CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không Đồng Hới
2.2.1 Các yếu tố bên ngoài
Mục tiêu cơ bản của chính sách quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế là nhằm đạt đƣợc sự ổn định chính trị làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế. Đối với các cảng hàng không sân bay, chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước bao hàm các hệ thống văn bản pháp quy để quản lý kinh doanh có hiệu quả. Các văn bản này phải mang tính đặc thù của ngành, đƣợc chia thành 3 loại chính, bao gồm:
- Các văn bản quản lý chung toàn bộ hoạt động cảng hàng không nhƣ:
Luật hàng không, các văn bản dưới Luật, các Nghị định, Quy chế của cơ quan cấp trên, điều lệ hoạt động cảng hàng không…;
- Các văn bản quản lý chuyên ngành nhƣ: các văn bản quản lý kỹ thuật, tài sản, các văn bản quản lý tài chính, kinh doanh;
- Các văn bản quản lý điều hành khai thác nhƣ: điều lệ khai thác khu bay, nhà ga hành khách, ga hàng hóa…; các mẫu biểu thống kê, báo cáo, biên bản.
Hiệu lực quản lý Nhà nước đối với cảng hàng không trước hết phụ thuộc vào hệ thống văn bản. Tuy nhiên, phải được tăng cường ở tất cả các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng không nhƣ: vận tải hàng không, quản lý điều hành bay, an ninh hàng không, an toàn hàng không, khoa học công nghệ… và các hoạt động dịch vụ thương mại. Đây chính là cơ sở pháp lý để điều tiết hoạt động của ngành. Nhà nước với các chính sách vĩ mô là vô cùng quan trọng, là công cụ để khắc phục những khiếm khuyết của thị trường và hướng nền kinh tế phát triển theo mục tiêu đã định. Phải có một hệ thống chính sách vĩ mô đầy đủ và ổn định thì hoạt động kinh doanh dịch vụ tại cảng
hàng không sân bay sẽ phát triển ổn định. Ngân sách Nhà nước cho phát triển hạ tầng ngành Hàng không đã ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng hàng không, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng cảng hàng không, sân bay và quản lý hoạt động bay. Trong điều kiện các cảng hàng không, sân bay hoạt động với tần suất bay cao, một số cảng hàng không, sân bay tiếp tục đƣợc cải tạo, nâng cấp, phải đóng cửa hoặc hạn chế khai thác đã ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác, vận chuyển của các hãng hàng không.
- Các hiệp định về Hàng không quốc tế
Mở rộng quan hệ quốc tế đa phương và song phương nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không cũng nhƣ các loại hình dịch vụ kinh doanh khác là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với ngành Hàng không dân dụng, nhằm mở rộng quan hệ đối ngoại của Nhà nước và giữ vững quốc phòng, an ninh.
Hiệp định Hàng không quốc tế thể hiện thông qua các văn bản đƣợc ký kết của Chính phủ, của Cục Hàng không dân dụng, hay Hãng hàng không, thực chất cũng là những chính sách tạo môi trường vĩ mô về lĩnh vực này, có tác động ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của cảng hàng không sân bay.
Đặc biệt, các Hiệp định còn có nội dung quan hệ quốc tế và phạm vi không gian rộng, vì vậy, vừa tạo ra thời cơ, vừa là những thách thức cho ngành kinh doanh dịch vụ cảng hàng không.
Trong thời gian qua, việc mở rộng thương mại với các nước trên thế giới, ký kết các hiệp định thương mại đã ảnh hưởng lớn đến ngành kinh doanh dịch vụ nói chung và hàng không nói riêng, số lƣợng khách quốc tế tăng cao, đặc biệt là khách du lịch đã tạo nguồn thu lớn đối với kinh doanh dịch vụ hàng không và phi hàng không do nhu cầu khách sử dụng các dịch vụ phi hàng không tăng lên nhƣ các dịch vụ đổi tiền, ngân hàng, ăn uống…
Đối với Quảng Bình, với địa danh nổi tiếng Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình xác định sân bay Đồng Hới sẽ giúp tham gia khai thác hiệu quả chương trình du lịch Con đường di sản miền Trung. Nằm giữa hai sân bay Vinh và Phú Bài (Huế) cách nhau chƣa tới 200km, sân bay Đồng Hới đƣợc xây dựng với khả năng phục vụ 300 hành khách/giờ cao điểm và 500.000 lƣợt khách/năm. Với ƣu thế của mình, Cảng hàng không Đồng Hới đƣợc sự quan tâm của Lãnh đạo tỉnh và Cục hàng không Việt Nam. rong Hội nghị Xúc tiến đầu tư 2018 vừa diễn ra tại Đồng Hới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao đà tăng trưởng du lịch ấn tượng của Quảng Bình với gần 3,5 triệu khách năm 2017, tăng đến trên 71%; trong đó, riêng khách quốc tế tăng 110% so với cùng kỳ. Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều sân bay Việt Nam hoạt động dưới công suất thì năm 2018, sân bay Đồng Hới đã vượt công suất thiết kế. Với vị trí chiến lƣợc tại Bắc Trung bộ, sân bay Đồng Hới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp Quảng Bình tham gia kết nối các di sản thế giới ở miền Trung, đồng thời là điểm trung chuyển thuận tiện cho nhiều trục bay khắp cả nước và quốc tế tới Việt Nam. Do vậy, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông Vận khẩn trương nghiên cứu phát triển, nâng cấp Cảng Hàng không Đồng Hới thành sân bay quốc tế, tạo điều kiện phát triển du lịch Quảng Bình nói riêng cũng nhƣ toàn ngành du lịch Việt Nam nói chung.
