HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đak lak (Trang 31 - 37)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN

1.3. HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1. Nội dung hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản của NHTM

a. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ bảo đảm

Thông tin về tài sản bảo đảm chính xác, đầy đủ sẽ giúp công tác thẩm định tài sản bảo đảm đƣợc chính xác. Thông tin thu thập về tài sản nhƣ: loại tài sản, đặc điểm, giá trị sổ sách, tính chất kỹ thuật, quyền sở hữu, tính hiện hữu tài sản, tính pháp lý, giá trị tài sản... Thông tin sau khi đƣợc thu thập sẽ đƣợc đánh giá kiểm tra tính xác thực thông tin tài sản bảo đảm và tính trung thực của khách hàng. Thu thập và đánh giá thông tin về tài sản là nội dung quan trọng của công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản, nhằm loại bỏ những hồ sơ kém, không đạt yêu cầu, sàn lọc đƣợc những hồ sơ tốt giúp công tác thẩm định tài sản chính xác.

Chất lƣợng thông tin thể hiện ở các thuộc tính: đầy đủ, kịp thời, chính xác, đó là thông tin chất lƣợng và hữu ích trong quá trình thẩm định. Các thông tin này Ngân hàng có thể thu thập từ các nguồn sau: hồ sơ tài liệu và thông tin khách hàng cung cấp, khảo sát thực tế, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC, các nguồn khác...

b. Thẩm định tài sản đảm bảo và định giá tài sản đảm bảo

Căn cứ để thẩm định là Hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp. Cán bộ tín dụng khảo sát thực tế, thẩm tra đối chiếu các thông tin thu thập đƣợc từ khách hàng.

Các nguồn thông tin khác: trung tâm thông tin tín dụng CIC, cơ quan

nhà nước có thẩm quyền, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, báo chí…

Mục tiêu của thẩm định tài sản đảm bảo là đánh giá một cách chính xác khả năng thanh lý các tài sản đảm bảo khi cần thiết. Khả năng thanh lý tài sản đảm bảo phụ thuộc vào tính chất pháp lý, giá trị thị trường của tài sản. Do vậy, nội dung của thẩm định tài sản đảm bảo chủ yếu tập trung vào khía cạnh pháp lý của tài sản, thẩm định hiện trạng của tài sản đảm bảo và khả năng thanh lý tài sản đó theo giá trị thị trường. Cụ thể:

i. Thẩm định tính pháp lý của tài sản: cán bộ thẩm định phải làm rõ các nội dung sau:

- Thẩm định tính pháp lý của quyền sở hữu: tài sản phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của bên bảo đảm, không có tranh chấp. Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa của việc bảo đảm là nhằm bảo đảm cho việc bên có nghĩa vụ phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền, do đó tài sản dùng để bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Để xác định tài sản đảm bảo có thuộc sở hữu của bên thế chấp hay không phải dựa vào các căn cứ sau:

+ Trong trường hợp pháp luật quy định tài sản đảm bảo phải đăng ký sở hữu tài sản, thì bên bảo đảm phải có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm công nhận quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm cũng nhƣ góp phần bảo đảm sự minh bạch của các giao dịch với Ngân hàng.

+ Trong trường hợp pháp luật không quy định tài sản bảo đảm phải đăng ký quyền sở hữu thì phải dựa vào căn cứ để xác lập sở hữu đƣợc quy định tại điều 221 Bộ Luật dân sự 2015, từ đó có thể suy đoán về tính chất tài sản có thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm hay không. Do đó, bên bảo đảm phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhƣ hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản, hóa đơn mua bán theo quy định, chứng từ nộp tiền mua bán

hàng hóa, văn bản giao tài sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, biên bản nghiệm thu công trình, tờ khai hải quan, biên bản góp vốn và bàn giao tài sản, vận đơn, hợp đồng lưu kho, bảng kê chi tiết tài sản cố định của doanh nghiệp…

- Tài sản đảm bảo phải đƣợc phép giao dịch, tài sản không đƣợc cấm giao dịch theo quy định của pháp luật tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm.

