/
giảm % Tăng/
giảm %
Tổng dư nợ KHCNKD 226.843 223.345 302.041 -3.498 -1,5 78.696 35,2
- Nợ xóa ròng 2.563 1.097 1.765 -1.466 -57,2 668 60,9
- Tỷ lệ xóa nợ ròng (%) 1,13 0,49 0,58 -0,64 -56,5 0,09 19,0
Chỉ tiêu Năm
2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2016/2015 Năm 2017/2016
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột) Năm 2015 nợ xóa ròng 2.563 triệu, chiếm tỷ lệ 1,13% trên dư nợ cho vay KHCNKD, năm 2016 nợ xóa ròng giảm 1.466 triệu so với năm 2015 và chiếm tỷ lệ 0,49% trên dư nợ cho vay KHCNKD, năm 2017 nợ xóa ròng tăng
668 triệu so với năm 2016 và chiếm tỷ lệ 0,58% trên dư nợ cho vay KHCNKD. Tỷ lệ xóa ròng qua các năm có thể thấy rằng mức độ tổn thất thực tế mà ngân hàng phải gánh chịu hàng năm không nhỏ, so sánh với những chi nhánh trong cùng hệ thống Agribank có thể thấy rằng nợ xóa ròng trong cho vay KHCNKD của chi nhánh quá lớn so với những đơn vị khác, từ đó cho thấy hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD của chi nhánh còn nhiều hạn chế.
Đánh giá chung: Qua tính toán các chỉ tiêu cụ thể các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD có thể thấy rằng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD của chi nhánh còn nhiều bất cập, không hiệu quả. Với mục tiêu cải thiện cơ cấu nhóm nợ dựa vào xu hướng việc giảm tỷ trọng nợ có mức độ cao, tăng tỷ trọng nợ ít RRTD hơn trong tổng dư nợ của chi nhánh đã không đạt được. Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCNKD có giảm qua các năm, nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn cao hơn so với mục tiêu kế hoạch tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCNKD < 2% trên tổng dư nợ cho vay KHCNKD của chi nhánh, điều đó cho thấy chi nhánh đã không đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCNKD theo mục tiêu kế hoạch. Tỷ lệ trích lập DPRRCT, tỷ lệ xóa nợ ròng trong cho vay KHCNKD còn rất lớn khi so sánh với các chi nhánh có nhiều điểm tương đồng trong cùng hệ thống Agribank. Có thể thấy rằng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD chưa hiệu quả và không đạt được kết quả theo mục tiêu kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD của ngân hàng
Năm 2016 chi nhánh không tăng trưởng dư nợ tín dụng KHCNKD thậm chí còn giảm so với năm 2015, trong khi đó mục tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng năm của chi nhánh tối thiểu tăng 15% so với năm trước, bên cạnh dư nợ giảm thì năm 2016 nợ xấu cũng giảm, có thể thấy rằng chi nhánh không đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trên mục tiêu chất lượng tín dụng.
Năm 2017 chi nhánh tăng trưởng dư nợ tín dụng KHCNKD vượt mục tiêu kế hoạch tăng trưởng đề ra, nhưng nợ xấu cũng đồng thời tăng lên, cho thấy rằng chi nhánh tăng trưởng dư nợ tín dụng KHCNKD với tốc độ nhanh thì nợ xấu cho vay KHCNKD cũng tăng. Điều đó cho thấy rằng chi nhánh đã không giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng dư nợ tín dụng KHCNKD với mục tiêu kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD ở tần suất và mức độ chấp nhận được trong mục tiêu giới hạn RRTD.