Tình hình kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk nông (Trang 61 - 77)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH

2.1. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ BUÔN

2.2.3. Tình hình kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh

a. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD tại Chi nhánh

Agibank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột là chi nhánh loại II trực thuộc Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk, nên mô hình tại chi nhánh không có phòng Quản lý rủi ro chuyên biệt. Việc kiểm soát RRTD trong cho vay

KHCNKD tại Chi nhánh được thực hiện thông qua các phòng, ban cụ thể như sau:

- Ban giám đốc định hướng hoạt động kinh doanh, quản lý, điều hành hoạt động của Chi nhánh.

Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh của Agribank Bắc Đăk Lăk giao hàng quý, hàng năm. Chi nhánh đưa ra định hướng hoạt động nhằm mục tiêu hoàn thành các kế hoạch kinh doanh đề ra; bao gồm các kế hoạch về huy động vốn, dư nợ cho vay, dịch vụ, nợ xấu, chênh lệch thu chi,... Từ việc phân tích những khó khăn, thách thức cũng như lợi thế của Chi nhánh so với các NHTM trên địa bàn trong cho vay KHCNKD, ban lãnh đạo sẽ đề ra các giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ những khó khăn, tiếp tục phát huy các điểm mạnh, các lợi thế hiện có trong cho vay KHCNKD.

- Phòng Kế hoạch kinh doanh tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng, thẩm định kiểm tra hồ sơ, và thực hiện cho vay đối với KHCNKD:

+ CBTD là người trực tiếp tiếp nhận hồ sơ từ KHCNKD, thẩm định cho vay và trình Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh: Khi KHCNKD có nhu cầu vay vốn, CBTD sẽ là người trực tiếp tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, căn cứ vào các thông tin, nhu cầu vay vốn của KHCNKD, CBTD sẽ thẩm định lại thông tin, bao gồm thông tin về nhân thân và gia đình của khách hàng, tài sản bảo đảm, nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, khả năng tài chính, khả năng thực hiện phương án và nguồn trả nợ của khách hàng. Sau khi kiểm tra và xác minh nếu KHCNKD đủ các điều kiện vay vốn, CBTD lập báo cáo và trình lên Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh, nếu KHCNKD không đủ các điều kiện vay vốn thì CBTD thông báo và trả lại hồ sơ cho khách hàng.

+ Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh là người kiểm soát hồ sơ, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, thực hiện tái thẩm định lại nếu thấy cần thiết: Căn cứ vào báo cáo của CBTD về KHCNKD, nếu hồ sơ vay vốn hợp pháp, hợp lệ,

phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có hiệu quả. Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh sẽ báo cáo Giám đốc hoặc phó Giám đốc, trường hợp Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh nhận thấy hồ sơ vay vốn của KHCNKD có điều gì còn thắc mắc, chưa rõ ràng thì sẽ cùng CBTD tái thẩm định.

- Giám đốc (hoặc phó Giám đốc) là người quyết định cho vay: Từ kết quả thẩm định của CBTD, báo cáo đề xuất của Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh, Giám đốc hoặc phó Giám đốc sẽ quyết định phê duyệt cho vay hoặc không cho vay đối với KHCNKD.

- Bộ phận kế toán nhận hồ sơ vay vốn, tiến hành các nghiệp vụ hạch toán kế toán và chuyển sang kho quỹ để tổ chức giải ngân cho KHCNKD.

- Trưởng phòng kế toán là người kiểm soát lại hồ sơ cho vay KHCNKD khi cán bộ kế toán thực hiện giải ngân; kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ tiền vay, hồ sơ tài sản bảo đảm, các nội dung đã ký trong hợp đồng tín dụng, thực hiện phê duyệt giải ngân.

- Cán bộ hậu kiểm kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ hồ sơ sau khi giải ngân, tổ chức kiểm tra đột xuất để kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Agribank nói riêng và NHNN nói chung, việc kiểm tra được thực hiện vào cuối ngày làm việc hoặc đầu ngày hôm sau, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, yêu cầu các cán bộ liên quan bổ sung đầy đủ và hợp lệ.

