CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
2.4 Đánh giá về hoạt động kinh doanh phi hàng không tại cảng hàng không Đồng Hới
2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc
Cảng hàng không Đồng Hới là một trong những trong điểm quan trọng của phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội tỉnh Quảng Bình và một số tỉnh lân cận, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tiềm năng du lịch Quảng Bình. Do đó, việc phát triển Cảng hàng không Đồng Hới đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, ACV và các đơn vị có liên quan.
Trong những năm qua, nhờ chính sách đúng đắn của Ban lãnh đạo
Cảng, việc phát triển loại hình kinh doanh phi hàng không đã phát triển vƣợt bậc, bằng chứng là doanh thu từ hoạt động này tăng cao hơn năm trước, đóng góp một phần không nhỏ trong các khoản thu của Cảng hàng không Đồng Hới.
Loại hình kinh doanh dịch vụ phi hàng không phát triển tạo nên một bộ mặt khang trang, góp phần cung cấp tốt hơn các dịch vụ cho hành khách, tạo nên sự hài lòng chung khi khách hàng sử dụng dịch vụ của Cảng hàng không Đồng Hới. Trong những năm vừa qua, Cảng đã có sự đầu tƣ về cơ sở vật chất cho lĩnh vực phi hàng không, cụ thể hóa bằng việc thiết kế 02 quầy bách hóa và hải sản tầng 1 tạo hình ảnh tốt cho khách hàng khi mua hàng. Cảng đã tổ chức kinh doanh phát triển đồ ăn, uống mới và bán kem thành công.
Nhƣ đã phân tích ở trên, hầu hết đội ngũ nhân viên bán hàng tại Cảng có tuổi đời còn trẻ, chịu khó và nhiệt huyết trong công việc
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
Ngoài những kết quả đạt đƣợc, việc phát triển dịch vụ phi hàng không tại Cảng hàng không Đồng Hới còn nhiều hạn chế, cụ thể nhƣ:
Công tác kiểm soát và quản lý: hầu hết các cảng hàng không ở Việt Nam đều được xây dựng hoàn toàn trên nguồn vốn của nhà nước, do đó việc kiểm soát chƣa đƣợc thực hiện đúng mức, không phân định rõ trách nhiệm.
Vẫn duy trì cung cách làm việc theo lối bao cấp, thể hiện xu hướng độc quyền, không có biện pháp mở rộng để thương mại hóa. Việc kiểm soát hoạt động kinh doanh thương mại tại các cảng hàng không đa phần vẫn đi theo lối làm việc cũ, vẫn không hề có sự thay đổi về phương thức hoạt động, dựa vào lợi thế nguồn vốn nhà nước nên sẽ có tư tưởng là ko cần phải bù lỗ. Từ đó dẫn đến tình trạng quản lí và kiểm soát kém hiệu quả, không thúc đẩy đƣợc họat động kinh doanh thương mại tại cảng hàng không phát triển theo đúng quy mô và tiềm năng.
Ngoài ra việc kinh doanh các cửa hàng, quầy hàng tại nhà ga thường là nhƣợng quyền kinh doanh cho các đơn vị bên ngoài nhƣ Công ty TNHH TM Sơn Đòong, Công ty TNHH Hùng Phương… nên công tác quản lý và kiểm soát chất lƣợng vẫn còn nhiều bất cập, tính chủ động trong công việc chƣa cao.
Giá cả: theo quan điểm của hành khách, giá cả là nguyên nhân chính khiến họ không muốn mua hàng tại sân bay. Các hành khách khi đến sân bay mua sắm thường quan tâm đến các hàng miễn thuế, tuy nhiên loại hình này chƣa đƣợc cung cấp tại Cảng hàng không Đồng Hới. Các mặt hàng còn giá cả ở đây vẫn cao hơn nhiều so với những sản phẩm cùng loại đƣợc bày bán trong thành phố. Nguyên nhân khiến các sản phẩm ở đây có giá cao nhƣ vậy là bởi giá thuê mặt bằng quá cao khiến các doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm, đồng thời phí thuê nhân công (nhân viên bán hàng) cũng chiếm một khoảng không nhỏ do các quầy hàng ở đây thường phải mở cửa từ sáng sớm tới tận khuya.
