Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đak lak (Trang 72 - 79)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BĂC ĐĂK LĂK

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

- Thông tin để làm căn cứ thẩm định tài sản bảo đảm còn hạn chế, thiếu độ tin cậy, chƣa đầy đủ, toàn diện. Bên cạnh các thông tin do chính khách hàng cung cấp và nguồn thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thông tin khảo sát thực tế thì hầu như không có các thông tin khai thác từ các hiệp hội mà khách hàng tham gia, từ phía bạn hàng của khách hàng, từ các tổ chức nghiên cứu thị trường, ngoài ra Ngân hàng vẫn chưa có được sự liên thông với các cơ quan nhà nước hữu quan để kiểm chứng thông tin do khách hàng cung cấp. Với số lƣợng khách hàng lớn, đa dạng vì vậy việc thu thập thông tin về khách hàng của Chi nhánh chƣa dáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra.

- Danh mục tài sản bảo đảm tiền vay chƣa đa dạng, hiện tại chủ yếu tập trung vào quyền sử dụng đất, nhà ở, phương tiện vận tải, các loại giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm. Việc thế chấp bằng các loại máy móc thiết bị chỉ đƣợc Chi nhánh áp dụng đối với những doanh nghiệp có quan hệ vay vốn truyền thống.

Thực trạng này gây nhiều khó khăn cho các đơn vị sản xuất có giá trị máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản khi xin vay vốn, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều này hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, hạn chế việc cho vay đối với khách hàng không có tài sản thích hợp.

Đối tƣợng khách hàng bó hẹp trong một số ngành , một số lĩnh vực nhất định, chƣa có sự tiếp cận tích cực trong việc cấp tín dụng đối với thành phần kinh tế liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, vì khu vực kinh tế này hoạt động rất năng động, hiệu quả, lại có tài sản bảo đảm tốt. Do vậy, cần phát triển và mở rộng tín dụng đối với thành phần kinh tế này.

- Hình thức bảo đảm tiền vay còn phụ thuiộc chủ yếu vào hình thức bảo đảm thế chấp, còn những hình thức bảo đảm tiền vay khác nhƣ cầm cố, bảo lãnh hay tài sản hình thành từ vốn vay còn chiếm tỷ trọng thấp trong khi đó tác dụng của những biện pháp bảo đảm này là không nhỏ.

- Tuy đã có nhiều nỗ lực để giảm thời gian giải quyết hồ sơ nhƣng tình trạng kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục vẫn đang còn tồn tại.

- Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm trong vài trường hợp mang nặng tính chủ quan, thiếu tính chuyên nghiệp. Cán bộ phụ trách định giá đa số tốt nghiệp ngành kinh tế nên không am hiểu về nhiều lĩnh vực tài sản bảo đảm mình định giá, dễ gây rủi ro cho khoản vay. Cách định giá các loại tài sản thế chấp của Ngân hàng còn nhiều điểm chưa hợp lý. Một số trường hợp cán bộ tín dụng bắt tay với khách hàng nhằm nâng khống giá trị tài sản bảo đảm.

Hiện nay, nhằm khắc phục tình trạng trên, Chi nhánh đã thuê các tổ chức định giá độc lập để thực hiện định giá tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, điều này cũng gặp nhiều khó khăn với mức phí thẩm định giá độc lập quá cao, gây áp lực chi phí tài chính cho khách hàng, mặt khác, uy tín và trình độ của các tổ chức định giá độc lập cũng khó xác định. Giá trị của Tài sản đảm bảo chƣa theo sát

giá thị trường. Việc định giá thấp có điểm tích cực là bảo đảm an toàn hơn cho khoản vay nhưng mặt tiêu cực là hạn chế tăng trưởng tín dụng, gây khó khăn cho việc vay vốn của khách hàng.

- Công tác giám sát sau cho vay của Ngân hàng chƣa thực hiện đúng theo quy định. Vấn đề quản lý việc mua bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị chưa được lưu tâm..

- Việc xử lý tài sản bảo đảm gặp nhiều khó khăn do nhiều lý do . Chi phí phát mại tài sản bảo đảm còn tốn kém và chƣa thực sự hiệu quả, còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc tại ở các khâu khởi kiện, thi hành án nên tài sản bảo đảm khi xử lý không thu hồi đủ vốn gốc và lãi vay.

b. Nguyên nhân của những hạn chế (i) Nguyên nhân bên ngoài

Mặc dù Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành liên quan đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật, quy định, thông tư, nhằm hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng nhƣng vẫn chƣa tạo đƣợc hành lang pháp lý toàn diện. Trên thực tế một số các văn bản, quy định vẫn chƣa thực sự phát huy đƣợc tác dụng, chƣa đi sâu vào cuộc sống, các thông tƣ hướng dẫn của các bộ ngành này đôi khi còn chồng chéo, thiếu sự bàn bạc, thống nhất ý kiến, khiến các tổ chức tín dụng khó áp dụng một cách hiệu quả.

