CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
3.2.2. Khuyến nghị đối với Agribank Bắc Đăk Lăk
- Xây dựng bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ năng lực chuyên môn, đạo đức tốt.
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Agribank Bắc Đăk Lăk thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo chương trình, kế hoạch đề cương kiểm tra hàng năm của Agribank. Việc kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các tồn tại, sai phạm trong chấp hành cơ chế nghiệp vụ, các nguy cơ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, phòng giao dịch, để chủ động áp dụng các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục, xử lý, hạn chế phát sinh các vụ việc ảnh hưởng đến an toàn, an ninh trong hoạt động ngân hàng. Kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo cho việc tuân thủ các quy định trong các mặt nghiệp vụ của NHNN, của Agirank, đồng thời bảo đảm việc tuân thủ các quy định của Pháp luật đối với đội ngũ cán bộ các cấp khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Hoạt động này phục vụ tốt cho hoạt động tham mưu đối với lãnh đạo trong chỉ đạo, điều hành kinh doanh đảm bảo đúng định hướng, tuân thủ các quy định của NHNN, của pháp luật Nhà nước. Tuy nhiên, thực tiễn vừa qua cho thấy, hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn nhiều hạn chế, điều này xuất phát từ một nguyên nhân cơ bản là bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ được tổ chức chưa tốt, một số cán bộ kiểm tra, kiểm soát trình độ chuyên môn nghiệp vụ không cao, kiến thức pháp luật còn hạn chế, kinh nghiệm kiểm tra không có, chưa được đào tạo chuyên sâu cho công tác kiểm tra, thiếu tìm hiểu cập nhật văn bản cơ chế nghiệp vụ mới, dẫn đến kết quả phát hiện các tồn tại, sai phạm còn nhiều hạn chế, không phản ánh hết hoặc phản ánh không đầy đủ các sai phạm đang tồn tại.
- Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch kiểm tra theo định kỳ, đột xuất với toàn thể hoạt động tín dụng nói chung và cho vay
KHCNKD nói riêng. Kết hợp kiểm tra hồ sơ giấy với kiểm tra, đối chiếu trực tiếp khách hàng, tăng cường công tác đối chiếu thực tế trực tiếp càng nhiều càng tốt, qua đó nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của KHCNKD, quá trình thực hiện phương án, sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn tối ưu nhất, từ đó đánh giá khả năng thực hiện phương án kinh doanh và khả năng trả nợ vốn vay đúng cam kết với ngân hàng. Bên cạnh đó qua hoạt động kiểm tra phát hiện những dấu hiệu tồn tại, sai sót, vi phạm của CBTD, của khách hàng để có kế hoạch cụ thể, đưa ra đề xuất xử lý kịp thời giảm thiểu tổn tất một khi RRTD xảy ra. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát nếu phát hiện ra các tồn tại, sai phạm cần phải xử lý nghiêm khắc những cán bộ có liên quan để chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, mang tính răn đe các cán bộ khác.
b. Phân giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng hợp lý
Agribank Bắc Đăk Lăk phân giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm cần tham khảo tỷ lệ, tốc độ tăng trưởng hàng năm của những năm trước để đưa ra chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng hợp lý, tránh trường hợp phân giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng quá cao, không có cơ sở, phi thực tế, chi nhánh không thể thực hiện hoàn thành kế hoạch phân giao.
Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch phân giao, chi nhánh thực hiện phân giao lại chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng lại cho các bộ phận có liên quan và phân giao trực tiếp đến CBTD. Tuy nhiên chỉ tiêu phân giao tăng trưởng tín dụng không hợp lý sẽ tạo áp lực CBTD phải bắt buộc thực hiện hoàn thành, dẫn đến CBTD dễ dãi trong cho vay, bỏ qua một số điều kiện vay vốn, cho vay đối với những ngành nghề có rủi ro cao, không tuân thủ chính sách tín dụng đối với KHCNKD từng thời kỳ.
Từ áp lực phải đạt mục tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng, chi nhánh phải hạ thấp chuẩn hoặc nới lỏng một số điều kiện cho vay, đây cũng là
nguyên nhân dẫn đến RRTD, chi nhánh phải đánh đổi tăng trưởng mở rộng quy mộ tín dụng với chất lượng tín dụng, điều đó đồng nghĩa với việc RRTD cũng có thể xảy ra với tần suất, mức độ ngày càng tăng.
c. Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ tín dụng và kiến thức pháp luật cho đội ngũ CBTD
Với đặc thù phần lớn dư nợ tín dụng của Agribank là cho vay nông nghiệp nông thôn, do đó số lượng khách hàng vay vốn tại các chi nhánh tương đối lớn, khoản vay nhỏ lẻ, CBTD phải quản lý số lượng món vay nhiều, áp lực công việc hàng ngày rất lớn dẫn đến đội ngũ làm công tác tín dụng ít có thời gian học tập và nghiên cứu tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật cho bản thân. Agribank Bắc Đăk Lăk nên thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phân tích tín dụng, phổ biến cập nhật những quy định, văn bản mới cho cán bộ làm công tác tín dụng bằng cách mời các chuyên gia đầu ngành các lĩnh vực cần đào tạo bồi dưỡng, trang bị cho CBTD những kiến thức pháp luật cơ bản trong quá trình xử lý các khoản nợ xấu, cũng như xử lý TSBĐ theo quy định của pháp luật.
Định kỳ tổ chức các buổi giao lưu tọa đàm giữa những cán bộ làm công tác tín dụng, để những người làm công tác tín dụng có cơ hỏi trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác thẩm định cho vay, xử lý các khoản vay có vấn đề, cũng như kinh nghiệm xử lý, phát mãi tài sản qua cơ quan pháp luật để thu hồi nợ.
d. Có chính sách cơ chế khen thưởng, kỷ luật hợp lý
Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng trong giai đoạn hiện nay và có một vị trí rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, thu hút người tài, chi nhánh cần áp dụng các chính sách sau:
- Có chế độ trả lương, phụ cấp, hệ số thu hút phù hợp cho CBTD và phải cao hơn hẳn các bộ phận khác, đồng thời hàng tháng, hàng quý phải có bình xét, đánh giá và chấm điểm về mức độ hoàn thành công việc để căn cứ vào đó trả lương và thu lao theo hiệu quả công việc cho CBTD.
- Bình xét thi đua, tuyên dương những CBTD có thành tích nổi bật trong kỳ với các hình thức khen thưởng bằng vật chất mang tính động viên phù hợp, tạo động lực và không khí hăng hái, thi đua làm việc trong chi nhánh.
Khen thưởng các cá nhân có thành tích trong công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ xấu, nợ XLRR, nợ đã bán cho VAMC bằng tỷ lệ nhất định trên kết quả số tiền thu hồi được.
- Ban hành quy chế, quy định rõ ràng về việc xử lý rõ ràng các trường hợp gây tổn thất tín dụng cho chi nhánh, gắn trách nhiệm của CBTD vào tổn thất tín dụng của mình gây ra do nguyên nhân chủ quan, quy trách nhiệm vật chất khi để xảy ra tổn thất tín dụng.
- Đối với CBTD có dấu hiệu làm trái với quy định của chi nhánh hoặc đạo đức kém, thường xuyên theo dõi và nhắc nhở, nếu qua thời gian không có thay đổi tích cực cần chấm dứt ngay công việc đang làm.