Nâng cao chất lƣợng nhân sự, phát huy tốt hơn cơ chế động lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đak lak (Trang 92 - 95)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK

3.2. KHUYẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK

3.2.6. Nâng cao chất lƣợng nhân sự, phát huy tốt hơn cơ chế động lực

Con người là nhân tố vô cùng quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Hoạt động bảo đảm tiền vay có đƣợc thực hiện tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân viên tín dụng – những người trực tiếp tham gia vào các nghiệp vụ cho vay và thế chấp bảo đảm tiền vay từ giai đoạn tiếp xúc khách hàng, thẩm định, quyết định mức cho vay đến việc lựa chọn các loại tài sản bảo đảm… Bất kỳ sự sai sót hay sự thiếu trung thực trong tiến trình kể trên đều dẫn đến những hậu quả tai hai. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt trong công tác bảo đảm tiền vay là vấn đề cấp thiết cần đƣợc đặt ra. Nhìn chung, mặt bằng trình độ của của cán bộ Chi nhánh khá tốt, đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh hầu hết là cán bộ trẻ, họ năng động và sáng tạo nhƣng lại chƣa có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá, quản lý và xử lý tài sản đảm bảo. Do đó, để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, chi nhánh nên có những biện pháp nhƣ:

- Xây dựng quy trình tuyển dụng hợp lý nhằm thu hút nguồn nhân lực

chất lượng cao. Quá trình tuyển dụng nhân sự có ảnh hưởng rất lớn tới chất lƣợng nguồn nhân lực trong Ngân hàng, đặc biệt là chất lƣợng của hoạt động thế chấp bảo đảm tiền vay sau này. Khi Ngân hàng thu hút được nhiều người ứng tuyển và tuyển chọn được những người phù hợp với Ngân hàng, thì chất lƣợng nhân sự sẽ đƣợc nâng lên rất nhiều. Do đó phải xác định rõ tuyển dụng nhân sự không chỉ là nhiệm vụ của bộ phận tổ chức hành chính, và cũng không chỉ là công việc đơn giản bổ sung người lao động cho Ngân hàng, mà đó thực sự là quá trình tìm kiếm và lựa chọn cẩn thận. Nó đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các bộ phận trong Ngân hàng với nhau... Mỗi một bộ phận trong Ngân hàng đều có những yêu cầu riêng biệt, cụ thể nhân viên quan hệ khách hàng phải là những người marketing tốt, nhân viên thẩm định phải có kiến thức đầy đủ về phân tích các báo cáo tài chính, đưa ra các đánh giá thị trường chuẩn xác, nhân viên hỗ trợ phải đảm bảo đƣợc tính an toàn về mặt pháp lý cho Ngân hàng. Vì thế, cần phối hợp giữa các phòng ban chức năng để xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, các yêu cầu cần thiết của một nhân viên cần có để làm công tác đảm bảo tín dụng nói chung và thế chấp bảo đảm tiền vay nói riêng nhƣ: có kiến thức về định giá, về các loại tài sản bảo đảm, hiểu biết pháp luật về giao dịch bảo đảm… để đánh giá ứng viên một cách khách quan, phù hợp với vị trí tuyển dụng. Sau đó, trên cơ sở các tiêu chuẩn đã đặt ra thì công tác tổ chức thi tuyển, phỏng vấn để kiểm tra kiến thức, kỹ năng tác nghiệp của ứng viên phải đảm bảo đƣợc tính cạnh tranh công bằng, bình đ ng, có biện pháp hạn chế tiêu cực trong tuyển dụng vì nó không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng nhân sự mà còn ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng.

Cần có các chính sách ban hành nhằm thu hút nhân tài, những người có trình độ chuyên môn giỏi, am hiểu thị trường và có kinh nghiệm để tuyển dụng vào Chi nhánh. Chi nhánh nên đề xuất những chỉ tiêu tuyển dụng đối với những người có chuyên ngành về thẩm định và quản lý tài sản. Hiện nay, nhiều

trường đại học có những khoa chuyên ngành về thẩm định tài sản và nguồn lực từ các trường này rất dồi dào. Việc tuyển dụng những cán bộ có kiến thức chuyên sâu về bảo đảm tiền vay sẽ giúp chi nhánh xúc tiến được phương án có thể tách riêng hoặc thành lập thêm một bộ phận chuyên trách về tài sản đảm bảo - là đội ngũ trợ thủ đắc lực cho các cán bộ tín dụng.

