CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK
2.2.4. Kết quả hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng
a. Tỷ trọng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản
Bảng 2.4. Tỷ trọng dư nợ cho vay có bảo dảm bằng tài sản
ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng Tỷ đ 3646 4325 4719 Trong đó
Dƣ nợ Bảo đảm bằng tài sản Tỷ đ 3045,13 3706,5 4228,2 Dƣ nợ bảo đảm không bằng tài
sản
Tỷ đ 600,87 618,5 490,8 Tỷ trọng dƣ nợ bảo đảm bằng
tài sản
% 83,52 85,7 89,6
(Nguồn: Báo cáo tổng kết và Báo cáo chuyên đề tín dụng của BIDV Bắc Đak Lak cắc năm 2016, 2017,2018)
Bảng 2.4 cho thấy:
- Tỷ trọng dƣ nợ cho vay bảo đảm bằng tài sản rất cao, có thể nói bảo đảm bằng tài sản luôn chiếm vị trí chủ yếu trong cơ cấu dƣ nợ. Tỷ trọngnày luôn chiếm từ 83% trở lên.
- Mặt khác, tỷ trọng dư nợ cho vay bảo đảm bằng tài sản có xu hướng tăng qua các năm (năm 2016 là 83,52%; năm 2017 là 85,7%, năm 2018 là 89,6%) , kéo theo đó là tỷ trọng dƣ nợ cho vay bảo đảm không bằng tài sản có xu hướng giảm (từ 16,48% năm 2016 xuồng còn 14,3% năm 2017 và 10,4%
năm 2018).
Có thể thấy xu hướng nói trên sẽ giúp cho các hoạt động tín dụng của Chi nhánh an toàn hơn, hạn chế được rủi ro tín dụng xét về cả hai phương diện: giảm thiểu nguy cơ tổn thất và khi có rủi ro xảy ra hạn chế đƣợc tổn thất thực sự nhờ nguồn thu nợ thứ hai là tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, mặt trái của nó là có khả năng sẽ hạn chế tăng trường tín dụng do phụ thuộc quá nhiều vào tài sản bảo đảm.
Sở dĩ có hiện tượng nói trên là do chủ trương chung của ngành ngân hàng và Hội sở BIDV trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm bảo đảm hạn ché rủi ro tín dụng của toàn hệ thống, lành mạnh hóa tình hình tài chính của các NH. Theo tinh thần đó, để đảm bảo an toàn cho chi nhánh, chi nhánh đã cắt giảm tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm bằng cách quy định các điều kiện cho vay khắt khe hơn đối với các khách hàng muốn áp dụng hình thức bảo đảm này. Việc cho vay không có bảo đảm tài sản chỉ áp dụng đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm, tình hình tài chính lành mạnh hoặc áp dụng theo các sản phẩm cho vay tín chấp thông qua công tác chuyển lương qua tài khoản của các đơn vị.
b. Cơ cấu dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản theo hình thức bảo đảm
Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản theo hình thức bảo đảm
(ĐVT: %) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng dƣ nợ cho vay bảo
đảm bằng tài sản 100 100 100
Thế chấp tài sản 71,84 73,35 73,45
Cầm cố 8,4 7,5 6,5
Bảo lãnh bằng tài sản của
bên thứ ba 18, 2 18,5 19,66
Bảo dảm bằng tài sản hình
thành trong tương lai 1,56 0,65 0,39
(Nguồn: Báo cáo tổng kết và Báo cáo chuyên đề tín dụng của BIDV Bắc Đak Lak các năm 2016, 2017,2018) Bảng 2.5 cho thấy:
- Tại Chi nhánh, cả 4 hình thức bảo đảm theo quy định pháp lý đều đƣợc áp dụng. Đó là các hình thức: Thế chấp tài sản, Cầm cố tài sản, Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và Bảo đảm bằng tài sản hình thánh trong tương lai.
- Hình thức bảo đảm bằng thế chấp tài sản chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Trong cả ba năm, tỷ trọng này đều tư 71% trở lên và có xu hướng ổn định.
Mặc dù không trực tiếp nắm giữ tài sản và thủ tục thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay phức tạp do phải trải qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, định giá tài sản thế chấp mất nhiều thời gian nhƣng trong tổng dƣ nợ cho vay có tài sản
đảm bảo, dƣ nợ bảo đảm bằng tài sản thế chấp lại chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này là vì các tài sản này thông thường có giá trị rất cao, do đó vốn vay mà Ngân hàng cho vay thường đáp ứng được phần lớn yêu cầu vốn của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời do đặc điểm không chuyển giao nên khi nhận các tài sản này làm tài sản thế chấp thì bên thế chấp đƣợc tiếp tục sử dụng, khai thác phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, vì tính chất không nắm giữ tài sản cho nên trong suốt quá trình thế chấp, Ngân hàng phải luôn kiểm tra, giám sát tài sản thường xuyên, đảm bảo tài sản được sử dụng khai thác ở mức hợp lý, định kỳ đánh giá lại giá trị tài sản để có những biện pháp giảm thiểu rủi ro thích hợp.
