CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH
1.3. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM
1.3.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh
Kiểm soát RRTD là quá trình ngân hàng vận dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu, phân tán và chuyển giao RRTD nhằm kiểm soát tần suất xảy ra RRTD và mức độ thiệt hại tổn thất do RRTD gây ra trong giới hạn mà ngân hàng hoạch định.
1.3.2. Mục tiêu của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh
Kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD nhằm các mục tiêu sau:
- Ngân hàng thương mại kiểm soát được tần suất xảy ra RRTD và mức độ thiệt hại tổn thất do RRTD gây ra trong giới hạn đề ra.
- Đảm bảo được hoạt động kinh doanh của ngân hàng an toàn, hiệu quả phát triển bền vững trong điều kiện thị trường nhiều biến động, nguy cơ RRTD ngày một gia tăng.
- Thực hiện đúng các chính sách, các quy định của nhà nước và của pháp luật hiện hành.
1.3.3. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh
Kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD là công việc quan trọng và
cũng rất phức tạp, đòi hỏi ngân hàng áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp:
a. Né tránh rủi ro tín dụng
RRTD có thể xảy ra do một số nguyên nhân bên ngoài mà ngân hàng không thể điều chỉnh thay đổi hoặc khả năng ngân hàng không thể ngăn ngừa, do vậy ngân hàng lựa chọn bằng cách né tránh. Né tránh là việc ngân hàng trên cơ sở nhận diện, đánh giá RRTD trong cho vay KHCNKD, ngân hàng từ chối cho vay KHCNKD hoạt động trong một số lĩnh vực, một số ngành nghề, một số KHCNKD mà ngân hàng đã lựa chọn trong chính sách cho vay của mình.
Do đặc điểm KHCNKD vay nhỏ lẻ, số khách hàng lớn nên có điều kiện sàng lọc, né tránh. Thông qua hoạt động thẩm định, xếp loại và sàng lọc khách hàng: đối với những khách hàng mức độ RRTD lớn thì biện pháp tốt nhất là né tránh, từ chối cho vay, mà không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
b. Ngăn ngừa rủi ro tín dụng
Ngăn ngừa RRTD trong cho vay KHCNKD là việc các NHTM thực hiện các hoạt động nhằm ngăn chặn khả năng xảy ra RRTD. Trên cơ sở nghiên cứu, xác định những nguyên nhân RRTD trong cho vay KHCNKD như: từ phía ngân hàng, từ phía người đi vay, từ những yếu tố khác. Ngân hàng làm sao cho tác động của những nguyên nhân RRTD đó đừng xảy ra. Các biện pháp ngăn ngừa thông dụng như: Xây dựng và thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay chặt chẽ, đặc biệt là giám sát sau khi cho vay, biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản, kiểm soát dòng tiền của khách hàng vay, v.v…
Với đặc điểm quy mô món vay nhỏ, số lượng KHCNKD nhiều dẫn đến việc quản lí món vay gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó tính trung thực, chính xác của các thông tin khách hàng cung cấp là không cao nên đòi hỏi CBTD cần phải nhanh nhạy, bám sát theo dõi chặt chẽ khoản vay. Hoạt động ngăn
ngừa RRTD được các ngân hàng thực hiện trong suốt quá trình tồn tại của món vay, cả trước, trong và sau khi cho vay.
c. Giảm thiểu khả năng, tổn thất do RRTD gây ra
Là biện pháp nhằm làm giảm thiểu khả năng, tổn thất khi RRTD trong cho vay KHCNKD xảy ra. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất ngân hàng thường áp dụng như: Áp dụng biện pháp cho vay có bảo đảm bằng tài sản; Áp dụng mức lãi suất cho vay có tính đến tỷ lệ phần bù rủi ro; Áp dụng biện pháp khôi phục các khoản cho vay có vấn đề (gia hạn nợ, giãn nợ, cấu trúc lại khoản nợ, cho vay thêm ...); v.v…
Do đặc điểm kinh doanh của KHCNKD chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các nhân tố biến động của môi trường, nên cho dù các hoạt động né tránh hay ngăn ngừa RRTD đã thực hiện rất tốt nhưng RRTD vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, biện pháp này được sử dụng nhằm mục đích làm giảm khả năng, tổn thất do RRTD gây ra.
d. Phân tán rủi ro tín dụng
Là việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục cho vay, thực hiện cho vay với nhiều loại sản phẩm, nhiều khách hàng, không tập trung cho vay quá nhiều vào một số ít ngành nghề, lĩnh vực, hình thức cấp vốn, một ít khách hàng hoặc nhóm khách hàng nhằm mục đích phân tán rủi ro.
e. Chuyển giao rủi ro tín dụng
Là biện pháp chuyển giao tính bất định của rủi ro sang đối tượng khác, chuyển từ trạng thái bất định của rủi ro sang trạng thái có thể kiểm soát được.