Điều kiện này bảo vệ quyền và lợi ích cho Ngân hàng. Theo khoản 10 điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định: “Tài sản đƣợc phép giao dịch là tài sản không bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm”. Nhƣ vậy, những tài sản mà pháp luật cấm giao dịch thì không đƣợc thế chấp nhƣ: tài sản đã bị tịch thu, bị kê biên, tài sản bị cấm mua, tặng cho, chuyển đổi hoặc chuyển nhƣợng… (ví dụ nhƣ: thuốc phiện hay các loại động thực vật quý hiếm không được phép đưa vào lưu thông…).

ii. Thẩm định hiện trạng tài sản đảm bảo: Thông qua thẩm định nguồn tin thực tế cán bộ Ngân hàng xem xét tính hiện hữu tài sản đảm bảo, số lƣợng, tuổi thọ, giá trị còn lại, vị trí… Từ đó cán bộ thẩm định đánh giá đƣợc tài sản có đủ điều kiện làm tài sản đảm bảo cho khoản nợ vay hay không.

iii. Thẩm định khả năng phát mại của tài sản: tài sản đảm bảo phải có sẵn thị trường tiêu thụ. Mức độ thanh khoản thấp hay khó chuyển hóa thành tiền trong thời gian ngắn thường không được ưu tiên chấp nhận bằng các tài sản có mức độ thanh khoản cao. Do đó, để đảm bảo khả năng thu hồi nợ nhanh chóng và chi phí thấp Ngân hàng nên lựa chọn những tài sản dễ bán, dễ chuyển nhượng, có thị trường hoạt động tương đối ổn định, thủ tục bán đơn giản để nhận làm tài sản đảm bảo.

iv. Xác định giá trị tài sản đảm bảo và xác định mức cho vay trên tài sản đảm bảo:

Xác định giá trị tài sản đảm bảo phải theo giá trị thị trường tại thời

điểm ký kết hợp đồng bảo đảm và đƣợc lập thành văn bản, là một bộ phận không tách rời hợp đòng bảo đảm. Việc xác định giá trị tài sản đảm bảo tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng chỉ làm cơ sở để Ngân hàng xác định mức cấp tín dụng, không áp dụng khi xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

c. Ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay

Tùy theo từng hình thức và loại tài sản đảm bảo mà hợp đồng bảo đảm có thể nằm trong hợp đồng tín dụng hoặc có thể lập thành hợp đồng bảo đảm riêng. Đối với tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, khi tài sản đã đƣa vào sử dụng các bên phải lập phụ lục hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành tương lai vốn vay, trong đó mô tả đặc điểm và xác định giá trị tài sản.

Việc công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm hợp đồng bảo đảm tiền vay có thể bắt buộc thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo ý chí của Ngân hàng để đảm bảo tính pháp lý cũng nhƣ hiệu lực đối kháng đối với bên thứ ba khi có tranh chấp xảy ra.

d. Quản lý tài sản đảm bảo

Việc quản lý tài sản đảm bảo trong khi cho vay là quan trọng khi giá trị của tài sản đảm bảo có thể thay đổi trong suốt thời gian cho vay. Vì vậy, tái định giá tài sản đảm bảo định kỳ hoặc đột xuất theo biến động thị trường và xử lý sau tái thẩm định giá là cần thiết đối với Ngân hàng.

e. Xử lý tài sản đảm tiền vay

Mọi khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng đều có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn thanh toán hoặc trả nợ trước hạn theo quy định của pháp luật. Bên bảo lãnh cho khách hàng vay vốn tại Ngân hàng có nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng nghĩa vụ trả nợ. Trong trường hợp khách hàng vay, bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì tài sản dùng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ tại Ngân hàng đƣợc xử lý để thu hồi nợ.

Việc xử lý tài sản đảm bảo phải tuân thủ nguyên tắc công khai, thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng. bảo đảm quyền, lợi ích của Ngân hàng cho vay và khách hàng đồng thời tiết kiệm đƣợc chi phí.

Tài sản đảm bảo được xử lý theo phương thức đã thỏa thuận trong trường hợp đồng bảo đảm. Trường hợp Ngân hàng và khách hàng không thể xử lý tài sản đảm bảo theo phương thức đã thỏa thuận thì Ngân hàng trực tiếp cho vay có quyền chủ động lựa chọn áp dụng một hoặc một số các phương thức xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Các phương thức xử lý tài sản đảm bảo nhƣ sau:

- Bán tài sản đảm bảo: là việc các tổ chức tín dụng hoặc các bên phối hợp để bán tài sản trực tiếp cho người mua hoặc ủy quyền cho bên thứ ba bán tài sản cho người mua.

