Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của NH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đak lak (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN

1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO

1.1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của NH

Có nhiều định nghĩa về rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng hiểu một cách chung nhất là rủi ro về sự tổn thất tài chính, phát sinh từ việc khách hàng đi vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc việc khách hàng mất khả năng thanh toán. Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán bao gồm cả phần gốc và lãi vay có thể bị trì hoãn, thậm chí là không được hoàn trả và hậu quả là ảnh hưởng đến sự luân chuyển tiền tệ và sự bền vững của tính chất trung gian bị tổn thương trong hoạt động của Ngân hàng. RRTD còn đƣợc gọi là rủi ro mất khả năng chi trả hay rủi ro sai hẹn.

Khoản 1, điều 2 Quyết định 493/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNNVN, đề cập khái niệm “Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của NHTM là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

b. Tác động của rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng

Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, khi rủi ro tín dụng xảy ra, Ngân hàng không thu hồi đƣợc vốn vay đã cấp và lãi vay nhƣng vẫn phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động đến hạn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng tiền của Ngân hàng, làm giảm vòng quay vốn tín dụng, dẫn đến giảm hiệu quả, tăng chi phí so với dự kiến. Hơn nữa, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, Ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Kết quả là làm năng lực tài chính của Ngân hàng giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm, kết quả kinh doanh xấu đi và có thể dẫn đến thua lỗ hoặc

nguy cơ phá sản nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

Đối với nền kinh tế xã hội, Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian chuyên huy động và tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các chủ thể khác. Khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những Ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của những người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Với tâm lý hoang mang, lo sợ, họ sẽ đến rút tiền không những ở Ngân hàng có sự cố mà còn ở các Ngân hàng khác. Nếu điều này xảy ra trên quy mô lớn thì khủng hoảng thanh khoản có thể xảy ra và ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn hệ thống Ngân hàng qua đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế-xã hội. Chức năng điều hòa vốn bị đứt gãy làm cho nền kinh tế bị suy giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định…

Rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng có tính lan truyền và để lại hậu quả to lớn. Vì vậy không chỉ pháp luật của các quốc gia thường có những quy định nghiêm ngặt về vấn đề bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng mà các Ngân hàng cũng áp dụng nhiều biện pháp đa dạng để tăng thêm độ an toàn khi cho vay, ch ng hạn nhƣ quy định mức vốn đối ứng của phương án vay, quy định quy trình giải ngân, giám sát khoản vay… đặc biệt là quy định chặt chẽ về bảo đảm tiền vay trong đó quan trọng nhất phải kể đến là hoạt động thế chấp.

c. Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Để chủ động hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh có hiệu quả, nhận biết các đặc điểm của rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh là rất cần thiết và hữu ích. Những hình thức thức biểu hiện, nguyên nhân phát sinh và tính khách quan, chủ quan xảy ra rủi ro tín dụng đƣợc phân chia thành các loại sau:

Căn cứ vào hình thức biểu hiện, rủi ro tín dụng phân thành:

- Rủi ro sai hẹn là loại rủi ro khi khách hàng không trả nợ đúng hạn nhƣ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Đây là rủi ro ngoài ý muốn chủ quan của khách hàng, họ có thiện chí trả nợ nhƣng tạm thời gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chậm trả nợ cho Ngân hàng, rủi ro này đƣợc tập trung ở những món vay đƣợc Ngân hàng gia hạn và đây là dấu hiệu ban đầu của rủi ro tín dụng.

- Rủi ro không thu hồi đƣợc nợ, đó là những khoản vay mà Ngân hàng có khả năng thu hồi đƣợc vốn vay rất thấp, có nguy cơ bị mất vốn. Khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của Ngân hàng hoặc do cá nhân kinh doanh bị phá sản, Ngân hàng đã tìm mọi cách để thu hồi nhƣng thu hồi không đƣợc hoặc không đủ. Loại rủi ro này thường tập trung ở các món vay đã chuyển sang nợ có vấn đề, đây là rủi ro mà Ngân hàng cần phải quan tâm nhiều nhất.

- Rủi ro tiềm ẩn: là loại rủi ro tiềm ẩn trong số dư nợ tưởng chừng như bình thường, tập trung ở những món vay mà quá trình làm thủ tục cho vay, cán bộ tín dụng đã không tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay, không thực hiện đúng quy chế cho vay và những món vay đã đƣợc Ngân hàng cho vay lại.

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan và có thể chia thành hai loại chính:

- Rủi ro giao dịch: là rủi ro liên quan đến từng khoản tín dụng mỗi khi Ngân hàng ra quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho khách hàng. Đây có thể xem là rủi ro cá biệt của từng khoản tín dụng, nó phát sinh do sai sót ở quy trình đánh giá, thẩm định và xét duyệt khi cho vay, hoặc phát sinh do thiếu chặt chẽ ở khâu theo dõi kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, hoặc phát sinh do đánh giá tài sản bảo đảm và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.

+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án, dự án để quyết định tài trợ của Ngân hàng.

+ Rủi ro bảo đảm là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo nhƣ các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo.

+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

- Rủi ro danh mục là một hình thức của rủi ro trong cho vay mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của Ngân hàng đƣợc phân chia thành 02 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

+ Rủi ro tập trung: là trường hợp Ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong vùng địa lý nhất định;

hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

Căn cứ vào tính chất khách quan, chủ quan của nguyên nhân phân thành 02 loại:

- Rủi ro khách quan: là rủi ro do các nguyên nhân nhƣ thiên tai, địch hoạ, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách.

- Rủi ro chủ quan là do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.

Ngoài ra, còn nhiều hình thức phân loại khác nhƣ phân loại căn cứ theo

cơ cấu các loại hình rủi ro, theo nguồn gốc hình thành, đối tƣợng sử dụng vốn vay…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đak lak (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)