Chuyển giao rủi ro giúp cho NHTM giảm áp lực gánh chịu tổn thất khi rủi ro xảy ra. Ngân hàng thực hiện các biện pháp sau: bảo hiểm tín dụng, chứng khoán hóa khoản cho vay; v.v…
1.3.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh
Kết quả hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD thường được phản ánh qua các tiêu chí: cơ cấu dư nợ cho vay theo khả năng và mức độ RRTD, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ DPRR cụ thể, tỷ lệ nợ xóa ròng,…. Các chỉ tiêu này được tính toán và so sánh với mức kế hoạch đặt ra, được đánh giá trong mối quan hệ với mức độ đạt được của tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCNKD.
a. Cơ cấu dư nợ cho vay theo khả năng và mức độ rủi ro tín dụng Đây là việc ngân hàng thực hiện phân loại nợ vay theo nhóm có khả năng và mức độ RRTD từ thấp đến cao dựa vào các tiêu chí: Thời gian quá hạn; Phương pháp đánh giá RRTD định tính. Phản ánh sự cải thiện cơ cấu nhóm nợ dựa vào xu hướng việc giảm tỷ trọng nợ có mức độ cao, tăng tỷ trọng nợ ít RRTD hơn trong tổng dư nợ.
Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN thì nợ vay được được phân thành 05 nhóm nợ:
- Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý - Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn - Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ
- Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn b. Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu của KHCNKD là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá mức độ rủi ro trong cho vay KHCNKD của NHTM. Tỷ lệ này trên tổng dư nợ càng cao thì mức độ RRTD trong cho vay KHCNKD của ngân hàng càng lớn và ngược lại.
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Quy định về phân loại tài sản có, mức
trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN, nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu /Tổng dư nợ *100%
Tỷ lệ nợ xấu phát sinh tăng phản ánh kết quả hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD của ngân hàng không hiệu quả.
Tỷ lệ nợ xấu phát sinh giảm do biện pháp chủ động của ngân hàng hay giảm, phản ánh kết quả hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD của ngân hàng có hiệu quả.
c. Tỷ lệ trích lập DPRR cụ thể
Tỷ lệ trích lập DPRRCT = DPRRCT trích lập/Tổng dư nợ* 100%
Tùy theo mức độ rủi ro các NHTM phải trích lập DPRRCT từ 0 đến 100% giá trị vốn tổn thất ước tính của từng khoản vay. Như vậy, nếu ngân hàng có danh mục cho vay có khả năng và mức độ RRTD cang cao, khả năng van mức độ tổn thất vốn càng lớn thì tỷ lệ trích lập DPRR cụ thể sẽ càng cao.
d. Tỷ lệ xóa nợ ròng
Tỷ lệ xóa nợ ròng = Nợ xóa ròng/Tổng dư nợ*100%
Những khoản nợ khó đòi sẽ được xóa theo quy chế hiện hành (đưa ra hạch toán ngoại bảng) và được bù đắp bởi quỹ DPRR tín dụng. Nợ xóa là mức độ tổn thất thực tế mà ngân hàng phải gánh chịu. Tỷ lệ xóa nợ ròng càng cao cho thấy hoạt động kiểm soát RRTD của ngân hàng càng hạn chế và ngược lại.
Giá trị xóa nợ ròng = Dư nợ xóa – các khoản thu hồi được
Các chỉ tiêu trên chỉ tính toán trong phạm vi hoạt động cho vay KHCNKD. Từ việc tính toán các chỉ tiêu cụ thể nói trên, so sánh với mục tiêu kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD của ngân hàng, xem xét trong mối
quan hệ với kết quả thực hiện kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với KHCNKD của ngân hàng để đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD của ngân hàng.