CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không Đồng Hới
2.2.2 Các nhân tố bên trong
Sân bay Đồng Hới do thực dân Pháp xây dựng trong thời kỳ đô hộ Việt Nam, bao gồm đường cất hạ cánh bằng đất có kích thước 1800m x 30m, kết cấu gồm lớp mặt bằng ghi sắt lỗ đặt trên móng đá dăm đen dày 05 cm, móng cấp phối đất đồi lu lèn chặt (sau đó đã bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh).
Hình 2.2: Vị trí địa lý của sân bay Đồng Hới
Từ năm 1955 – 1975, sân bay Đồng Hới (đường băng gác ghi) tập trung phục vụ vận chuyển vũ khí, đạn dược, bộ đội để chi viện cho chiến trường miền Nam.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng, ngày 30/8/2004, Cụm Cảng hàng không miền Bắc (sau này là Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc) đã khởi công xây dựng Cảng hàng không Đồng Hới. Sau gần 4 năm thi công, ngày 18/05/2008, công trình đƣợc đưa vào khai thác sử dụng. Đây là bước ngoặt quan trọng của sự phát triển hệ thống giao thông tỉnh Quảng Bình.
Năm 2012, Cảng hàng không Đồng Hới đƣợc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đầu tƣ xây dựng hệ thống đèn tín hiệu hàng không và hệ thống hạ cánh bằng thiết bị. Dự án gồm 3 hạng mục chính: Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị (ILS/DME), Hệ thống đèn hiệu hàng không (AFLS) và Hệ thống quan trắc khí tƣợng tự động (AWOS) đáp ứng tiêu chuẩn khai thác CAT I của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) để hướng dẫn cho tàu bay hạ cánh chính xác và an toàn, góp phần nâng cao năng lực tiếp nhận tàu bay 24/24h kể cả trong điều kiện thời tiết xấu.
Ngày 12/9/2014, Cục Hàng không Việt Nam đã cấp Giấy chứng nhận số 3500/GP-CHK và 3501/GP-CHK cho phép Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam khai thác Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị ILS/DME, Hệ thống đèn tín hiệu và biển báo Cảng hàng không Đồng Hới từ ngày 16/10/2014.
Nhà ga hành khách:
Nhà ga hành khách là nơi diễn ra các hoạt động cung ứng các dịch vụ phục vụ hành khách đi, đến và các hoạt động thương mại tại Cảng hàng không Đồng Hới, với lưu lượng theo thiết kế khoảng 500.000 khách/năm.
Nhà ga hành khách hoàn thành và đƣa vào sử dụng tháng 5 năm 2008. Nhà ga
có 2 tầng với tổng diện tích mặt sàn nhà ga là 4.282m2. Đƣợc trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ khai thác hàng không và phi hàng không.
Hình 2.3: Sân bay Đồng Hới
Tầng 1 – Diện tích 2.817m2 bao gồm cả khu vực công cộng, khu vực đến, khu vực làm thủ tục, khu vực an ninh. Ngoài ra gồm các quầy hàng, giải khát, ăn nhanh, quầy hàng lưu niệm, phòng y tế sân bay, phòng làm việc của các đơn vị hoạt động tại Nhà ga.
Tầng 2 – Diện tích 1.465 m2 bao gồm khu vực cách ly chờ ra tau bay, các quầy bách hóa tổng hợp, giải khát, quầy hàng lưu niệm, phòng VIP, phòng khách hạng thương gia (C).
(2) Nguồn nhân lực
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo chức năng tại Cảng
Đơn vị tính: Người; % Cơ cấu lao động 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 (+/-) (%) (+/-) (%) Lao
động gián
tiếp
Cán bộ lãnh đạo 3 3 3 0 0,0 0 0,0
Nhân viên Văn
phòng 7 6 6
-1 -14,3 0 0,0
Cán bộ cấp Đội 7 6 6 -1 -14,3 0 0,0
Tạp vụ 1 1 1 0 0,0 0 0,0
Lao động
trực tiếp
Nhân viên Kỹ thuật 18 21 29 3 16,7 8 38,1 Nhân viên An ninh 23 29 36 6 26,1 7 24,1 Nhân viên Phục vụ 20 27 32
7 35,0 5 18,5 Tổng cộng 79 93 113 14 17,7 20 21,5 (Nguồn: Cảng hàng không Đồng Hới, Quảng Bình) Kết quả phân tích ở bảng 2.2 cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2017 tổng số lao động toàn Cảng có xu hướng tăng: năm 2017 tăng 14 người so với 2016, tương ứng với tốc độ tăng 17,7%, đặc biệt là trong năm 2018 khi Cảng tăng trưởng tốt về hành khách, vì vậy tập trung vào việc tuyển dụng lao động trực tiếp sản xuất, phụ trách phục vụ trực tiếp hành khách, năm 2018 số lƣợng lao động tăng 20 người so với 2017, tương ứng với tốc độ tăng 21,5%. Các con số cụ thể nhƣ sau:
- Cơ cấu lao động của Cảng chia thành hai loại: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Biến động về nhân sự hàng năm không lớn nhƣng lại có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại Cảng.