Nhƣ vậy, Chính sách pháp luật tạo điều kiện thuận lợi và việc mở cửa hội nhập quốc tế là cơ hội đối với kinh doanh lĩnh vực phi hàng không.
(2) Tăng trưởng kinh tế
Báo cáo của Cụ thống kê cho thấy tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2018 (theo giá so sánh năm 2010) tăng 7,03% so năm 2017, vƣợt kế hoạch đề ra. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,03%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,29%; khu vực dịch vụ tăng 6,68%. Tuy tăng
trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ không đạt kế hoạch, nhưng nhờ giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng cao (13,13%), kéo theo giá trị tăng trưởng của khu vực công nghiệp, xây dựng tăng trưởng 10,29% nên tốc độ tăng trường kinh tế (GRDP) vẫn vượt kế hoạch đề ra.
Xét về hoạt động thương mại nội địa cũng có nhiều dấu hiệu khả quan.
Tình hình cung cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh được đảm bảo. Mạng lưới dịch vụ thương mại tiếp tục phát triển, các mặt hàng thiết yếu được cung ứng đầy đủ, kịp thời cho sản xuất, đời sống. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2018 ƣớc đạt 19.884 tỷ đồng, tăng 11,3% so cùng kỳ.
Hoạt động du lịch: Trong năm 2018, hoạt động du lịch của tỉnh có nhiều khởi sắc. Công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá và xúc tiến du lịch được thực hiện với nhiều phương thức đa dạng, nội dung phong phú trên phạm vi rộng từ tỉnh đến quốc gia, khu vực và quốc tế. Tập trung nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch, đƣa vào khai thác thử nghiệm nhiều tour du lịch hang động mới nhằm đa dạng hóa thêm sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn, khám phá và trải nghiệm của du khách. Các thế mạnh du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch cộng đồng của tỉnh đƣợc khai thác tốt, mang lại hiệu quả…. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch; Khuyến khích đầu tƣ xây dựng hạ tầng, các dự án phát triển ngành du lịch; Chất lượng phục vụ từng bước được nâng lên đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Từng bước xây dựng được thương hiệu du lịch Quảng Bình. Năm 2018, tổng số lƣợt khách du lịch đến Quảng Bình ƣớc đạt 3,9 triệu lƣợt, tăng 18,2% so cùng kỳ.
Hoạt động dịch vụ khác: Hoạt động vận tải đáp ứng đƣợc nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân, đặc biệt là vận tải biển, cảng biển và hàng không. Các loại hình dịch vụ khác như bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khám chữa bệnh, tƣ vấn pháp luật tiếp tục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.
Tuy vậy, còn tồn tại trong việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái; sản phẩm du lịch còn ít so với tiềm năng;
hoạt động kinh doanh lữ hành còn yếu; còn thiếu các khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp và các dịch vụ hỗ trợ phục vụ khách; tỷ lệ khách lưu trú tại tỉnh còn thấp; đội ngũ nhân lực du lịch còn thiếu lực lƣợng có chuyên môn, tay nghề cao.
Năm 2018 tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận: Tăng trưởng kinh tế đạt kế hoạch đề ra, thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra; sản xuất nông nghiệp đƣợc mùa, chăn nuôi phát triển toàn diện, sản lƣợng thuỷ sản tăng cao; hoạt động du lịch có nhiều chuyển biến tích cực, lƣợt khách, doanh thu tăng cao; các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tƣ đƣợc triển khai có hiệu quả; cơ sở hạ tầng đƣợc chú trọng đầu tƣ; lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; công tác cải cách hành chính chuyển biến tích cực;
quốc phòng - an ninh được tăng cường, giữ vững; công tác an sinh xã hội đƣợc chú trọng, đời sống của nhân dân đƣợc nâng lên là những điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ hàng không và phi hàng không tại Quảng Bình.
Bảng 2.2: Tình hình kinh tế Quảng Bình giai đoạn 2016-2018 Chỉ tiêu 2016 2017 2018
2017/2016 2018/2017 +/- % +/- %
GRDP (%) 4.5 6.62 7.03 2.12 0.41
Thu ngân sách (tỷ đồng) 3125 3350 4000 225 7.2 650
19.4 0 Tổng vốn đầu tƣ toàn xã
hội (tỷ đồng)
10823.
