Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk nông (Trang 88 - 94)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

- Hoạch định mục tiêu, kế hoạch kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD chưa cụ thể. Chưa xác định đầy đủ và có hệ thống nguyên nhân gây ra RRTD trong cho vay KHCNKD.

- Hoạt động tổ chức quản lý rủi ro nói chung và quản lý RRTD nói riêng thường giao cho bộ phận tín dụng trực tiếp, chưa có bộ phận quản lý RRTD và theo dõi chuyên trách. Việc xử lý nợ có vấn đề chưa triệt để so với kết quả đạt được, sự phối hợp giữa các bộ phận trong vấn đề xử lý nợ xấu và kiểm soát RRTD chưa tốt.

- Chưa chú trọng đa dạng hoá đối tượng thành phần cho vay nhằm phân tán rủi ro: Việc cho vay chủ yếu tập trung vào các nhóm khách hàng truyền thống, cho vay một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh đơn giản, chưa mạnh dạng mở rộng sang các đối tượng khách hàng khác dẫn đến khó khăn trong tăng trưởng tín dụng, đa dạng hóa thành cho vay nhằm đa dạng hóa RRTD.

- Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ còn lỏng lẻo: Việc kiểm tra chưa phát huy hết vai trò, hầu như chỉ mang tính hình thức, ít có những khuyến cáo cụ thể, cho nên thường có nhiều sai phạm xảy ra mang tính lặp đi lặp lại. Chỉ chú trọng kiểm tra, kiểm soát khi có đoàn kiểm tra, thanh tra đến thanh tra, hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ hầu như không có dẫn đến nhiều sai phạm khi các đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện.

- Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay: Công tác giám sát và quản

lý sau khi cho vay tại chi nhánh chưa thực hiện tốt, chỉ mang tính hình thức, nhằm đối phó với các đoàn thanh tra, kiểm tra, hầu như không phát hiện được những dấu hiệu rủi ro như khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc không thực hiện phương án như cam kết, để có các biện pháp xử lý kịp thời hạn chế rủi ro. Nguyên nhân do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng, bên cạnh đó, do số lượng khách hàng đông và nhỏ lẻ cho nên việc tiếp cận, kiểm tra giám sát sau khi cho vay gặp không ít khó khăn.

- Việc định giá tài sản bảo đảm tiền vay vẫn còn mang tính chủ quan, theo cảm tính của CBTD, định giá tài sản là đất nông nghiệp chi nhánh đã áp khung giá đất do UBND tỉnh ban hành. Tuy nhiên, đối với tài sản bảo đảm là đất ở định giá theo giá đất thị trường, chưa thu thập thông tin, tham khảo giá đất thị trường tại khu vực hoặc vùng lân cận, dẫn đến định giá không sát với giá thực tế, khi có rủi ro xử lý tài sản bảo đảm không thu hồi đầy đủ nợ gốc, lãi.

- Công tác thẩm định tín dụng còn chung chung, chưa chi tiết cụ thể, chưa phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, không phản ánh đúng quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và khả năng quản lý tài chính, uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng để làm nền tảng cho một quyết định tín dụng đúng đắn. Bước tìm hiểu, khai thác thông tin khách hàng trong quy trình tín dụng có thời gian thực hiện quá ngắn, không đủ thời gian cho bộ phận tín dụng tìm kiếm, phân tích và sử dụng trong công tác tín dụng.

- Phân loại nợ chưa thật sự phản ánh đúng chất lượng tín dụng, gia hạn, cơ cấu lại nợ khi khoản vay không đủ điều kiện, dẫn đến sai lệch nhóm nợ.

Phân loại nợ đa phần đều thực hiện theo định lượng (dựa vào số ngày quá hạn để chuyển nhóm nợ), chưa thực hiện phân loại nợ theo định tính.

- Xử lý chưa kiên quyết triệt để các khoản vay có vấn đề, nợ xấu giảm

dần qua các năm nhưng vẫn cao hơn mục tiêu kế hoạch, công tác xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu còn nhiều hạn chế chưa đạt hiệu quả theo kế hoạch.

- Mức mua bảo hiểm bảo an tín dụng còn thấp vay so với khoản vay, việc mua bảo hiểm còn mang tính hình thức thực hiện chiếu lệ, miễn cưỡng, chỉ mua bảo hiểm một phần nhỏ số tiền vay. Bên cạnh đó, khi xảy ra rủi ro để khách hàng nhận được số tiền bảo hiểm còn qua nhiều thủ tục rườm rà.

b. Nguyên nhân tồn tại

Nguyên nhân chủ quan

- Tuân thủ các quy định, quy trình tín dụng của Chi nhánh chưa nghiêm túc, hoạt động cho vay vẫn để xảy ra sai sót như: cho vay vượt quá nhu cầu và quy mô hoạt động của khách hàng, xếp hạng tín dụng không đúng với thực tế khách hàng, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo không đúng theo quy định, định giá tài sản đảm bảo không đúng với thực tế,…

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa được quan tâm, cán bộ làm công tác cho vay chưa được đào tạo trang bị kiến thức pháp luật cần thiết, đào tạo nghiệp vụ còn mang tính hình thức dựa trên văn bản hướng dẫn là chủ yếu, không đạo tạo các kỹ năng mềm trong quá trình cho vay và xử lý khoản vay khi có rủi ro, số lượng cán bộ chủ chốt để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh còn thiếu, đặc biệt cán bộ được đào tạo bài bản làm công tác tín dụng, kinh nghiệm cho vay của một số cán bộ còn hạn chế. Một số cán bộ có năng lực hạn chế, dẫn đến các sai sót trong quá trình cho vay, các rủi ro mang tính chủ quan từ phía CBTD.

