CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
2.3 Thực trạng dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không Đồng Hới
2.3.1 Tình hình kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không Đồng Hới
2.3.1.1 Tầm quan trọng của kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không Đồng Hới
Với sự phát triển nhanh chóng của ngành vận tải hàng không trong những năm gần đây, một số cảng hàng không trên thế giới đã trở thành những trung tâm kinh tế thương mại lớn của cả một khu vực. Đây là một đóng góp
lớn cho sự phát triển kinh tế toàn cầu và các nước.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, ngành vận tải hàng không Việt Nam đã xem việc thương mại hóa các cảng hàng không là một xu thế tất yếu và định hướng chiến lược cho hoạt động của ngành. Chủ trương thương mại hóa cảng hàng không đã đặt ra nhiệm vụ chiến lƣợc cho các cảng hàng không, đó là mở rộng, đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ hàng không và phi hàng không tại cảng hàng không.
Đến năm 2020, có thể năng lực phục vụ của loại hình kinh doanh dịch vụ hàng không của cảng hàng không Đồng Hới sẽ nhanh chóng đƣợc khai thác ở mức công suất tối đa, nhƣ vậy có nghĩa là nguồn thu từ dịch vụ hàng không tại cảng hàng không Đồng Hới sẽ nhanh chóng đạt mức giới hạn;
Trong khi các dịch vụ hàng không dự báo có thể gặp tình trạng bão hòa theo năng lực phục vụ của cảng hàng không thì dịch vụ phi hàng không phụ thuộc chủ yếu vào lƣợng hành khách thông qua cảng hàng không, sức mua, nhu cầu của khách và khả năng cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tại cảng hàng không Đồng Hới lại đứng trước cơ hội phát triển rất lớn với lƣợng hành khách nội địa cũng nhƣ quốc tế ngày càng tăng do chính sách phát triển du lịch của tỉnh.
Với vị trí thuận lợi về địa lý cho các đường bay nội địa, việc cảng hàng không Đồng Hới đặt ra mục tiêu trở thành điểm trung chuyển lớn của khu vực miền trung cạnh tranh với các cảng hàng không lớn trong khu vực nhƣ Cảng hàng không quốc tế Thừa Thiên Huế là hoàn toàn khả thi. Nhƣ vậy, dịch vụ phi không tại cảng hàng không Đồng Hới có nhiều tiềm năng rất lớn.
Với vị trí là cảng hàng không duy nhất đóng tại địa bàn thành phố Đồng Hới, Với địa danh nổi tiếng Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình xác định sân bay Đồng Hới sẽ giúp tham gia khai thác hiệu quả chương trình du lịch Con đường di sản miền Trung. Ngoài ra, hai tỉnh lân cận chưa
khai thác loại hình dịch vụ hàng không, do đó, cảng hàng không Đồng Hới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc hội nhập và đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế của Đồng Hới nói riêng và cụm miền trung nói chung.
Cùng với đà tăng trưởng của cả nước, đặc biệt tốc độ phát triển du lịch của Quảng Bình cũng như trên toàn đất nước, số lượng hành khách sử dụng dịch vụ cảng hàng không Đồng Hới ngày càng tăng cao là điều kiện quan trọng để cảng tổ chức đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ phi hàng không.
2.3.1.2 Tiêm năng phát triển dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không Đồng Hới
Ngày 11/7/2018, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quyết định số 1491/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Đồng Hới giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Quy hoạch chi tiết cho khu vực phi dịch vụ nhƣ sau:
- Khu nhà ga hành khách: Giai đoạn đến năm 2020: Giữ nguyên nhà ga hiện hữu và chuẩn bị các bước đầu tư xây dựng nhà ga hành khách mới; Giai đoạn đến năm 2030: Xây dụng nhà ga mới phía Đông Nam nhà ga hiện hữu, 02 cao trình, đáp ứng công suất 3 triệu hành khách/năm. Có dự trữ đất phía Tây Bắc của nhà ga để xây dựng thêm 01 nhà ga hành khách công suất 3 triệu hành khách/năm giai đoạn sau năm 2030.
