CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK
3.2. KHUYẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK
3.2.1. Tổ chức tốt hệ thống thông tin về khách hàng và tài sản bảo đảm, gắn vấn đề bảo đảm tiền vay với mức rủi ro của khách hàng
Thông tin là yếu tố không thể thiếu đƣợc trong quá trình từ thẩm định đến quyết định cho vay. Ngân hàng phải thu thập và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng và tài sản đảm bảo nhƣ: năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác liên quan đến người vay… Thông tin không đầy đủ, không chính xác sẽ khiến cho ngân hàng đánh giá không đúng về khách hàng, có thể bị khách hàng qua mặt hoặc b lỡ cơ hội có đƣợc khách hàng tin cậy. Vì
vậy mà Chi nhánh nên xây dựng một hệ thống thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định khách hàng và tài sản đảm bảo. Tuỳ tính chất và mức độ phức tạp của từng khoản vay mà có thể tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm phục vụ cho việc thẩm định cho vay của mình đƣợc tốt. Các nguồn có thể khai thác thông tin nhƣ: Trung tâm tín dụng CIC của NHNN, các cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, Hiệp hội các nghành nghề liên quan, các Sở/Ban/Nghành liên quan trong địa bàn (Sở địa chính, Sở kế hoạch đầu tư), các tổ chức tín dụng khác,và các loại báo, tạp chí kinh tế. Trường hợp cần thiết có thể xuất mua thông tin nhằm bảo đảm thu thập đầy đủ thông tin và có chất lượng. Cũng có thể thông qua các thông tin có được từ báo cáo của người vay, các báo cáo này cho thấy số liệu trong nhiều năm qua. Vì vậy giúp ngân hàng có cơ sở để dự đoán về tình hình của khách hàng trong tương lai gần.
Áp dụng các công nghệ hiện đại vào việc tập hợp lưu giữ các thông tin thị trường, giá cả, làm dữ liệu cho các lần phân tích so sánh để định giá, thu thập các thông tin liên quan qua các kênh thông tin nhƣ internet, thƣ điện tử.
Áp dụng công nghệ thông tin vào việc theo dõi và quản lý hồ sơ TSĐB, kết nối hệ thống giữa bộ phận thẩm định, tín dụng và kho quỹ. Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin, kiểm soát và quy trình nhập xuất tài sản trên hệ thống máy tính để đảm bảo việc theo dõi sát sao tài sản. Từng bước nghiên cứu xây dựng chương trình, quy trình định giá TSĐB trên hệ thống máy tính. Sau đó, dựa vào quy trình thống nhất này các cán bộ tín dụng sẽ áp dụng để định giá TSĐB chính xác hơn.
Một vấn đề cũng quan trọng không kém là thiết lập các mối quan hệ lâu dài với với các cơ quan hữu quan trong quản lý giao dịch bảo đảm nhƣ phòng công chứng, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, tòa án, cơ quan thi hành án.
Mối quan hệ này không chỉ giúp cho Chi nhánh thuận lợi hơn trong việc thu thập, nắm bắt chính xác thông tin về tình trạng pháp lý của TSBĐ cũng nhƣ
năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn mà qua đó còn giúp chi nhánh nắm đƣợc những thông tin đầy đủ về quy định thủ tục liên quan đến bảo đảm, đặc biệt là các thủ tục xét xử, thi hành án cũng đƣợc tiến hành nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Tiến hành phân loại khoản vay theo mức rủi ro, từ đó tùy theo mức rủi ro mà ngân hàng đề ra các yêu cầu về TSBĐ, đối với những khoản vay có mức rủi ro cao, ngân hàng yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản, thay thế, áp dụng thêm biện pháp bảo đảm tiền vay khác hoặc giảm tỷ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ... và ngược lại. Trên cơ sở áp dụng các mô hình đo lường rủi ro tín dụng định lượng xác định tương quan giữa tài sản bảo đảm với mức rủi ro cho vay. Cần xác định sự tương quan tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm với mức rủi ro cho vay. Nếu tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm càng cao thì mức rủi ro càng cao và ngược lại. Thiết lập sự tương quan giữa tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm với phần bù rủi ro, tùy theo từng loại bảo đảm tài sản mà ngân hàng thiết lập phần bù rủi ro
3.2.2. Điều chỉnh cơ cấu dƣ nợ theo tài sản bảo đảm và theo hình thức bảo đảm theo hướng đa dạng hóa hơn