Nhìn chung, việc tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD tại Chi nhánh thực hiện đúng theo quy định của Agribank, tuân thủ theo quy trình tương đối chặt chẽ. Các khoản vay vượt hạn mức đều phải trình lên Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk để đảm bảo tính khách quan, hạn chế các RRTD trong cho vay KHCNKD.

b. Các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh

Chi nhánh sử dụng nhiều biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay

KHCNKD, các biện pháp đưa ra để phục vụ mục tiêu cụ thể trong hoạt động kiểm soát RRTD. Tuy nhiên, việc phân định chỉ có tính chất tương đối, có những biện pháp phục vụ cho một hoặc nhiều mục tiêu khác nhau. Chi nhánh đã sử dụng các biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD như sau:

- Né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay KHCNKD

Từ chối cho vay

Căn cứ vào chính sách tín dụng của Agribank trong từng thời kỳ, chi nhánh từ chối cho vay KHCNKD trong một số lĩnh vực có rủi ro cao như:

Không cho vay mới đối với lĩnh vực kinh doanh chứng khoán; kinh doanh bất động sản; đầu tư góp vốn mua cổ phần, hợp tác kinh doanh, liên doanh liên kết.

Căn cứ vào kết quả đánh giá RRTD cho từng KHCNKD từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các tiêu chí khác để xem xét việc từ chối cho vay hoặc áp dụng chính sách cho vay, hình thức bảo đảm phù hợp với từng khách hàng cụ thể. Chi nhánh sẽ cho vay ở mức tối đa, hạn chế hoặc không cho vay đối với những KHCNKD có kết quả xếp hạng không đạt tiêu chuẩn theo quy định của Agribank; cụ thể đối với KHCNKD xếp loại A, có phương án kinh doanh khả thi và có hiệu quả, chi nhánh sẽ cho vay ở mức tối đa trong quyền phán quyết tín dụng của chi nhánh là 10 tỷ đồng, khách hàng xếp loại B mức cho vay bằng 8 tỷ đồng. Không cho vay đối với khách hàng xếp loại C.

Hạn chế cho vay lĩnh vực kinh doanh có rủi ro cao

Hạn chế cho vay đối với KHCNKD hoạt động kinh doanh vận tải, có hình thức bảo đảm bằng tài sản là phương tiện vận tải hình thành từ vốn vay, cho vay đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xi măng, sắt thép xây dựng, các nhà máy nhiệt điệt, thủy điện.

Chi nhánh đã có các biện pháp cần thiết để né tránh RRTD trong cho vay KHCNKD, tuy nhiên trong thực tế việc đánh giá và xếp hạng tín dụng nội bộ

tại chi nhánh vẫn còn mang tính chủ quan của CBTD, chủ yếu dự vào nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, dẫn đến việc đánh giá xếp hạng không đúng với tình hình thực tế của khách hàng; có những khách hàng tốt nhưng do cảm tính và thu thập nguồn thông tin không đầy đủ nên CBTD lại đánh giá xếp hạng không tốt và ngược lại, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng, mất cơ hội đầu tư đối với những khách hàng tiềm năng.

- Ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay KHCNKD

Thực hiện việc phân cấp quyền phán quyết tín dụng rõ ràng

Việc phân cấp quyền phán quyết tín dụng tại chi nhánh thực hiên đúng theo quy định của Agribank. Căn cứ vào quy mô, kết quả hoạt động, năng lực điều hành của từng giám đốc chi nhánh loại II, Giám đốc Agribank Bắc Đăk Lăk sẽ phân giao mức phán quyết tín dụng theo từng chi nhánh và đối tượng khách hàng, đối với chi nhánh Agribank thành phố Buôn Ma Thuột, mức phán quyết cấp trên giao cụ thể như sau: Khách hàng cá nhân xếp loại A mức phán quyết tối đa là 10 tỷ đồng, mức phán quyết tối đa 8 tỷ đồng đối với khách hàng xếp loại B. Giám đốc chi nhánh được ủy quyền thường xuyên lại cho phó Giám đốc nhưng tối đa bằng 70% mức phán quyết của cấp trên giao.

Thực hiện quy trình cho vay chặt chẽ

Quy trình cho vay được thực hiện theo Quyết định số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Hội đồng thành viên về “Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Quyết định số 839/QĐ-NHNo-HSX ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Tổng giám đốc về “Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”. Tại chi nhánh đã tuân thủ, thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay đối với KHCNKD theo quy định của Agribank tương đối chặt chẽ, cụ thể như sau:

(1) Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định khoản vay

Thực hiện: Người thẩm định.