Đây là lực lượng chính đề ra các định hướng và tổ chức thực hiện các hoạt động cần thiết để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Nếu năng lực của hai
loại lao động này không đƣợc đảm bảo thì việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hiệu quả mang lại không cao.
Số lƣợng Cán bộ lãnh đạo không thay đổi, vì thế, khi tổng số lao động toàn Cảng tăng thì tỷ lệ nhóm lao động gián tiếp giảm tương đối. Trong đó, số lƣợng lao động gián tiếp không biến động nhiều trong 3 năm nghiên cứu, số lƣợng lao động trực tiếp biến động nhiều nhất ở Nhân viên kỹ thuật, đặc biệt là trong năm 2018, đáp ứng nhu cầu số lƣợng chuyến bay ngày càng tăng.
Số lƣợng Nhân viên phục vụ trực tiếp khách hành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động toàn Cảng và có xu hướng tăng do việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, đây là lực lƣợng chính tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng. Do đó, chất lƣợng nguồn nhân lực nhóm này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chung của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực toàn Cảng.
Số lƣợng nhân viên Văn phòng, tạp vụ luôn đƣợc ổn định, cho thấy việc hoạt động hiệu quả của nhóm lao động này, dù hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng đƣợc mở rộng, đầu mối công việc tăng hàng năm.
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi
Đơn vị tính: Người; % Cơ cấu lao động Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số LĐ Tỷ lệ Số LĐ Tỷ lệ Số LĐ Tỷ lệ Cơ cấu lao
động theo giới tính
Nam 54 68,4 58 87,4 71 62,8
Nữ 25 31,6 35 12,6 42 37,2
Cơ cấu lao động theo
độ tuổi
Dưới 26 21 26,6 35 37,6 49 43,4
Từ 26 – dưới
35 46 58,2 46 49,5 52 46
Từ 36 – dưới
50 9 11,4 9 9,7 9 8
Trên 50 3 3,8 3 3,2 3 2,6
Tổng 79 100 93 100 113 100
(Nguồn: Cảng hàng không Đồng Hới, Quảng Bình)
Qua bảng số liệu có thể thấy: Tổng số lao động toàn Cảng giai đoạn 2016 - 2018 có xu hướng tăng. Chủ yếu là lao động độ tuổi từ 26 đến dưới 35 tuổi, người lao động trong độ tuổi này có độ nhiệt huyết với công việc và có nhiều thời gian cho công việc do đó hiệu quả làm việc, chất lƣợng công việc sẽ cao hơn so với 2 nhóm tuổi còn lại, hơn nữa sự ổn định, mức độ gắn bó lâu dài với Cảng cũng cao hơn so với 2 nhóm tuổi còn lại. Vì nhóm lao động dưới 26 tuổi là những thanh niên trẻ, thích sự thay đổi, thách thức và cơ hội nên họ dễ dàng rời bỏ Cảng khi có cơ hội mới, bên cạnh đó kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của nhóm lao động này chƣa đƣợc chín muồi nên cần nhiều sự đầu tƣ của Cảng.
Còn nhóm lao động trên 50 tuổi tuy đã chín muồi cả về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nhưng vì họ đã có tuổi, chuẩn bị về hưu nên sự nhiệt tình, sáng tạo trong công việc phần nào đã bị giảm sút. Do đó, cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn của những lao động ở độ tuổi từ 26 đến dưới 35 tuổi.
Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn và kỹ năng cần thiết của người lao động Đơn vị tính: Người; %
Cơ cấu lao động
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số
LĐ
Tỷ
lệ Số LĐ Tỷ lệ
Số LĐ
Tỷ lệ Trình độ
chuyên môn
Sau Đại học 2 2,5 2 2,2 2 1,8
Đại học 32 40,5 42 45,1 56 49,6
Cao đẳng 09 11,4 08 8,6 08 7,1
Trung cấp 13 16,5 13 14 16 14,1
Lao động PT 23 29,1 28 30,1 31 27,4 Các kỹ
năng cần thiết
Ngoại ngữ 78 98,7 92 98,9 112 99,1 Tin học 78 98,7 92 98,9 112 99,1 Lao động đã qua
đào tạo kỹ năng làm việc
65 82,3 79 84,9 93 82,3
Tổng 79 93 113
(Nguồn: Cảng hàng không Đồng Hới, Quảng Bình)
Qua bảng tổng hợp ở trên có thể thấy:
Về trình độ chuyên môn: Chủ yếu lao động trong Cảng đã qua đào tạo.
Tuy nhiên tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn cao (đại học và sau đại học) còn hơi thấp, do đó, Cảng cần quan tâm đầu tƣ hơn nữa đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. Hiện tại Cảng Hàng không Đồng Hới thiếu nguồn lao động kỹ thuật cao, phụ trách các mảng kỹ thuật trọng yếu, phục vụ cho nhu cầu an toàn bay.
Về các kỹ năng cần thiết: Số lƣợng lao động có trình độ tiếng Anh và tin học văn phòng đáp ứng yêu cầu công việc nhìn chung tốt, đầu vào tuyển dụng yêu cầu cao.
Bên cạnh đó, các kỹ năng làm việc cũng cần thiết không kém. Tuy số lƣợng lao động đã qua đào tạo về kỹ năng quản lý, lãnh đạo và kỹ năng làm việc nhóm của Cảng có tăng trong thời gian qua, nhƣng yêu cầu của ngành hàng không khá cao. Kỹ năng quản lý, lãnh đạo có vai trò quan trọng đối với nhóm Cán bộ lãnh đạo và Cán bộ quản lý. Trong khi kỹ năng làm việc nhóm lại có vai trò quan trọng đối với nhóm Nhân viên kỹ thuật, Nhân viên văn phòng, Nhân viên An ninh, Nhân viên Phục vụ hành khách.
Có thể thấy các kỹ năng trên đều cần thiết, tùy thuộc vào nhóm công việc chức năng mà kỹ năng nào đóng vai trò quan trọng hơn đối với người lao động. Do đó, Cảng cần quan tâm hơn đến việc đào tạo những kỹ năng này cho người lao động để chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao một cách toàn diện.
(3) Các yếu tố khác
Cùng với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật và sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng KHCN, HKDD thế giới trong những thập kỷ qua có sự phát triển vƣợt bậc cả về quy mô, chất lƣợng và công nghệ hàng không.
- Về thiết kế, chế tạo: Trong từng thời kỳ, một số linh kiện, phụ tùng đơn giản cũng đã đƣợc chế tạo và đƣa vào sử dụng nhằm đáp ứng một số nhu cầu hoạt động thiết yếu.
- Về sản xuất: Hiện nay, tại khu công nghiệp Biên Hoà đã có một số công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất một số bộ phận của máy bay như bộ cảm biến, mô tơ truyền động công suất nhỏ, các phụ tùng, linh kiện đƣợc sản xuất tại các cơ sở máy bay Aibus và Boeing (những dòng máy bay hiện đại có tiếng trên thế’ giới). Bên cạnh đó, xí nghiệp sửa chữa máy bay A75 cũng đã sản xuất đƣợc ghế, bệ vệ sinh inox, lắp ngăn để hành lý trong khoang khách máy bay TU 134, xe đẩy suất ăn trên máy bay và một số container hành lý trên máy bay.
- Về sửa chữa bảo dƣỡng: Hiện nay, tại Việt Nam có 02 cơ sở bảo dƣỡng sửa chữa máy bay thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam là: Xí nghiệp sửa chữa máy bay A75 và Xí nghiệp máy bay A76, hai cơ sở này đã đƣợc Cục hàng không Việt Nam cấp giấy phép bảo dƣỡng máy bay A320, A321, F70 tới 4C- chech, thực hiện bảo dƣỡng máy bay ATR72, B767, B777, Xí nghiệp A75 có khả năng bảo dƣỡng máy bay ATR72 tới 8C- chech, thực hiện bảo dưỡng ngoại trường mức A cho máy bay B767, F70. Đối với các dạng bảo dưỡng phức tạp như D-check… vẫn phải thuê nước ngoài thực hiện.