- Tỷ trọng của hình thức bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba đứng thứ hai chỉ sau hình thức thế chấp. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba dao đọng xung quanh 18%.
- Tỷ trọng dƣ nợ cho vay có bảo đảm bằng hình thức cầm cố tài sản của khách hàng vay chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong trong tổng dư nợ cho vay bảo đảm bằng tài sản. Trong cả ba năm tỷ lệ này do động trong khoảng từ 6,5%
đến 8,4%. Tại Chi nhánh, các loại tài sản nhƣ: tín phiếu, trái phiếu kho bạc Nhà nước, thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi của các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục các loại tài sản cầm cố. Đối với hàng hóa tồn kho, nguyên vật liệu, trong thời gian qua, Chi nhánh rất hạn chế áp dụng biện pháp này, ngoại trừ một số trường hợp doanh nghiệp qua thẩm định thật sự tốt, tình hình tài chính lành mạnh mà không còn tài sản đảm bảo nào khác thì Chi nhánh mới xem xét để nhận loại tài sản đảm bảo này. Lý do, việc cầm cố các động sản này yêu cầu Ngân hàng phải có kho để cất giữ, bảo quản hoặc thuê kho làm tốn kém chi phí, đặc biệt một đặc điểm của các động sản này là tính hao mòn cao, giá trị tài sản biến động khó lường, việc xử lý tài sản khó khăn do tài sản có tính chuyên dụng cao.
Đặc biệt, đáng lưu ý là hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai có tỷ trọng rất thấp. Trong cả 3 năm, tỷ trọng này chỉ chiếm dưới 1,56% và ngày càng giảm. Đến năm 2018, tỷ trọng này chỉ còn rất thấp, chiếm 0,39% tổng dƣ nợ cho vay bảo đảm bằng tài sản. Trên thực tế, Chi nhánh chỉ áp dụng một phần đối với khách hàng truyền thống, có uy tín lâu năm vì hình thức này rủi ro cao, chƣa xác định đƣợc thực tế tài sản sẽ nhƣ thế nào.
c. Cơ cấu dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản theo loại tài sản bảo đảm
Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản theo loại tài sản bảo đảm
(ĐVT: %) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng dƣ nợ cho vay bảo đảm
bằng tài sản 100 100 100
Quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền với đất 81 79,2 79,03
Động sản 10,5 11,3 11,5
Giấy tờ có giá 4,0 4,9 5,6
Tài sản khác 4,5 4,6 3,87
(Nguồn: Báo cáo tổng kết và Báo cáo chuyên đề tín dụng của BIDV Bắc Đak Lak các năm 2016, 2017,2018) Bảng 2.6 tổng hợp cơ cấu về tài sản nhận bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh. Qua bảng, ta thấy:
- Cơ cấu tài sản bảo đảm ổn định qua thời gian dù có biến động chút ít qua từng năm nhưng không đáng kể. Điều này nói lên một xu hướng ổn định nhƣng cũng bộc lộ một vấn đề là sự ngại khó, ngại thay đổi từ cả hai phía:
ngân hàng và khách hàng.
- Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tài sản bảo đảm. Đây cũng là thực tế chung của các NHTM Việt Nam. Sở dĩ loại tài sản này thường được ưu tiên vì có tính cố định nhờ đó dễ dàng thực hiện việc giám sát trong và sau cho vay; là loại tài sản ít hao mòn;
giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất về dài hạn luôn tăng do tính khan hiếm của nó. Tỷ trọng loại tài sản bảo đảm này trong cả ba năm đều chiếm trên 79%. Tại Chi nhánh do đặc thù của địa bàn hoạt động, các khách hàng cá nhân kinh doanh thường hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực trồng cây công nghiệp nên đa số quyền sử dụng đất là thuộc về đất trồng cây lâu năm.
- Tài sản bảo đảm là động sản chiếm tỷ trọng cao thứ hai. Năm cao nhất tỷ trọng này là 11,5%, năm thấp nhất, tỷ trọng này là 10,5%. Để hạn chế các rủi ro phát sinh do đặc điểm cẩu csc laoị động sản, Chi nhánh chỉ nhận thế chấp chủ yếu các loại ô tô hạng trung, hạng thường có thời gian sử dụng tối đa là 5 năm so với ngày sản xuất, đồng thời việc mua bảo hiểm vật chất xe cho toàn bộ dƣ nợ vay là yếu tố tiên quyết để nhận tài sản này làm tài sản đảm bảo.