- Nhà ga hàng hoá: Giai đoạn đến năm 2020: Bố trí chung trong nhà ga hành khách hiện hữu; Giai đoạn đến năm 2030: Khi có nhà ga hành khách mới, nghiên cứu sử dụng nhà ga hành khách cũ làm nhà ga hàng hóa hoặc xây mới nhà ga hàng hóa mới đạt công suất khoảng 50.000 đến 100.000 tấn hàng hóa/năm.
- Quy hoạch giao thông: Đường trục ra, vào Cảng hàng không: Giai đoạn đến năm 2020, giữ nguyên nhƣ hiện hữu. Giai đoạn đến năm 2030, xây dựng mới 01 đường trục chính 4 làn xe kết nối với đường Võ Xuân Cẩn tới
đường 16-6 ra Quôc lộ 1A. Đường nội bộ: Chiều rộng mặt đường từ 7,5m đến 10,5m; Cầu cạn: Giai đoạn đến năm 2030, xây dựng cầu cạn kết nối nhà ga 2 cao trình với chiều dài cầu khoảng 538m. Đường công vụ: Giai đoạn đến năm 2020, giữ nguyên nhƣ hiện hữu. Giai đoạn đến năm 2030, xây dựng bổ sung trong trường hợp kéo dài đường CHC. Sân đỗ ô tô trước nhà ga hành khách:
(i) Giai đoạn đến năm 2020, giữ nguyên nhƣ hiện hũu. Giai đoạn đến năm 2030, mở rộng sân đỗ với diện tích khoảng 29.800m2.
Qua bản Quy hoạch có thể thấy trong tương lai việc mở rộng cảng hàng không Đồng Hới và phát triển cảng hàng không Đồng Hới thành cảng hàng không quốc tế, việc khai thác các dịch vụ phi hàng không sẽ có điều kiện rất tốt để phát triển mạnh mẽ.
Tiềm năng phát triển dịch vụ phi hàng không ở Cảng hàng không Đồng hới là rất lớn, tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp du lịch – lữ hành, các hãng hàng không hiện tại chỉ đang cung cấp vài chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội vào Đồng Hới mỗi ngày. Tình trạng lỡ chuyến, thiếu vé thường xuyên xảy ra. Ngoài râ, việc có quá ít chuyến bay tới Đồng Hới khiến du lịch tại đây không thể phát triển nhanh, ở chiều ngƣợc lại, sân bay Đồng Hới cũng khó lòng đáp ứng được thêm khi công suất sử dụng đã tương đương và sẽ vƣợt công suất thiết kế nhƣ các số liệu đã chỉ ra. Với thực trạng hiện nay, Cảng hàng không Đồng Hới cần đƣợc nâng cấp công suất hơn để có thể khai thác tiềm năng, thế mạnh và đảm bảo phát triển cảng nói chung, dịch vụ phi hàng không nói riêng.
2.3.1.2 Phân nhóm khách hàng và thói quen mua sắm của hành khách tại cảng hàng không Đồng Hới
- Phân nhóm khách hàng
Tại Cảng hàng không Đồng Hới có rất nhiều nhóm khách hàng khác nhau: hành khách, các hãng hàng không, các nhân viên làm việc tại sân bay
những người đưa tiễn và dân địa phương, mỗi nhóm có một sức ảnh hưởng riêng đối với hoạt động kinh doanh tại sân bay này. Tất cả những khách hàng này đều có thể làm tăng doanh thu cho cảng hàng không.
