KHUYẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đak lak (Trang 95 - 102)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK

3.3. KHUYẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

- Tổ chức thường xuyên công tác quán triệt trong toàn hệ thống quan

điểm bảo đảm tiền vay chỉ là một biện pháp phòng ngừa rủi ro. Hiện nay, cũng nhƣ các Ngân hàng khác, Ngân hàng TMCP ĐT và PT Việt Nam chủ yếu cho vay bảo đảm bằng tài sản. Vì thế, tài sản bảo đảm là điều kiện tiên quyết để quyết định cho vay. Bản chất của bảo đảm tiền vay là sử dụng những tài sản làm bảo đảm để trả nợ thay cho các khoản vay mà người vay đã dùng vào sản xuất kinh doanh nhƣng không có khả năng trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, tài sản bảo bảo đảm chỉ là một biện pháp phòng ngừa rủi ro và luôn tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm cho ngân hàng. Vì thế, CBTD không nên coi nhẹ việc phân tích, thẩm định tín dụng khách hàng và quá coi trọng TSBĐ.

Từ đó, tạo cơ hội chấp nhập tài trợ những phương án kém hiệu quả và từ chối những phương án hiệu quả. Do đó sẽ làm giảm chất lượng hoạt động cho vay, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng cũng nhƣ không đảm bảo ý nghĩa của hoạt động cho vay đối với sự phát triển lành mạnh, bền vững của nền kinh tế.

Chính vì thế, thẩm định dự án, phương án kinh doanh của khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Ngân hàng cũng ban hành các chính sách tín dụng dành cho các trường hợp đặc biệt như có phương án kinh doanh hiệu quả, mối quan hệ kinh doanh lâu dài với ngân hàng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác bảo đảm tiền vay của các chi nhánh, đảm bảo các chi nhánh thực hiện đúng chính sách và quy định của ngân hàng, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm. Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện và chính xác.

- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy quy định về bảo đảm tiền vay thống nhất trong toàn bộ chi nhánh, đồng thời xây dựng các tiêu thức định giá tài sản rõ tàng và phù hợp với từng loại hình tài sản. Tiếp tục rà soát, tập hợp và tiếp thu những phản hồi từ thực tế để chỉnh sửa và bổ sung hoàn chỉnh các quy định, quy chế về đảm bảo bằng tài sản. Ngân hàng cũng nên có

những văn bản cụ thể hướng dẫn chi tiết cho các chi nhánh để đảm bảo việc thực hiện đƣợc đồng bộ.

- Hoàn thiện các mẫu hợp đồng bảo đảm, hợp đồng tín dụng để đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Tổ chức các hoạt động tập huấn khi thay đổi các văn bản mới nhằm giúp các cán bộ nắm bắt và hiểu rõ, tránh xảy ra tình trạng lúng túng khi áp dụng vào thực tiễn.

- Tăng cường phân quyền nhiều hơn nữa cho các Chi nhánh trực thuộc về việc xử lý TSĐB thu hồi nợ để Chi nhánh hoạt động tốt hơn, xử lý các TSDB đƣợc nhanh chóng, gọn nhẹ hơn.

- Đề nghị Hội sở hỗ trợ công tác đào tạo hoặc có chính sách và kế hoạch đào tạo cho các cán bộ tín dụng nhằm giúp cán bộ tín dụng cũng nhƣ cán bộ kiểm tra giám sát tuân thủ khái quát hóa, có nền tảng kiến thức vững chắc, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ các kiến thức, tránh tình trạng làm theo người trước mà không hiểu bản chất công việc như hiện tại

- Tăng cường quản lý, kiểm soát rủi ro trong hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Ngân hàng cần xây dựng chính sách quản lý rủi ro trong hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản một cách chặt chẽ bao gồm việc tổ chức quản lý rủi ro, lập các mô hình đo lường và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh, từ đó đề xuất các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi rủi ro xảy ra. Bên cạnh công tác thanh tra giám sát từ phía trung ương, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra chéo giữa các Chi nhánh với nhau để kiểm tra hoạt động và việc thực hiện các quy định của Ngân hàng cũng nhƣ việc tuân thủ pháp luật về an toàn bảo đảm tiền vay bằng tài sản; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm và có những điều chỉnh thích hợp. Thông qua hoạt động này, các Chi nhánh cũng có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản, đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay.

.KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, xuất phát từ các căn cứ thực tiễn và các kết luận phân tích thực trạng hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Chi nhánh BIDV Bắc Đăk Lăk, luận văn đã đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Chi nhánh này.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành đƣợc các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. Cụ thể, luận văn đã trình bày kết quả nghiên cứu về các vấn đề cơ bản sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng thương mại. Phân tích nội dung của hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Chi nhánh. Thông qua phân tích các dữ liệu, luận văn đã rút ra những thành công, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại BIDV Bắc Đăk Lăk.

- Trên cơ sở nhận định những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản, kết hợp các căn cứ thực tiễn khác, luận văn đề xuất các khuyến nghị nhằm nhằm hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Chi nhánh BIDV Bắc Đăk Lăk.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hữu Hoàng Anh (2016), “Hoàn thiện công tác thẩm định giá tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[2] Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005.

[3] BIDV Bắc Đăk Lăk (2016), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2016, 2017, 2018.

[4] BIDV Bắc Đăk Lăk , Báo cáo chuyên đề tín dụng.

[5] Đỗ Quang Điệp (2016), “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[6] Bùi Đức Giang (2016), “Xác lập biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo Bộ Luật dân sự 2015”, Tạp chí Ngân hàng số 18, năm 2016.

[7] Bùi Đức Giang (2018), “Bảo lãnh theo Bộ Luật Dân sự nhìn từ thực tiễn”, Tạp chí Ngân hàng, số 7, tháng 4/2018.

[8] Bùi Đức Giang và Trần Quang Vinh (2016), “Một số góp ý cho dự thảo nghị định về giao dịch bảo đảm: Góc nhìn từ thực tiễn cấp tín dụng có bảo đảm”, Tạp chí Ngân hàng số 21, năm 2016.

[9] Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

[10] Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.

[11] Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20/06/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

[12] Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về

hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

[13] Nghị định 8019/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 của Bộ Tƣ pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm.

[14] Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ - CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 163/2006/NĐ - CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ về giao dịch bảo đảm.

[15] Nghị định 83/2010/NĐ - CP ngày 23/07/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm.

[16] Nghị định số 05/2012/NĐ - CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sƣ, tƣ vấn pháp luật.

[17] Trần Thị Bích Nhân (2016), “Định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng: Những tồn tại và đề xuất”, Tạp chí Tài chính số tháng 8, năm 2016.

[18] Phùng Thị Nhung (2019), “Hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[19] Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2018), “Hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Ngũ Hành Sơn”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[20] Quyết định số 8083/QD- BIDV ngày 28/12/2018 của Tổng Giám đốc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đak lak (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)