Điển hình nhƣ thủ tục công chứng, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà tuy có chủ trương, hô hào đơn giản hoá thủ tục hành chính song tệ quan liêu, sách nhiễu dân vẫn còn là phổ biến. Thậm chí các cán bộ có thẩm quyền còn câu kết với bên vay vốn lập khống giấy tờ nhằm sử dụng để đảm bảo tiền vay, gây thiệt hại nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và công tác bảo toàn vốn của các ngân hàng thương mại. Mặc dù khung pháp lý về bảo đảm tiền vay đang đƣợc hoàn thiện dần, nhƣng sự thay đổi thường xuyên của các văn bản pháp luật không tránh khỏi sự tác động đến

hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Chƣa có sự phối hợp, trợ giúp nhiệt tình của các cấp, ngành đối với việc thu hồi các khoản nợ có vấn đề. Quyền ƣu tiên xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng cũng chƣa đƣợc đề cao đúng mức, dù pháp luật đã quy định Ngân hàng đƣợc quyền chủ động trong việc xử lý tài sản bảo đảm nhƣng Ngân hàng lại chƣa đƣợc nhận đƣợc sự ủng hộ, tạo điều kiện hỗ trợ của một số cơ quan có thẩm quyền . Cho đến nay vẫn chƣa có sự chỉ đạo thống nhất của chính quyền các cấp trong việc thu hồi nợ quá hạn khó đòi và xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ quá hạn cho ngân hàng. Việc xử lý của toà án cũng nhƣ việc thi hành án trong các vụ án xử kiện liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo và giải quyết nợ đọng cho ngân hàng thường rất chậm. Các khoản nợ thuộc vụ án có thời gian thu hồi rất lâu vì bị phụ thuộc vào tiến độ xử lý của các cơ quan pháp luật (toà án, phòng thi hành án…) có thể mất nhiều năm quyền lợi chủ nợ của ngân hàng mới đƣợc thực hiện. Toà tuyên giao tài sản không rõ ràng nên không xử lý đƣợc hoặc cơ quan đăng bộ chƣa xử lý cho các bất động sản liên quan đến vụ án, các tài sản thế chấp bổ sung do cơ quan thi hành án giao bị mất hoặc thất lạc hồ sơ…

Về môi trường kinh doanh của Chi nhánh , mức độ cạnh tranh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các TCTD trên địa bàn, dẫn đến các Ngân hàng thương mại ngày càng có xu hướng nới lỏng các điều kiện vay vốn nhằm thu hút khách hàng, tăng dƣ nợ cho vay, chấp nhận mạo hiểm để thực hiện mục tiêu mở rộng thị phần và tối đa hóa lợi nhuận. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt đó, Chi nhánh không thể không bị ảnh hưởng.

Sự thay đổi trong môi trường kinh doanh tại địa phương cũng ảnh hưởng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công tác thẩm định giá tài sản. Giá trị tài sản bảo đảm theo đó cũng thay đổi thất thường, ảnh hưởng đến

khả năng thu hồi vốn gốc và lãi vay khi khách hàng gặp khó khăn không trả đƣợc nợ.

ii. Nguyên nhân bên trong

- Một bộ phận cán bộ vẫn chƣa mạnh dạn thay đổi quan niệm về tài sản đảm bảo, vẫn thực hiện các công việc theo nếp cũ lâu nay, ngại đổi mới, sợ rủi ro nên chỉ tiến hành công tác này theo quan stính. Điều này dẫn đến hạn chế về cơ cấu tài sản bảo dẩm và hình thức bảo đảm nhƣ đã đề cập ở trên.

Việc thay đổi cơ cấu đòi hỏi những nỗ lực rất lớn để nắm bắt tất cả accs vấn đề lại có thể gây ra nững rủi ro nên dễ làm các cán bộ này e ngại.

- Hệ thống thông tin chƣa hiệu quả: Việc thu thập thông tin tín dụng chủ yếu truy cập qua trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước, chất lượng nguồn thông tin này không cao, không đầy đủ và cập nhật.

Công tác thu thập và xử lý thông tin còn thiếu hệ thống và tính toàn diện, gây khó khăn cho công tác thẩm định cũng nhƣ ra quyết định cấp vốn tín dụng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng và việc triển khai các nghiệp vụ bảo đảm an toàn vốn vay.

- Năng lực thẩm định của một số cán bộ phụ trách chƣa cao: Có thể nói hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng. Một số cán bộ còn trẻ, mặc dù đƣợc đào tạo tai các trường đại học chuyên sâu, nhưng kinh nghiệm công tác còn ít, thiếu kỹ năng thực hiện trong lĩnh vực kỹ thuật và pháp luật. Do đó khả năng định giá tài sản bảo đảm cũng nhƣ đánh giá khách hàng vay vốn vẫn còn nhiều thiếu sót và chƣa hoàn toàn chính xác. Ngoài ra, tại Chi nhánh chƣa có bộ phận chuyên trách việc xử lý, phát mại tài sản bảo đảm, mối quan hệ tốt với các cơ quan hữu quan như: Công an, tòa án, chính quyền địa phương trong việc tổ chức và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan này góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản bảo đảm.

- Năng lực quản lý tài sản đảm bảo còn hạn chế, đặc biệt đối với trường hợp nhận thế chấp là động sản. Vì đây là một tài sản rất khó kiểm soát, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng. Với TSĐB là hàng hóa, ngân hàng không có kho để lưu giữ, không có khả năng bảo quản TS và chưa có văn bản quy định cụ thể về việc bảo quản nên ít chấp nhận loại TSĐB này. Điều này dẫn đến nƣhngx hạn chế về loại TSBĐ và hình thức bảo đảm.

- Một số ít cán bộ có biểu hiện suy thoái về đạo đức nghề nghiệp đã có những hành vi trục lợi móc nghoặc với khách hàng nhằm làm sai lệch hồ sơ bảo đảm.

- Việc kiểm soát nội bộ đối với công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản về tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ tài sản bảo đảm, kiểm tra công tác giao nhận tài sản bảo đảm, kiểm tra công tác quản lý tài sản bảo đảm và chứng từ liên quan, kiểm tra sự tuân thủ các quy định về xử lý tài sản bảo đảm tại chi nhánh chưa chặt chẽ và thường xuyên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Chi nhánh. Thông qua phân tích các dữ liệu, luận văn đã rút ra những thành công, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại BIDV Bắc Đăk Lăk.

Trên cơ sở nhận định những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản, luận văn sẽ đƣa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác này trong chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đak lak (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)