Kinh nghiệm phát triển dịch vụ phi hàng không ở các nước trên thế giới vàViệt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các dịch vụ phi hàng không tại sân bay đồng hới (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KINH DOANH PHI HÀNG KHÔNG

1.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ phi hàng không ở các nước trên thế giới vàViệt Nam

1.4.1 Tình hình kinh doanh dịch vụ phi hàng không

- Tình hình kinh doanh dịch vụ phi hàng không ở các nước trên thế giới Tại hầu hết các cảng hàng không trên thế giới, các công trình phục vụ khai thác dịch vụ phi hàng không tại cảng là do các bên đƣợc nhƣợng quyền cung cấp, họ sẽ là những chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh riêng của mình. Nhà chức trách cảng hàng không sẽ thu phí nhƣợng quyền hoặc tiền cho thuê từ những công ty này. Tuy nhiên, một số ít nhà chức trách cảng hàng không trực tiếp tham gia vào việc khai thác một vài hoặc gần nhƣ toàn bộ các gian hàng thương mại. Aer Rianta, nhà chức trách cảng hàng không I-rắc, khai thác các quầy hàng miễn thuế tại tất cả các cảng hàng không do họ quản lý. Tại cảng hàng không Rome, Italia, các quầy hàng miễn thuế và nhà hàng đƣợc nhà chức trách cảng hàng không trực tiếp khai thác trong khi đó các quầy hàng khác và quán bar (bắt đầu từ 1983) do các bên lĩnh nhƣợng quyền cung cấp. Tại Dusseldorf nhà chức trách cảng hàng không chỉ khai thác quầy hàng miễn thuế. Tại Amsterdam tất cả các quầy phục vụ ăn uống đƣợc cung cấp bởi một công ty mà trên thực tế nhà chức trách cảng hàng không sở hữu một phần. Dịch vụ thương mại duy nhất mà số đông nhà chức trách cảng hàng không tự khai thác đó là bãi đỗ xe. Amsterdam, Dusseldorf, Frankfurt, Geneva, Dublin, Manchester, Lisbon, Rome, Vienna và Nice tự khai thác bãi đỗ xe còn số cảng hàng không Âu châu khác thì khai thác thông qua phương thức nhƣợng quyền.

Ngoài các quầy hàng, nhà hàng, quán bar và kios cho thuê, thông thường một vài cảng hàng không lớn cung cấp thêm nhiều dịch vụ khác cho khách hàng trong nhà ga và trong khu vực cảng hàng không. Một ví dụ điển hình nhất đó là cảng hàng không Frankfurt nơi mà các hoạt động thương mại

bao gồm rạp chiếu bóng, khu bowling, sàn nhảy, hiệu cắt tóc, siêu thị và một trung tâm họp báo và khách sạn. Các hoạt động này thường được cho thuê nhƣợng quyền.

Nhƣ các cảng hàng không Âu châu cho thấy, những nhà chức trách cảng hàng không hoặc các nhà khai thác có thể rất khác biệt nhau nhƣng tuy vậy họ đều tham gia vào quá trình kinh doanh cảng hàng không. Những khác biệt phát sinh do đa phần các công trình và dịch vụ nêu trên có thể đƣợc cung cấp bởi chính các nhà khai thác cảng hàng không hoặc chúng có thể đƣợc cung cấp bởi các bên thứ ba, chẳng hạn nhƣ các ngành của chính phủ, các hãng hàng không, các cơ quan chuyên môn hay các công ty tƣ nhân. Gần đây, các nhà chức trách mỗi cảng hàng không tại Âu châu ngày càng muốn thúc đẩy mạnh hơn các hoạt động kinh doanh dịch vụ phi hàng không, việc này gây ảnh hưởng cơ bản tới cơ cấu thu chi của cảng hàng không, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động của cảng hàng không. Hơn nữa, sự khác biệt giữa các cảng hàng không sẽ trở nên sâu sắc hơn nếu nhà chức trách cảng hàng không phát huy tốt khả năng kinh doanh dịch vụ phi hàng không. Điều này chắc chắn xảy ra khi đại diện các cảng hàng không hoặc những tổ chức riêng biệt cung cấp các loại hình dịch vụ phi hàng không. Sự khác biệt trong những chức năng do nhà khai thác hay cơ quan sở hữu cảng hàng không thực hiện rõ ràng sẽ đặt ra nhiều vấn đề khi đánh giá và so sánh hoạt động giữa các cảng hàng không trên thế giới.

- Tình hình kinh doanh dịch vụ phi hàng không ở Việt Nam

Hiện nay, các cảng hàng không quốc tế lớn của Việt Nam đã và đang tiếp tục triển khai việc kinh doanh các loại hình dịch vụ phi hàng không tại cảng theo mô hình cũ, tập trung vào các lĩnh vực nhƣ: - Kinh doanh cửa hàng miễn thuế; - Kinh doanh cửa hàng bán đồ lưu niệm, cửa hàng ăn uống…; - Cho thuê mặt bằng, nhƣợng quyền kinh doanh trong một số lĩnh vực nhƣ bách

hóa tổng hợp, vận tải đường bộ… - Kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ tại cảng (Trong lĩnh vực này chỉ có cảng hàng không quốc tế Nội Bài là khai thác có hiệu quả do cảng này nằm cách xa trung tâm thành phố hơn 20km, cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng không tổ chức khai thác, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có tổ chức khai thác nhƣng không đạt hiệu quả kinh tế); Việc các cảng chủ yếu dựa trên vị trí độc quyền của mình đối với hành khách đi tàu bay để tổ chức, khai thác và kinh doanh dịch vụ phi hàng không chƣa tạo ra khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực này dẫn đến sự trì trệ và ỷ lại của đội ngũ nhân viên, tạo tư tưởng được chăng hay chớ, không tự phấn đấu đổi mới mình, góp phần không nhỏ làm giảm doanh thu của dịch vụ phi hàng không trong cơ cấu doanh thu của các cảng này.