 Tiếp nhận và hướng dẫn KHCNKD lập hồ sơ vay vốn - Tiếp nhận hồ sơ vay vốn theo danh mục hồ sơ vay vốn

- Thu thập các thông tin cần thiết có liên quan đến khách hàng: Thu thập thông tin về các định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan để phân tích, đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng vốn; thông tin khác (nếu có).

- Giải thích cho KHCNKD hiểu rõ về thẩm quyền cho vay, điều kiện, các quy định cho vay, lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn, lãi suất chậm trả và phí (nếu có), các biện pháp kiểm tra, giám sát của Agribank sau khi cho vay; hướng dẫn khách hàng thủ tục vay vốn và các nội dung khác liên quan đến việc vay vốn.

- Phối hợp với bộ phận khách hàng (CIF) thực hiện đăng ký, sửa đổi, bổ sung thông tin khách hàng theo quy định.

 Thẩm định khoản vay

- Kiểm tra, rà soát tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn.

- Thẩm định các điều kiện vay vốn: Thông tin CIC của khách hàng; không có nợ xấu, nợ đã XLRR ở Agribank và các TCTD khác tại thời điểm thẩm định cho vay, trừ trường hợp thuộc đối tượng chính sách theo quy định của cấp có thẩm quyền được tiếp tục cho vay; đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của người vay và người ủy quyền; đánh giá tính hợp pháp của mục đích vay vốn; phân tích, đánh giá tính khả thi phương án sử dụng vốn, khả năng trả nợ của khách hàng. Trường hợp khách hàng là chủ doanh nghiệp tư nhân phải đánh giá thêm tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Hình thức bảo đảm tiền vay và thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay.

- Chấm điểm, xếp hạng khách hàng tại thời điểm thẩm định theo quy định về chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng hiện hành của Agribank.

- Lập báo cáo thẩm định, đề xuất việc cho vay hay không cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay, biện pháp bảo đảm tiền vay, mức lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn, lãi suất chậm trả và các nội dung khác có liên quan; chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ sơ cho vay; tính chính xác, trung thực của nội dung báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm về đề xuất của mình.

- Trình người kiểm soát khoản vay.

(2) Kiểm soát hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định Thực hiện: Người kiểm soát khoản vay.

 Kiểm soát tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn.

 Rà soát và ký kiểm soát kết quả chấm điểm , xếp hạng khách hàng.

 Kiểm soát, đánh giá kết quả phân tích các rủi ro có liên quan đến báo cáo thẩm định.

 Kiểm soát nội dung thẩm định/tái thẩm định; kiểm soát báo cáo đề xuất giải ngân, trường hợp cần thiết có thể yêu cầu bổ sung thông tin, thẩm định lại, thẩm định bổ sung về khoản vay và đề xuất việc cho vay hay không cho vay, giải ngân hay không giải ngân và chịu trách nhiệm về các đề xuất của mình. Trình người quyết định cho vay xem xét quyết định.

(3) Quyết định khoản vay

Thực hiện: Người quyết định cho vay.

Căn cứ hồ sơ khoản vay, báo cáo thẩm định/tái thẩm định, trường hợp cần thiết, yêu cầu bổ sung thông tin, tái thẩm định về khoản vay để xem xét quyết định theo thẩm quyền, ghi rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

(4) Soạn thảo, kiểm soát và ký kết Hợp đồng tín dụng

 Soạn thảo Hợp đồng tín dụng

Thực hiện: Người quản lý nợ cho vay

Soạn thảo Hợp đồng tín dụng theo hướng dẫn, nội dung phải phù hợp với

quyết định/phê duyệt cho vay và các điều kiện giải ngân (nếu có).

 Kiểm soát nội dung Hợp đồng tín dụng Thực hiện: Người kiểm soát khoản vay

- Kiểm soát nội dung Hợp đồng tín dụng bảo đảm phù hợp với quyết định/phê duyệt cho vay, quy định của pháp luật.

- Trình người có thẩm quyền phê duyệt cho vay.

 Ký kết Hợp đồng tín dụng

Thực hiện: Người có thẩm quyền

- Xem xét các nội dung trên các Hợp đồng tín dụng.

- Thực hiện ký kết Hợp đồng tín dụng.

 Hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có): được thực hiện theo hướng dẫn tại quy định về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribank.

(5) Giải ngân khoản vay

 Tiếp nhận hồ sơ giải ngân

Thực hiện: Người quản lý nợ cho vay

- Tiếp nhận hồ sơ giải ngân của khách hàng gồm: chứng từ giải ngân, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn.

- Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng vốn, khả năng trả nợ của khách hàng; kiểm tra mục đích vay vốn, vốn đối ứng đã tham gia, việc thực hiện các điều kiện khách hàng đã cam kết, bảo đảm tiền vay. Trừ trường hợp khách hàng vay vốn có bảo đảm 100% nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi bằng số dư tiền gửi tại các TCTD.

- Kiểm tra tính phù hợp giữa chứng từ giải ngân, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn và nội dung Hợp đồng tín dụng.

- Phân tích, đánh giá các rủi ro có liên quan.

- Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, vi phạm các nội dung trong Hợp đồng tín dụng, Agribank nơi cho vay có trách

nhiệm ngừng giải ngân để xử lý theo thỏa thuận của Hợp đồng tín dụng đã ký.

- Từng lần giải ngân người quản lý nợ cho vay lập báo cáo đề xuất giải ngân, trường hợp nhận nợ nhiều lần cùng khách hàng lập giấy nhận nợ cho từng lần giải ngân.

- Quản lý chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn.

- Trình người kiểm soát khoản vay.

 Kiểm soát giải ngân

Thực hiện: Người kiểm soát khoản vay.

- Kiểm soát, đánh giá kết quả phân tích các rủi ro có liên quan.

- Kiểm soát nội dung báo cáo đề xuất giải ngân, hồ sơ giải ngân, giấy nhận nợ và trình Người quyết định cho vay.

 Phê duyệt giải ngân

Thực hiện: Người quyết định cho vay.

Phê duyệt báo cáo đề xuất giải ngân, giấy nhận nợ và giao cho Phòng Kế hoạch kinh doanh để thực hiện các bước tiếp theo.

 Bàn giao hồ sơ cho giao dịch viên hạch toán tài sản bảo đảm và giải ngân vốn vay. Sau khi hồ sơ khoản vay được phê duyệt, người quản lý nợ cho vay lập danh mục hồ sơ bàn giao cho giao dịch viên quản lý theo quy định.

 Kiểm soát và giải ngân vốn vay

Thực hiện: Giao dịch viên, kiểm soát viên

- Tiếp nhận hồ sơ khoản vay từ người quản lý nợ cho vay.

- Hạch toán tài sản bảo đảm trên hệ thống.

- Bàn giao tài sản bảo đảm, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản cho Thủ kho/Thủ quỹ để nhập kho tài sản bảo đảm theo quy định.

- Agribank nơi cho vay sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay theo quy định của NHNN và hướng dẫn của Agribank.

- Kiểm tra hồ sơ chứng từ giải ngân và thực hiện hạch toán giải ngân.

- Người có thẩm quyền kiểm soát hồ sơ giải ngân, phê duyệt hạch toán tài sản bảo đảm, hạch toán giải ngân, xác nhận giao dịch trên hệ thống giao dịch.

(6) Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay

 Thời điểm kiểm tra lần đầu

- Sau khi giải ngân chậm nhất 30 ngày đối với cá nhân cư trú tại đô thị.

- Sau khi giải ngân chậm nhất 60 ngày đối với cá nhân cư trú tại địa bàn nông thôn.

- Các trường hợp có dấu hiệu bất thường từ khách hàng hoặc cán bộ trực tiếp thẩm định đề xuất cho vay phải kiểm tra ngay sau khi phát hiện.

 Nội dung kiểm tra, giám sát

Người quản lý nợ cho vay thực hiện kiểm tra một hoặc một số hoặc toàn bộ các nội dung sau đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, đảm bảo an toàn vốn vay:

- Việc sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong Thỏa thuận cho vay.

- Biện pháp tổ chức triển khai và tiến độ thực hiện dự án, phương án. đánh giá phương án sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn.

- Hiện trạng, tình hình biến động, thay đổi tài sản bảo đảm (số lượng, giá trị...).

- Nguồn thu nhập của khách hàng vay (từ phương án, dự án, tiền lương, thu nhập, các nguồn tài chính khác); tình hình tài chính doanh nghiệp; đánh giá tiến độ và khả năng trả nợ.

- Thu thập thông tin, thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định của Agribank.

- Xác định mức độ thiệt hại đối với phương án sử dụng vốn của khách hàng khi xảy ra rủi ro.

- Các trường hợp phải thực hiện kiểm tra và giám sát thường xuyên gồm:

Khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoản nợ quá hạn; Các khoản nợ đã

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk nông (Trang 61 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)