Các hành khách là người góp phần làm tăng nguồn doanh thu đáng kể cho phi hàng không. So sánh với những nhóm khách hàng khác, các hành khách có sức ảnh hưởng lớn và thúc đẩy sức mua sắm mạnh mẽ. Những hành khách đi (departing passenger) thường mua sắm nhiều hơn, họ thường mua quà lưu niệm, những món quà nhỏ cho bạn bè, người thân. Hành khách là doanh nhân thường bị ảnh hưởng bởi sự cấp bách về thời gian,do đó chỉ thực hiện mua sắm một cách nhanh chóng. Những hành khách nối chuyến thì chỉ mua sắm khi họ có đủ thời gian để bắt chuyến bay sau và nếu họ thấy giá cả hợp lý hơn so với sân bay khác. Song tại sân bay Tân Sơn Nhất các chuyến bay quá cảnh không nhiều, lƣợng khách nối chuyến bị hạn chế và chủ yếu chỉ nối chuyến bay nội địa. Các hành khách của những hãng hàng không giá rẻ là lƣợng hành khách quan trọng giúp tăng doanh thu của các nhà hàng do trên vé của họ không bao gồm suất ăn nên những hành khách này thường ăn trước khi lên máy bay. Cuối cùng là hành khách từ chuyến bay đến là người mua sắm ít nhất, bởi họ cảm thấy mệt mỏi sau chuyến bay và thường có tâm lý muốn mau chóng rời khỏi sân bay.
Nhóm khách hàng thứ hai là các hãng hàng không. Những hãng hàng không này có thể sắp xếp văn phòng, quầy làm thủ tục, phòng đợi bên trong nhà ga, do đó nhân viên hoặc phi hành đoàn của các hãng này có thể sử dụng các dịch vụ trong sân bay.
Nhóm khách hàng thứ ba là nhân viên của chính sân bay. Họ sử dụng các dịch vụ hàng ngày khi họ có thời gian rảnh, nhƣ ăn sáng, ăn trƣa, giải khát, hoặc thậm chí có thể mua sắm một ít vật dụng nào đó tại các cửa hàng trong sân bay.
Nhóm khách hàng thứ tư là những người đưa tiễn. Người đưa tiễn ở đây gồm có: bạn bè, người thân của hành khách, nhân viên của các khách sạn, các công ty du lịch đến đón khách hàng của họ. Thời gian chờ đợi của những khách hàng này là rất nhiều, vì vậy trong thời gian chờ đợi họ có thể sử dụng các dịch vụ ăn uống tại sân bay, hoặc thậm chí có thể mua sắm một vài đồ lặt vặt nào đó.
Nhóm khách hàng cuối cùng là dân cƣ ở khu vực xung quanh. Nếu sân bay các mặt hàng tại sân bay hấp dẫn và có giá cả canh tranh thì không chỉ những hành khách của họ mới sử dụng dịch vụ mà còn thu hút cả một lƣợng lớn khách hàng bên ngoài. Việc bố trí thêm các quầy hàng ở khu vực sảnh chờ hoặc những khu vực mà người dân có thể ra vào mà không cần vé máy bay có thể thu hút thêm một lƣợng khách hàng cho sân bay.
Tuy nhiên hiện nay, lƣợng khách hàng chủ yếu của Cảng hàng không Đồng Hới vẫn là các hành khách. Những nhóm khách hàng khác vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
- Phân nhóm loại hình kinh doanh
Cảng hàng không Đồng Hới hiện có hơn 10 đơn vị tham gia kinh doanh phi hàng không tại nhà ga. Trong số đó hầu hết là kinh doanh giải khát, bách hóa tổng hợp, hàng lưu niệm. Các đơn vị kinh doanh chuyên về dịch vụ bán hàng và ăn uống gồm có Công ty TNHH XD và TM TH Đại Trường An, Công ty TNHH TM Sơn Đòong, Công ty TNHH Hùng Phương.
Với khoảng 17 gian hàng (bao gồm các quầy giải khát, bán hàng lưu niệm) đƣợc bố trí tập trung tại đại sảnh của nhà ga và tầng 2 (tầng khách đợi lên máy bay), hành khách dễ dàng tìm thấy những mặt hàng ƣa thích hay có thể ghé vào bất cứ một quán café nào đó khi có nhu cầu.