- Tiến hành đào tạo có bài bản về công tác bảo đảm tiền vay cho các cán bộ trong chi nhánh. Việc đào tạo này có thể đƣợc thực hiện trong nội bộ nhƣng cũng có thể tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về kinh nghiệm công tác bảo đảm tiền vay của các Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt nam; đồng thời nếu có điều kiện có thể đƣa các cán bộ đi tham quan, tìm hiểu ở các Ngân hàng nước ngoài. Từ đây để có thể lựa chọn được những biện pháp hữu hiệu áp dụng cho Ngân hàng. Ngoài ra cần có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ theo từng chuyên đề, đặc biệt đào tạo cán bộ giỏi, chuyên sâu ở những nghiệp vụ mới.

- Thường xuyên tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản do pháp luật quy định, các quy định của NHNN, của Chính phủ liên quan đến vấn đề bảo đảm tiền vay ,các buổi họp, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện các văn bản pháp quy liên quan đến bảo đảm tiền vay. Từ đó, ban giám đốc sẽ tập trung được các ý kiến phản hồi, những vướng mắc, khó khăn để từ đó đưa ra các biện pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lƣợng bảo đảm tiền vay nói riêng và chất lƣợng tín dụng nói chung.

- Thường xuyên tổ chức, quán triệt, nâng cao đạo đức cho cán bộ, đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lƣợng đảm bảo tài sản cũng nhƣ hạn chế đƣợc các rủi ro đạo đức do các cán bộ cố tình vi phạm các nội quy, quy chế trong quá trình tác nghiệp.

- Bên cạnh việc đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thì việc bố trí hợp lý công tác cho cán bộ cũng quan trọng không kém. Việc bố trí hợp

lý công tác cho cán bộ tạo điều kiện cho cán bộ phát huy đƣợc năng lực của mình để từ đó đem lại hiệu quả cao cho hoạt động của Chi nhánh. Vì vậy Chi nhánh cần tìm hiểu và đánh giá chính xác trình độ chuyên môn của cán bộ rồi mới phân công các cán bộ vào những vị trí phù hợp.

- Xây dựng chính sách khen thưởng kịp thời và hợp lý. Chính sách khen thưởng không chỉ thể hiện sự quan tâm của chi nhánh đối với cán bộ mà qua đó còn đánh giá hiệu quả, chất lượng công việc của từng người. Với chính sách này sẽ kích thích lòng say mê và ý chí sáng tạo của mỗi cán bộ nhân viên, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao qua đó tác động đến chất lƣợng hoạt động chung của ngân hàng. Bên cạnh chính sách khen thưởng thì các sai phạm cũng phải đƣợc chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời.

- Quy trách nhiệm rõ ràng đối với cán bộ thẩm định tài sản đảm bảo.

Cần phân định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thẩm định tín dụng cũng nhƣ thẩm định TSĐB. Nếu cần thiết, ngân hàng có thể xây dựng quy chế trách nhiệm gắn với hoạt động định giá và quản lý TSĐB đối với cán bộ. Điều này sẽ làm tăng trách nhiệm hơn với nhiệm vụ của họ, khuyến khích đƣợc cán bộ nâng cao kiến thức về các lĩnh vực liên quan, nghiên cứu, thực hiện đúng các quy chế, văn bản… tuân thủ đúng quy trình thẩm định, tránh đƣợc tình trạng làm việc hời hợt, vô trách nhiệm hay đánh giá theo những kinh nghiệm chủ quan của bản thân mà dẫn đến những đánh giá sai lệch gây rủi ro cho ngân hàng. Cần phải quy định rõ các quy trình, mẫu biểu, tiêu chí liên quan đến việc định giá TSĐB, quy định tách bạch giữa khâu thẩm định, đề xuất cho vay với khâu định giá, hạch toán tài sản là lưu giữ TSĐB.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đak lak (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)