Bên thứ ba đƣợc ủy quyền bán tài sản có thể là trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

- Nhận chính tài sản đảm bảo để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm: Ngân hàng trực tiếp nhận tài sản đảm bảo, lấy giá tài sản bảo đảm đƣợc định giá khi xử lý làm cơ sở để thanh toán nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn của bên bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí khác (nếu có) và đƣợc tiếp nhận tài sản theo quy định.

- Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.

- Phương thức khác do các bên thỏa thuận.

1.3.2. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản

Kết quả công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản thể hiện ở chất lƣợng bảo đảm hai chức năng của BĐTV bằng tài sản:

- Chức năng hạn chế hậu quả của tình trạng thông tin bất đối xứng trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, đó là sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức.

- Chức năng bảo đảm nguồn thu nợ thứ hai

Cả hai chức năng này đều nhằm tới mục tiêu tối thiểu hóa tổn thất do rủi ro tín dụng. Do đó, chất lƣợng BĐTV sẽ đƣợc phản ảnh qua khả năng kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng. Theo quan điểm quản trị rủi ro, kiểm soát rủi ro tín dụng là việc thực hiện các biện pháp nhằm tối thiểu hóa rủi ro tín dụng trước khi rủi ro xuất hiện như: né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu, chuyển giao, trung hòa rủi ro, đa dạng hoá…; tài trợ rủi ro là việc thực hiện các biện pháp tài chính nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của rủi ro khi rủi ro đã xảy ra;

ch ng hạn, tự khắc phục bằng dự phòng rủi ro, bằng nguồn lực có sẵn hoặc chuyển giao rủi ro thông qua hợp đồng bảo hiểm… Nhƣ vậy, chức năng thứ nhất là một trong những giải pháp của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng;

chức năng thứ hai là một trong những giải pháp của tài trợ rủi ro tín dụng.

Từ phân tích nói trên, kết quả hoàn thiện công tác BĐTV sẽ đƣợc phản ảnh qua hai nhóm tiêu chí:

a. Các tiêu chí đánh giá khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng

- Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 của các khoản nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản / tổng dự nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản:

Tỷ lệ dƣ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 có bảo đảm

bằng tài sản trong kỳ

=

Nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 có bảo đảm bằng tài sản trong kỳ

x 100%

Tổng dƣ nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản

- Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản

Tỷ lệ nợ xấu của CV BĐBTS = Nợ xấu của cho vay có BĐBTS/Dƣ nợ CVBĐBTS

- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể cho vay có bảo đảm bằng tài sản/tổng

dƣ nợ cho vay bảo đảm bằng tài sản:

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể cho vay bảo đảm

bằng tài sản

=

Số đã trích lập dự phòng cho vay bảo đảm bằng tài sản

x 100%

Tổng dƣ nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản

b. Các tiêu chí đánh giá năng lực tài trợ rủi ro tín dụng

- Tỷ lệ thu hồi từ tài sản bảo đảm/ tổng những khoản nợ đã xử lý.

Chỉ tiêu này phản ảnh tổng hợp chất lƣợng của quy trình bảo đảm tiền vay bằng tài sản từ thẩm định tài sản bảo đảm đến khâu xử lý tài sản bảo đảm.

Tỷ lệ thu hồi nợ từ TSBĐ

= Tổng số tiền thu hồi

x 100%

Dƣ nợ xấu có tài sản bảo đảm đã xử lý xuất ngoại bảng

- Tỷ lệ xóa nợ ròng là tỷ lệ giữa những khoản nợ xuất ngoại bảng sau khi trừ đi những khoản thu hồi/ tổng dƣ nợ.

Chỉ tiêu này là chỉ tiêu bổ sung cho chỉ tiêu thứ nhất nhằm đánh giá kết quả tài trợ rủi ro tín dụng từ xử lý tài sản bảo đảm.

Tỷ lệ xóa nợ ròng =

Dƣ nợ khoản vay có tài sản đảm bảo đã chuyển ngoại bảng - số tiền thu

hồi nợ từ việc xử lý tài sản

x 100%

Nợ xấu có tài sản bảo đảm đã xử lý xuất ngoại bảng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đak lak (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)