- Tài sản khác mà Chi nhánh nhận làm tài sản đảm bảo chủ yếu là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất… Giống như các phương tiện vận tải, các tài sản này cũng có các đặc điểm chung là hao mòn sử dụng, yếu vô hình tác động làm thay đổi giá trị tài sản lớn. Tuy nhiên, máy móc thiết bị lại có đặc điểm riêng, đây là các loại tài sản có mức độ rủi ro cao hơn nhiều vì giá trị tài sản rất lớn trong khi thị trường giao dịch lại rất hạn chế vì đây là các tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh mang tính đặc thù ngành, việc xác định giá trị tài sản đảm bảo đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao. Hình thức bảo đảm này chỉ áp dụng đối với khách hàng uy tín, có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, tình hình tài chính lành mạnh và đáp ứng các điều kiện về xếp hạng tín dụng nội bộ do đó
các rủi ro này vẫn ở mức chấp nhận và kiểm soát đƣợc. Tỷ trọng của hình thức này năm cao nhất chỉ đạt 4,6%. Năm thấp nhất chỉ đạt 3,87% tổng dƣ nợ.
d. Kết quả tác động đến hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng Bảng 2.7. Kết quả tác động đến hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng
ĐVT:%
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
- Tỷ lệ nợ nhóm 2/tổng dƣ nợ CVBĐ bằng TS 2,1 1,91 2,5 - Tỷ lệ dƣ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5/tổng dƣ nợ
CV bảo đảm bằng tài sản 2,65 2,57 3,12
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ CV BĐ bằng TS 0,55 0,66 0,62 - Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể/tổng dƣ nợ CV
bảo đảm bằng tài sản 0,25 0,37 0,39
- Tỷ lệ thu hồi nợ sau xử lý tài sản 80 84 79
- Tỷ lệ xóa nợ ròng 20 16 21
(Nguồn: Báo cáo tổng kết và Báo cáo chuyên đề tín dụng của BIDV Bắc Đak Lak các năm 2016, 2017,2018) Bảng 2.7 trình bày kết quả tác động của công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Chi nhánh trong 3 năm 2016 – 2018. Kết quả này có sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác chứ không chỉ có công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Tuy nhiên, nó cũng cho chúng ta thấy đƣợc tác động của công tác này thông qua so sánh.
Bảng 2.7 cho thấy:
- Nhìn chung, tỷ lệ nợ nhóm 2/tổng dƣ nợ cho vay BĐ bằng TS; tỷ lệ nợ từ nhóm 2 - nhóm 5/tổng dƣ nợ CVBĐ bằng TS; tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ CVBĐ bằng TS đều thấp qua các năm và đều thấp hơn so với kế hoạch đặt ra.
Cụ thể:
- Tỷ lệ nợ nhóm 2 của dƣ nợ CVBĐBTS chỉ đao động trong khoảng từ 1,91% – 2,5%
- Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 của dƣ nợ CVBĐBTS chỉ dao động trong khoảng từ 2,57% đến 3,12%
- Tỷ lệ nợ xấu của CVBĐBTS cả 3 năm đều thấp hơn 1% là mức chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Năm cao nhất chỉ có 0,66%.
Tuy nhiên, cả 3 chỉ tiêu nói trên không ổn định, có xu hướng tăng qua các năm.
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể trong 3 năm đều thấp hơn cả 3 chỉ tiêu nói trên khá nhiều. Sở dĩ có điều này là do tác động của giá trị tài sản bảo đảm. Số tiền trích lập vừa phụ thuọc vào nhóm nợ, vừa phụ thuộc vào giá trị khấu trừ của TSBĐ theo quy định chung. Điều này thể hiện khá rõ tác động của bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối vứoi việc kiểm soát rủi ro tín dụng. Tỷ lệ này trong 3 năm dao động trong khoảng 0,25% đến 0,39%.
Năng lực thu hồi nợ sau xử lý tài sản của Chi nhánh trong các năm 2016 – 2018 tương đối tốt thông qua chỉ tiêu tỷ lệ thu hồi nợ sau xử lý tài sản.
Năm cao nhất tỷ lệ này đạt đƣợc trên 84%, năm thấp nhất cũng đạt xấp xỉ 80%. Đi cùng với đó là tỷ lệ xóa nợ ròng thấp. Tỷ lệ xóa nợ ròng cho thấy mức tổn thất thực sự của Chi nhánh sau khi đã thực hiện thu nợ từ nguồn thu nợ thứ hai là TSBĐ. Tỷ lệ này năm cao nhất cũng chỉ 21%.