1.4.2 Kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ phi hàng không

Do tính chất đa dạng và phức tạp của các loại hình kinh doanh dịch vụ hàng không và phi hàng không tại cảng hàng không, việc tổ chức kinh doanh và phân loại dịch vụ thường theo những nguyên tắc sau: Đảm bảo hoạt động của cảng an toàn, thuận tiện, thông suốt cho hoạt động vận chuyển hành khách và đạt hiệu quả kinh tế. Ƣu tiên các lợi ích công cộng, các nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc gia. Phân tách rõ phần công ích và phần kinh doanh, đảm bảo hiệu quả việc thu hồi vốn để tái đầu tƣ. Cạnh tranh chất lƣợng, giá cả, đảm bảo tổ chức và cung cấp những dịch vụ với chất lƣợng cao, tận dụng mọi điều kiện, lợi thế để khai thác kinh doanh dịch vụ phục vụ hành khách và dân sinh quanh khu vực.

Tại Việt Nam, hiện nay, chất lƣợng dịch vụ phi hàng không tại cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đang là lá cờ đầu so với các cảng hàng không trên toàn quốc. Trong thời gian qua, tuy dịch vụ phi hàng không đã đƣợc cải thiện rất nhiều trên tất cả các cảng hàng không của Việt Nam so với trước đây, nhưng thực tế đem so sánh với các cảng hàng không quốc tế

trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thì kết qủa kinh doanh dịch vụ phi hàng không của các cảng hàng không Việt Nam còn rất nhỏ.

Các dịch vụ đồng bộ như phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, cung cấp suất ăn trên máy bay, cung ứng xăng dầu hàng không, hàng miễn thuế, bách hóa tổng hợp, vận chuyển hành khách đường bộ…ở các cảng hàng không nước ngoài mà hãng hàng không Quốc gia Việt Nam khai thác tốt hơn chúng ta rất nhiều, chất lượng dịch vụ thương mại phi hàng không tại các cảng hàng không Quốc tế trong khu vực và trên thế giới đang cạnh tranh gay gắt, theo kết quả cuộc khảo sát 66 cảng hàng không mới đây của IATA thì một số cảng hàng không tại Châu Á đƣợc đánh giá có chất lƣợng phục vụ tốt nhất thế giới năm 2010 nhƣ: cảng hàng không Incheon của Hàn Quốc đứng đầu, Changi của Singapore và ChekLapkok của Hồng Kông đứng thứ hai và thứ ba, còn cảng hàng không Kualalumpur của Malaysia đứng thứ tƣ.

Cách thức tổ chức kinh doanh dịch vụ thương mại phi hàng không tại các cảng hàng không quốc tế của Việt Nam còn rất phân tán, chƣa khai thác được các dịch vụ về sức khỏe, vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng. Trước đây, hầu hết các cảng hàng không của Việt Nam đều có các khách sạn, nhà nghỉ để phục vụ cho hành khách bị lỡ chuyến hoặc hủy chuyến hoặc quá cảnh nhƣng cho đến thời điểm này, hệ thống các nhà nghỉ hoặc khách sạn này chỉ còn chủ yếu ở các cảng hàng không nhỏ, lẻ do các cảng hàng không quốc tế lớn kinh doanh không hiệu quả loại hình dịch vụ này và đã giải thể hoặc chuyển mục đích, công năng phục vụ.

Hiện nay, tại các cảng hàng không có nhiều đơn vị cùng kinh doanh khai thác dịch vụ phi hàng không, sự phối hợp giữa các đơn vị này chƣa đƣợc tốt nên việc tổ chức khai thác gặp nhiều khó khăn. Dịch vụ phi hàng không đang đƣợc khai thác tại các cảng hàng không gần nhƣ độc quyền, số lƣợng các đơn vị đƣợc nhƣợng quyền khai thác tại cảng hàng không rất hạn chế, mỗi lĩnh vực gần nhƣ

chỉ có một đơn vị chịu trách nhiệm, vì vậy thiếu hẳn tính cạnh tranh trong kinh doanh, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá cả dịch vụ, làm giảm năng lực cạnh tranh so với các cảng hàng không khu vực.

Thực sự vấn đề chất lƣợng dịch vụ phi hàng không tại các cảng hàng không còn thấp cũng còn rất nhiều nguyên nhân, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu từ dịch vụ phi hàng không của các cảng này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày tổng quát những vấn đề lý luận liên quan đến dịch vụ và dịch vụ phi hàng không, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại các cảng hàng không Việt nam và Quốc tế, qua đó phân tích đƣợc các loại hình dịch vụ phi hàng không, nhận dạng đƣợc đặc điểm kinh doanh của dịch vụ phi hàng không hiện nay. Nêu rõ đƣợc các yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến chất lượng, giá cả dịch vụ phi hàng không và những hình thức và bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ phi hàng không trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Đây là những nền tảng, là cơ sở lý luận để phân tích thực trạng phát triển dịch vụ phi hàng không này ở Cảng hàng không Đồng Hới ở chương 2.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các dịch vụ phi hàng không tại sân bay đồng hới (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)