Chất lƣợng dịch vụ hành khách kém: so với các cảng hàng không lớn thì chất lƣợng dịch vụ cung cấp tại Cảng hàng không Đồng Hới không đáp ứng nhu cầu của hành khách do số lƣợng mặt hàng hạn chế, không có mặt hàng mang tính địa phương, thu hút khách mua sắm.
Khu vực gần các quầy hàng thường có rất ít ghế để hành khách ngồi nghỉ mệt. Có trường hợp người chồng phải đứng trước một quầy hàng với đống hành lý lỉnh kỉnh trước mặt và đứng đợi người vợ vào mua hàng. Nhiều hành khách than phiền rằng mặc dù đã kí gửi hành lý, song số hành lý xách tay của họ vẫn còn nhiều và việc cứ phải xách nó đi hết nhà ga để mua sắm thì rất bất tiện và mệt, đó là chƣa kể đến một số hành khách có con nhỏ thì việc ẵm con trên tay để đi dạo hết các quầy hàng rất khó thực hiện.
Việc kinh doanh tùy thuộc vào mùa vụ cũng là một hạn chế của khách
hàng loại hình dịch vụ phi hàng không do vào những thời điểm trái mùa, lƣợng khách đi lại quá ít nên doanh thu vào những tháng này không đáng kể.
So sánh với các cảng hàng không Vinh và Huế, việc khai thác các chuyến bay liên tục trong năm, do đó số lƣợng hành khách ổn định nên việc kinh doanh loại hình dịch vụ này rất chuyên nghiệp, giá cả mang tính cạnh tranh so với các quầy hàng bên ngoài Cảng, không mang tính chất “lấy ngắn nuôi dài” nhƣ ở Đồng Hới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Kinh doanh dịch vụ phi hàng không đang là xu hướng của các cảng hàng không trên thế giới. Với tốc độ tăng trưởng du lịch của địa phương Quảng Bình. Cảng hàng không Đồng Hới đã có tốc độ tăng trưởng hành khách trên 20% qua các năm qua. Hiện tại việc tận dụng tốt lƣợng khách du lịch tăng trưởng đã khai thác dịch vụ phi hàng không này trong một số năm gần đây và đã đạt đƣợc những thành công đáng kể nhƣ: doanh thu từ hoạt động kinh doanh phi hàng không năm sau tăng cao hơn năm trước, đóng góp một phần không nhỏ trong các khoản thu của Cảng hàng không Đồng Hới;
kinh doanh dịch vụ phi hàng không đã góp phần cung cấp các dịch vụ tốt hơn và đa dạng hơn cho Cảng hàng không Đồng Hới, đƣa khách hàng tới việc lựa chọn nhiều hơn cho việc cung cấp dịch vụ… Tuy nhiên,qua phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ phi hàng không và đánh giá thực trạng kinh doanh hiện nay. Cảng hàng không Đồng Hới vẫn tồn tại một số hạn chế như: do đặc điểm là sân bay địa phương, số lượng hành khách đi lại còn ít nên việc kinh doanh loại hình dịch vụ này gặp nhiều khó khăn, yếu tố mùa vụ khách du lịch ảnh hưởng cao tới hoạt động kinh doanh.
Việc kiểm soát dịch vụ phi hàng không tại Cảng chƣa đƣợc thực hiện đúng mức, không phân định rõ trách nhiệm; giả cả cao hơn so với mặt bằng chung của các cơ sở kinh doanh trong vùng; chất lƣợng dịch vụ hàng khách còn nhiều hạn chế; kinh doanh phụ thuộc mùa vụ…
Với thực trạng hiện nay, sân bay Đồng Hới cần đƣợc nâng cấp công suất hơn để có thể đảm bảo dịch vụ. Thực trạng phân tích tại chương 2 sẽ là tiền đề để đề xuất giải pháp tại Chương 3.
CHƯƠNG 3