Các loại hàng hóa kinh doanh tại đây bao gồm:
Các cửa hàng phục vụ nhu cầu ăn uống gồm: nhà hàng, quán thức ăn
nhanh, nhà hàng tự phục vụ, quán café.
Bảng 2.6: Bảng thống kê các quầy hàng tại ga đi và ga đến của sân bay Đồng Hới
Sản phẩm Cửa hàng Trong nhà ga Ngoài nhà ga
Bánh kẹo, thuốc lá 5 5 không
Nhà hàng 2 2 không
Quầy bán hàng lưu niệm 6 6 không
Quán café, giải khát 4 4 không
(Nguồn: Cảng hàng không Đồng Hới) Cảng hàng không Đồng Hới chỉ khai thác các dịch vụ phi hàng không ở bên trong sân ga, ngoại trừ các dịch vụ bến bãi. Đây là một điểm hạn chế của việc phát triển dịch vụ phi hàng không của Cảng so với các cảng hàng không khác. Do sân bay Đồng Hới đặt tại khu vực ít dân cƣ, nhu cầu mua sắm của người dân địa phương không nhiều, thu nhập của người dân chưa cao, hơn nữa, giá của các sản phẩm cùng loại ngoài thị trường thấp hơn rất nhiều so với giá bán trong Cảng nên rất khó để thu hút người dân xung quanh đến mua sắm.
- Phân tích thói quen mua sắm của hành khách tại Cảng hàng không Đồng Hới
Đối với hành khách tại ga đến: những hành khách khi đến sân bay thường muốn mua một vài thứ lặt vặt làm quà cho người thân hoặc vật dụng cá nhân nhƣ bánh kẹo, đồ chơi, bàn chải, khăn… mà có thể họ quên mua trước khi đi. Vì vậy nếu quá trình lấy hành lý được thực hiện xong sớm, sẽ có thêm thời gian cho hành khách mua sắm. Những hành khách người nước ngoài thường không mua nhiều khi đến nơi và họ thường có tâm lý muốn rời khỏi sân bay sớm vì thời tiết oi bức, tuy nhiên hành khách người Việt lại có nhu cầu mua sắm nhiều hơn. Vì họ có nhiều người thân, bạn bè đang chờ bên
ngoài, trong đó có thể có cả trẻ em, nên họ thường có nhu cầu mua một vài thứ nhƣ kẹo socola hay đồ chơi để làm quà.
Hành khách tại ga đi: Các hành khách trước khi đi thường được yêu cầu phải làm thủ tục check-in khoảng một tiếng trước giờ khởi hành được in trên vé. Và gần như 30 phút trước giờ khởi hành, hành khách đã được các hãng hàng không yêu cầu vào phòng đợi. Để vào đƣợc phòng đợi, hành khách phải làm thủ tục xuất cảnh và kiểm tra an ninh. Nếu những thủ tục này đƣợc thực hiện nhanh thì thời gian shopping của họ sẽ nhiều hơn. Những hành khách là thương nhân, khách du lịch đến Quảng Bình để làm việc, tham quan vì vậy khi về họ thường muốn mua những món quà lưu niệm mang nét đặc trưng về văn hóa Quảng Bình nên các quầy hàng thủ công, mỹ nghệ thường được khách ngoại tỉnh ghé vào nhiều. Tuy nhiên, các quầy hàng lưu niệm tại Cảng không có những mặt hàng mang tính chất địa phương, chỉ bán những mặt hàng giống nhƣ các cảng khác. Những hành khách Quảng Bình thì thường mua ít hơn, vì phần lớn là người đi công tác, đi thăm họ hàng hoặc đi học, họ sẽ không có nhu cầu mua sắm nhiều.
Hiện tại cảng hàng không Đồng Hới chƣa khai thác trung chuyển nên các dịch vụ đi kèm như nhà nghỉ, lưu trú, mua sắm và tham quan du lịch chưa phát triển.