9
1675 4
1830 5
5930.
1 54.
8 155
1 9.26 GRDP bình quân đầu người
(triệu đồng) 28.72 34.6 37.5 5.88 20.
5 2.9 8.38 (Nguồn: Cục thống kê Quảng Bình)
(3) Thời tiết và mùa vụ
Cảng hàng không Đồng Hới nằm trong lòng thành phố Đồng Hới, tuy nhiên, với mục tiêu là động lực phát triển du lịch của tỉnh, đặc biệt là khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng nên đặc điểm kinh doanh của Cảng cũng chịu những ảnh hưởng của ngành du lịch như mang tính chất mùa vụ và chịu ảnh hưởng của thời tiết. Khu vực Quảng Bình mang đặc trƣng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-25°C, với nhiệt độ cao nhât là 41 °C vào mùa hè và mức thấp nhất có thể xuống 6 °C vào mùa đông.
Thời kỳ nóng nhất là vào tháng 6 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 28 °C, còn từ tháng 12 đến tháng 2 có nhiệt độ trung bình 18 °C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm đo đƣợc là 2.000–2.500 mm, với 88% lƣợng mƣa trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12. Mỗi năm có hơn 160 ngày mƣa. Độ ẩm tương đối là 84%. Từ tháng 8-11, khi thời tiết vẫn thuận lợi để phát triển du lịch tại nhiều địa phương khác, thì tại Quảng Bình, đặc biệt là khu vực Phong Nha Kẻ Bàng thường xảy ra giông bão và lũ lụt. Nước hệ thông sông, hồ ngầm trong các hang động thường dâng cao đột ngột, không thuận tiện cho du lịch. Do đó, mùa du lịch thường tập trung vào các mùa hè và xuân trong năm, lượng du khách, đặc biệt là du khách quốc tế cũng chỉ sử dụng dịch vụ ở những dịp cao điểm này.
Mô hình hoạt động
Để có máy bay các hãng sử dụng mô hình bán và thuê lại. Các hãng mua máy bay với số lƣợng lớn và đƣợc nhận chiết khấu sau đó bán lại cho các công ty cho thuê với giá cao hơn và thuê lại máy bay đó. Bằng các này các hãng có thể mở rộng đội bay của mình, có thu nhập từ chệnh lệch giá và giảm đƣợc chi phí sử dụng vốn so với mua máy bay.
Doanh thu các hãng sẽ đến từ vận chuyển hành khách, hàng hóa và các dịch vụ phụ trợ. Chi phí phải trả lớn nhất là cho nhiên liệu, lãi vay, tiền
thuê, lao động, các dịch vụ mặt đất, sân bay, bảo dƣỡng, sửa chữa.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các doanh nghiệp trong ngành hàng không
Các yếu tố ảnh hưởng chính là giá dầu, mô hình kinh doanh, khả năng lấp đầy và công suất sân bay.
Giá dầu là chi phí chính trong giá vốn của các doanh nghiệp hàng không chiếm hơn 80% doanh thu vì vậy biến động của giá dầu ảnh hưởng không nhỏ đến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp này.
Mô hình kinh doan giá rẻ phù hợp với những chuyến bay ngắn xoay vòng nhanh và nền kinh tế đang phát triển với đa số người dân có thu nhập trung bình thấp. Mô hình truyền thống phù hợp hơn với những chuyến bay dài, những thương hiệu lớn có chất lượng dịch vụ tốt và người dân có thu nhập khá, cao.
Hệ số lấp đầy càng cao thì doanh thu/chuyến bay càng cao cho thấy hiệu quả khai thác của doanh nghiệp tốt.
Giá dầu
Xăng dầu là nhiên liệu cho máy bay và là chi phí chính chiếm hơn 80% doanh thu của các hãng hàng không. Vì vậy chi phí của các hãng hàng không có thể tăng cao làm cho biên lợi nhuận giảm sút.
Chính sách của nhà nước
Bộ Tài chính tiếp tục đƣa ra lấy ý kiến Dự thảo lần 3, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường (Dự luật) theo luật sẽ tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu từ tháng 7/2018. Tăng khung thuế môi trường với xăng lên mức tối đa 8.000 đồng/lít, xăng máy bay lên tối đa 6.000 đồng/lít, các loại dầu lên tối đa 4.000 đồng/lít (trừ dầu hỏa vẫn giữ mức tối đa 2.000 đồng/lít nhƣ hiện hành). Hay quyết định áp giá sàn cho vé bay những quyết định này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận và cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong ngành.
Lãi suất
Phần lớn nguồn vốn của các doanh nghiệp hàng không là vốn vay vì vậy khi lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như khả năng tiếp cận vốn.