CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KINH DOANH PHI HÀNG KHÔNG
1.1 Tổng quan về dịch vụ phi hàng không
1.1.4 Đặc điểm kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không
Hoạt động hàng không tại cảng đƣợc thông suốt nhờ sự vận hành của guồng máy dịch vụ, từ dẫn đường bay, chỉ huy bay đến các dịch vụ bốc dỡ hàng lý hàng hóa… dịch vụ tại cảng có vai trò quan trọng là cung ứng các loại hình dịch vụ hàng không phục vụ cho các hãng hàng không và dịch vụ thương mại phi hàng không cho hành khách đi, đến cảng hàng không.
Đối với hoạt động hàng không, an toàn là một điều kiện hết sức quan trọng, có hãng hàng không chỉ để xảy ra một vụ tai nạn máy bay đã đủ phá sản như trường hợp Hãng hàng không Mỹ PanAm. Theo thống kê, đi máy bay an toàn gấp 2 lần tàu hỏa, gấp 30 lần xe hơi, mặc dù tỷ lệ tai nạn hàng không là rất nhỏ, ngày nay hơn một triệu chuyến bay chỉ xảy ra tai nạn nghiêm trọng
1 chuyến, trong khi đó cách đây 40 năm tỷ lệ này là 20 chuyến, nhƣng tai nạn hàng không lại có mức độ thiệt hại khủng khiếp hơn nhiều các phương tiện vận tải khác. Tai nạn hàng không thường xảy ra trong hoặc gần các cảng hàng không bay khi máy bay ở quá trình cất cánh hoặc tiếp cận hạ cánh, rất ít trường hợp xảy ra trong khi đang bay. Với trọng tải các máy bay ngày càng tăng, nên tai nạn có thể rất thảm khốc, qui mô tai nạn về tính mạng con người, cơ sở vật chất và tác động tiêu cực đến xã hội rất lớn.
Các dịch vụ hàng không và phi hàng không tại cảng chủ yếu là phục vụ cho hoạt động bay của các hãng hàng không và hành khách, trong đó có những dịch vụ trực tiếp đảm bảo an toàn cho các chuyến bay nhƣ dịch vụ không lưu, chỉ huy hạ, cất cánh, dịch vụ kỹ thuật tầu bay, dịch vụ soi chiếu an ninh, dịch vụ cứu hộ, khẩn nguy, dịch vụ y tế… đây là những dịch vụ thuần túy mục đích đảm bảo an toàn cho hoạt động bay đƣợc an toàn, thông suốt.
Các dịch vụ phi hàng không triển khai tại cảng phải là những dịch vụ chất lƣợng cao, đảm bảo vừa an toàn cho hoạt động bay, vừa văn minh, lịch sự, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cho người sử dụng. Dịch vụ phi hàng không đòi hỏi phải đầu tư lớn về vốn, tương xứng giá trị của phương tiện vận tải hiện đại, với trình độ của ngành kinh tế – kỹ thuật – dịch vụ đặc thù.
Vì vậy, vai trò quan trọng hàng đầu của kinh doanh dịch vụ hàng không và phi hàng không tại cảng là đảm bảo an toàn, văn minh, hiệu quả cho các hoạt động vận tải hàng không và hành khách.
- Kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không nhằm thỏa mãn nhu cầu của hành khách qua cảng và dân sinh quanh khu vực cảng
Một cảng hàng không quốc tế giống nhƣ một thành phố, cần có các dịch vụ như: điện, nước, thương nghiệp, ăn uống… và nhiều nhu cầu phát sinh khi vận chuyển số lượng lớn người và hàng hóa đi, đến trong khu vực cảng hàng không. Hiện nay, số thành phố có dân từ 10 – 20 triệu không phải
là nhiều trên thế giới, nhưng số lượng cảng hàng không có lưu lượng từ 10 – 20 triệu lƣợt hành khách/năm có rất nhiều; và tất nhiên, nhu cầu phục vụ cho số lƣợng hành khách này cũng nhƣ đối với thành phố lớn. Các dịch vụ phi hàng không ở đây, ngoài sự đa dạng, phong phú về loại hình, còn có yêu cầu cao về chất lƣợng để thỏa mãn nhu cầu của nhiều loại khách hàng từ bình dân đến sang trọng. Cảng hàng không là cửa ngõ và là bộ mặt tiêu biểu của quốc gia, nên các dịch vụ vừa hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, vừa mang sắc thái văn hóa của dân tộc.
- Kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại cảng mang lại nguồn thu lớn cho quá trình đầu tư phát triển cảng và thu nộp ngân sách quốc gia
Ngày nay, các nước đang nỗ lực phát triển cảng theo xu hướng thương mại hóa, biến cảng hàng không thành tổ hợp kinh tế – kỹ thuật – dịch vụ khép kín, tạo ra các nguồn thu nhập rất lớn từ các dịch vụ mang tính thương mại cao. Các loại phí và giá của dịch vụ phi hàng không có xu hướng tăng mạnh,tỷ lệ với sự đầu tƣ cơ sở vật chất và chất lƣợng cung ứng dịch vụ phi hàng không. Theo tính toán, cảng hàng không có lưu lượng 15 đến 20 triệu khách/năm, doanh thu từ các dịch vụ phi hàng không có thể tăng từ 50 đến 60% doanh thu. Còn đối với một cảng hàng không có công suất từ 6 đến 15 triệu khách/năm nhƣ Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất vào năm 2020 thì sẽ có doanh thu từ dịch vụ phi hàng không đạt khoảng 45 đến 50%; với công suất khai thác càng lớn, các cảng hàng không càng có cơ hội trở thành những tổ hợp dịch vụ công nghiệp khổng lồ với doanh thu chủ yếu đến từ dịch vụ phi hàng không. Nhƣ vậy, công suất khai thác các cảng hàng không quốc tế càng lớn thì doanh thu từ kinh doanh dịch vụ phi hàng không càng cao.
Bất kỳ một loại hình kinh doanh nào, nguồn thu cũng là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển. Hoạt động kinh doanh của cảng hàng không mang lại nguồn thu rất lớn để tái đầu tƣ và phát triển kinh tế xã hội khu vực
và cảng hàng không ngày càng đƣợc đầu tƣ xây dựng hiện đại, sang trọng hơn. Nguồn thu các dịch vụ hàng không và phi hàng không của các cảng hàng không có tỷ lệ khác nhau, phụ thuộc vào chính sách và cơ cấu thu của các cảng hàng không, nhưng vẫn có một tương quan nhất định giữa lưu lượng hành khách và cơ cấu thu nhập. Ví dụ, ở một số cảng hàng không ở khu vực đông Nam Á thì thu nhập phi hàng không chiếm khoảng 40 đến 50% tổng doanh thu, trong khi các sân bay của Hoa kỳ và Châu Âu thì thu nhập phi hàng không lên tới 75 đến 80%.
Nhìn chung, tỷ trọng dịch vụ phi hàng không có xu hướng tăng lên do các cảng hàng không mới xây dựng luôn chú trọng đến việc dành diện tích, vị trí thích đáng cho các hoạt động thương mại, các dịch vụ phi hàng không phục vụ nhu cầu ngày càng cao hơn của hành khách.
- Kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không mang tính cạnh tranh gay gắt
Hoạt động vận tải hàng không mang tính cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường nội địa và quốc tế. Tại thị trường vận tải nội địa, cạnh tranh diễn ra giữa các hãng hàng không với các loại hình vận tải khác: vận tải đường sắt và đường bộ, đường thủy. Ở nước ta, cạnh tranh này ngày càng gay gắt hơn, do tuyến đường dài Bắc – Nam được khai thác chủ yếu là vận tải đường không và vận tải đường sắt. Trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt nhằm lôi kéo khách hàng thường xuyên của hai loại hình vận tải này bằng những chính sách giảm giá, nâng cao chất lƣợng dịch vụ phục vụ khách hàng. Ngay trong lĩnh vực hàng không, cạnh tranh giữa các hãng hàng không nội địa nhƣ hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), Công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific, Công ty cổ phần hàng không Air Mekong, Công ty bay dịch vụ (VASCO) cũng diễn ra quyết liệt để tìm kiếm thị trường. Tại Việt Nam, các hãng hàng không nước ngoài không được khai
thác trên các đường bay nội địa, nhưng không phải vì thế mà tính chất cạnh tranh giảm giữa các hãng hàng không nội địa.