- Bố trí CBTD thiếu chuyên môn nghiệp vụ: Việc tuyển dụng, bố trí nhân sự làm công tác tín dụng chưa được quan tâm đúng mức, tuyển dụng, phân công công việc chưa căn cứ vào các tiêu chuẩn về chuyên môn được đào tạo, một số CBTD làm công tác cho vay nhưng chuyên môn được đào tạo không phải là tín dụng dẫn đến nhiều hạn chế trong công tác thẩm định, xử lý

khoản vay khi có rủi ro.

- Công tác giám sát nợ vay chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù đã có các văn bản, quy trình quy định về việc giám sát, tuy nhiên việc thực hiện kiểm tra, giám sát sau cho vay còn mang tính chất hình thức, đối phó. Bên cạnh đó việc giải ngân cho khách hàng bằng tiền mặt nên việc giám sát dòng tiền vay của khách hàng sử dụng vào mục đích gì, có đúng hay không rất khó thực hiện.

- Về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp: CBTD cho vay hời hợt không đặt trách nhiệm cá nhân lên hàng đầu mà vì một chút lợi ích cá nhân đã thực hiện không đúng quy trình cho vay, cố tình cho vay sai quy định hoặc vẫn cho vay khi khách hàng không đủ điều kiện vay vốn, khách hàng không có cơ sở hoạt động kinh doanh nhưng vẫn cho vay kinh doanh, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh sơ sài, không nắm sát thực tế, có những trường hợp khách hàng đã ngừng hoạt động kinh doanh nhưng CBTD vẫn không biết, dẫn đến những rủi ro xảy ra.

- Thiếu cập nhật thông tin thị trường: CBTD tại chi nhánh chưa được cập nhật thông tin kịp thời, nhất là thông tin biến động về giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực trên địa bàn, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, dẫn đến đánh giá tình hình tài chính của khách hàng một cách chủ quan không sát với thực tế ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của khách hàng.

- Hệ thống quản lý thông tin về khách hàng chưa đầy đủ: Hệ thống quản lý thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng, chi nhánh chỉ có thể tra cứu trên hệ thống CIC, nhưng với đặc điểm khoản vay nhỏ lẻ, nhiều nên việc tra cứu còn gặp nhiều khó khăn về chi phí và thời gian, làm ảnh hưởng nhiều đến công tác thẩm định và ra quyết định cho vay. Cán bộ ra quyết định cho vay còn dựa vào cảm tính, chưa tuân thủ, chưa coi trọng các chỉ tiêu thẩm định định lượng.

Nguyên nhân khách quan

- Việc hầu hết tài sản gắn liền với đất (nhà ở, nhà kho, công trình phụ trợ) tại địa phương đều chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, khung giá đất của UBND tỉnh Đăk Lăk chưa phản ánh đúng giá trị quyền sử dụng đất trên thị trường, dẫn đến việc định giá tài sản bảo đảm gặp rất khó khăn.

- Do sức ép cạnh tranh gay gắt, áp lực mở rộng tín dụng, tăng thị phần đã làm cho ngân hàng nới lỏng và hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện cấp tín dụng, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kiểm soát RRTD. Để phát triển khách hàng và đạt được kế hoạch đề ra, chi nhánh thường phải chấp nhận cho vay đối với những khách hàng không thực sự tốt, có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, đây là cái giá phải đánh đổi trong môi trường cạnh trạnh như hiện nay.

- Môi trường cung cấp thông tin thiếu và khó kiểm chứng, ngân hàng rất thiếu và khó khăn trong việc tìm kiếm các thông tin tin cậy về tình hình khách hàng, ngành nghề, giá cả, công nghệ, thị trường, quy hoạch phát triển vùng miền, chiến lược phát triển ngành,… để phục vụ cho công tác phẩm định phương án kinh doanh, do vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định trong cho vay. Hiện nay, nguồn thông tin từ CIC của NHNN chủ yếu chỉ để khai thác thông tin về tình hình nợ vay và lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng chứ chưa đáp ứng được nhiều theo yêu cầu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản kiểm soát RRTD ở Chương 1, Chương 2 tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD tại chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2015 – 2017.

Chương 2 của luận văn đã giới thiệu khái quát chung về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh, tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2015-2017. Nêu lên thực trạng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD tại chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2015 – 2017, trong đó, nêu lên đặc điểm cho vay KHCNKD tại chi nhánh, mục tiêu kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD của chi nhánh, tình hình, các biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD tại chi nhánh. Sau đó đánh giá chung hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD tại chi nhánh, trong đó nêu lên những kết quả đạt được và những tồn tại, nguyên nhân tồn tại của hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD. Từ đó nêu lên những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD tại chi nhánh được đề cập trong Chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk nông (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)