Như đã phân tích trong chương 2, tại Chi nhánh trong thời gian qua, các loại tài sản dùng làm bảo đảm chƣa đa dạng trong khi danh mục tài sản đảm bảo rất nhiều, mà chỉ tập trung vào một số loại tài sản nhất định, có tính thanh khoản, an toàn cao, điều này hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của chi nhánh vì nhiều khách hàng muốn vay vốn nhƣng TSĐB không nằm trong danh mục của ngân hàng. Vì vậy mà Chi nhánh cần đa dạng hoá danh mục tài sản đảm bảo nhƣ: bảo đảm bằng hàng hoá trong kho, cầm cố các khoản phải thu… Khi đó ngân hàng sẽ thu hút đƣợc đông đảo khách hàng tham gia vay vốn hơn. Hiện nay, khi mà các ngân hàng đang cạnh tranh mạnh mẽ trên mọi phương diện thì việc ngân hàng ỏ lỡ cơ hội với bất kỳ lý do gì cũng có thể
làm cho ngân hàng thiếu sức hấp dẫn đối với khách hàng. Vì vậy để mở rộng tín dụng, gắn liền với cho vay an toàn, nâng cao khả năng cạnh tranh thì ngân hàng phải sử dụng đồng thời nhiều loại tài sản đảm bảo và vận dụng một cách linh hoạt, thích ứng với điều kiện mỗi khách hàng. Mỗi loại tài sản đảm bảo có những ƣu điểm và nhƣợc điểm khác nhau nhƣng luôn có điểm chung là ẩn chứa rủi ro. Để mở rộng danh mục TSĐB đòi hỏi Chi nhánh phải nhận diện đƣợc các rủi ro đối với từng loại TSĐB, có giải pháp để thẩm định và quản lý được các TSĐB đó, tùy vào từng trường hợp, ngân hàng nên có biện pháp quản lý tài sản thích hợp trên nguyên tắc an toàn vốn vay nhằm giảm thiểu rủi ro đến mức có thể. Từ đó, danh mục TSĐB đƣợc mở rộng, không những giúp khách hàng dễ dàng đáp ứng đƣợc điều kiện vay vốn, góp phần mở rộng tín dụng mà còn góp phần nâng cao chất lƣợng TSĐB, chất lƣợng tín dụng cho Chi nhánh.
Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro theo từng loại tài sản bảo đảm, ngân hàng cần yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo, hoặc chỉ nhận những tài sản đảm bảo đã đƣợc mua bảo hiểm. Đối với cho vay ô tô, tàu biển… ngân hàng cũng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản tương ứng với thời hạn vay vốn và bảo hiểm cần đƣợc mua ở những công ty bảo hiểm có liên kết hoặc hợp tác với ngân hàng để khi xảy ra rủi ro, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán cho ngân hàng.Nhiều trường hợp khách hàng mua bảo hiểm ngoài dẫn đến khi xảy ra rủi ro, bên bảo hiểm thanh toán cho bên mua bảo hiểm chứ không qua ngân hàng.
Về đa dạng hóa cơ cấu dƣ nợ theo hình thức bảo đảm, Chi nhánh cần tăng cường một số hình thức cho vay khác như tín chấp, bảo lãnh hay cho vay bằng TSĐB hình thành từ vốn vay. Chi nhánh cũng nên tăng tỷ trọng loại hình bảo lãnh vì chất lƣợng đảm bảo tiền vay theo hình thức này tại chi nhánh khá tốt. Chi nhánh cũng nên mở rộng hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài
sản hình thành từ vốn vay và cho vay thông qua khai thác nợ, thanh toán quốc tế. Hiện nay, Chi nhánh chỉ tập trung trong các hình thức bảo đảm tiền vay nhƣ cầm cố, thế chấp, bảo lãnh. Các tài sản hình thành từ vốn vay có rủi ro cao do đây là tài sản đặc thù, có tính chất pháp lý phức tạp, gặp nhiều vướng mắc trong việc công chứng hợp đồng và tính ổn định không cao là một rào cản khiến ngân hàng ít chấp nhận tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay. Do đó, để mở rộng TSĐB sang các tài sản hình thành từ vốn vay trước tiên ngân hàng cần đưa ra các quy định, hướng dẫn cụ thể về quy trình nhận và quản lý TSĐB hình thành từ vốn vay, phối hợp với khách hàng và các cơ quan chức năng để quản lý tài sản về mặt pháp lý, định giá tài sản theo quy định và theo giá thị trường có tính đến các rủi ro trong tương lai, có biện pháp quản lý tài sản phù hợp.
Mặt khác, để thực hiện biện pháp trên đòi hỏi các nhân viên tín dụng phải tích cực tìm hiểu và tƣ vấn cho khách hàng các biện pháp bảo đảm và loại tài sản bảo đảm phù hợp với điều kiện của khách hàng.
Tuy nhiên đa dạng hóa ở đây không chỉ là linh hoạt vận dụng đa dạng các hình thức và tài sản bảo đảm phù hợp với điều kiện của khách hàng mà trên hết còn phải quan tâm thận trọng xem xét đánh giá rủi ro của các tài sản nhằm lựa chọn các loại tài sản có khả năng thanh khoản tốt nhất, an toàn nhất cho hoạt động của Ngân hàng.