Do cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải hành khách và hàng hóa, các hãng hàng không buộc phải chú trọng đến các dịch vụ tại cảng hàng không. Các hãng hàng không đều muốn đƣợc cung ứng dịch vụ tốt nhất, rẻ nhất nhằm giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua giảm giá cước và các yếu tố ngoài giá, điều đó đã thúc đẩy cảng hàng không cũng phải cạnh tranh với nhau hoàn thiện các dịch vụ. Đối với một cảng hàng không, trở thành trung tâm trung chuyển hành khách khu vực là mục tiêu phát triển quan trọng, điều đó phụ thuộc vào sự lựa chọn của khách hàng là các nhà vận chuyển hàng không và hành khách, trong đó yếu tố cạnh tranh về các loại hình dịch vụ hàng không và phi hàng không tại cảng đƣợc hàng không coi trọng hàng đầu cho sự lựa chọn điểm dừng của họ.
- Kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không sử dụng công nghệ có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao
Hàm lượng vốn cao của công nghệ dịch vụ trước hết thể hiện ở giá trị các trang thiết bị chuyên dùng cho các hoạt động dịch vụ tại cảng, nhất là dịch vụ hàng không để cung ứng cho các hãng bay vận tải. Không thể dùng trang thiết bị công nghệ lạc hậu, rẻ tiền để phục vụ khi những máy bay đang khai thác thương mại hiện nay có giá trị từ 16 triệu USD đối với tàu bay ATR72, 40 triệu USD đối với tàu bay A320 – 200, 80 triệu USD đối với tàu bay B767 – 300, và 150 triệu USD đối với B777 – 400 và khoảng 365 triệu USD đối với tàu bay A380. Giá trung bình tính cho một ghế cung ứng trên tàu bay là khoảng 125,000 đến 200,000 USD, có nghĩa là lớn hơn toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp loại vừa. Do giá trị tàu bay lớn nhƣ vậy, nên giá thuê dịch vụ, giá các loại hình dịch vụ phục vụ tại cảng hàng không cũng đƣợc tính rất đắt, tính chung trên thế giới, tổng khấu hao tàu bay của các hãng hàng không
chiếm khoảng 39% tổng giá trị ban đầu của tàu bay; còn khấu hao trang thiết bị mặt đất chiếm 47% tổng giá trị của chúng, còn lại là khấu hao các thiết bị phục vụ trên máy bay.
- Kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không mang tính hợp tác quốc tế cao
Ngay trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển, ngành Hàng không dân dụng đã mang tính quốc tế rõ rệt, thể hiện ở các chuyến bay thương mại giữa các quốc gia trên thế giới và sự hình thành hệ thống dịch vụ cùng phối hợp điều hành đối với vận tải hàng không vƣợt ra khỏi khuôn khổ từng quốc gia. Rõ nét nhất là trong lĩnh vực dịch vụ không lưu, quản lý vùng trời, lĩnh vực an ninh hàng không… phải có sự hợp tác để hình thành hệ thống điều tiết song phương và đa phương. Việc ra đời Công ước Chicago và Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) vào tháng 12/1944 nói lên tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực của hàng không dân dụng.
Xu thế hội nhập toàn cầu đòi hỏi phải tăng cường giao lưu mọi mặt giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó giao lưu bằng đường hàng không có vai trò quan trọng. Thị trường hàng không không ngừng được mở rộng bao gồm thị trường khu vực và liên khu vực xuyên lục địa. Điều này đòi hỏi không ngừng nâng cao độ dài, tầm bay và tải trọng cung ứng của máy bay, tăng năng lực tiếp nhận của cảng hàng không, tăng khả năng kiểm soát dịch vụ không lưu và tăng chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách trên các tuyến bay. Tính quốc tế còn được thể hiện ở sự tăng cường chuyển giao công nghệ dịch vụ hàng không giữa các quốc gia, sự vận động của vốn đầu tƣ mang tính quốc tế hóa dưới hình thức cổ phần hóa, liên kết giữa các cảng hàng không nhằm cung cấp cho hành khách hàng không mọi dịch vụ tiện lợi khi sử dụng phương tiện giao thông này.