CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đak lak (Trang 79 - 82)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ

3.1.1. Chiến lƣợc phát triển đến năm 2020 của BIDV

Theo Nghị quyết số 1155/NQ-HĐQT ngày 22/8/2012 của Hội đồng quản trị BIDV phê duyệt Chiến lƣợc phát triển của BIDV đến năm 2020.

Chiến lƣợc phát triển đến năm 2020 của BIDV là:

- Sứ mệnh: BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông; tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng.

- Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng có chất lƣợng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt Nam; là 1 trong 5 ngân hàng hiệu quả hàng đầu Đông Nam Á

- Giá trị cốt lõi: Hướng đến khách hàng; Đổi mới - Phát triển; Chuyên nghiệp - Sáng tạo; Chất lƣợng - Tin cậy; Trách nhiệm - Xã hội.

Định hướng của BIDV là nâng cao vai trò dẫn dắt, vị trí chủ đạo của BIDV trên thị trường với tư cách là một NHTM cổ phần có vốn Nhà nước chi phối, có năng lực quản trị tiên tiến, có phạm vi và qui mô hàng đầu, kinh doanh an toàn, hiệu quả.

Phấn đấu đến năm 2020 trở thành Ngân hàng đạt quy mô và trình độ tương đương với các Ngân hàng trong khu vực về quản trị, công nghệ và khả

năng cạnh tranh, có thương hiệu uy tín, phát huy vai trò là đối tác kinh tế lớn và tin cậy trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế quan trọng trong quá trình hội nhập của Việt Nam.

Về hoạt động tín dụng, BIDV sẽ kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với qui mô và cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn cũng nhƣ tuân thủ theo chỉ đạo điều hành của NHNN trong từng thời kỳ; đảm bảo tăng trưởng tín dụng thấp hơn tăng trưởng huy động vốn từ 3% đến 4% để tỷ lệ tín dụng/huy động vốn kiểm soát thấp hơn 100% theo khuyến nghị của Moody’s vào năm 2015.

Cụ thể là tăng trưởng tín dụng bình quân 22%/năm và tăng trưởng huy động vốn bình quân 25%/năm.

Nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3 % đến 2018 và đến 2020 kiểm soát dưới 2%.

Về phát triển hoạt động Ngân hàng bán lẻ: nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ.

3.1.2. Định hướng hoạt động của BIDV - Chi Nhánh Bắc Dak Lak Xây dựng BIDV Bắc Đắk Lắk trở thành ngân hàng hàng đầu trên địa bàn.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng huy động vốn, xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm ƣu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh.

Tiếp tục tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tín dụng bán lẻ, phải tận dụng ưu thế về mạng lưới, con người để phát triển nền khách hàng. Tăng trưởng phải an toàn - hiệu quả; đảm bảo cơ cấu – tỷ trọng tín dụng hợp lý theo định hướng của BIDV. Đánh giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng thường xuyên theo biến động của thị trường nhằm phản ánh đúng thực trạng tín dụng.

Nâng cao chất lƣợng rủi ro tín dụng, có các biện pháp xử lý với các khách hàng đang nợ xấu.

Kiểm soát các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong giới hạn được giao;

tuân thủ chỉ đạo điều hành của HSC trong từng thời kỳ; kiểm soát tỷ lệ cho vay trung dài hạn theo đúng định hướng của HSC. Trong đó:

Đối với tín dụng ngắn hạn: Tập trung chủ yếu cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ chăm sóc cây công nghiệp và kinh doanh thương mại dịch vụ, xây lắp… Đối tƣợng khách hàng là các đơn vị cao su, cà phê, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ tư nhân cá thể và CBCNV các đơn vị chi lương tự động.

Đối với tín dụng trung và dài hạn: Tập trung vào các dự án trồng mới chăm sóc, chế biến cao su, cà phê, hồ tiêu, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư vào điểm công nghiệp tại địa phương và cho vay bán lẻ. Tiếp tục đẩy mạnh cho vay tiêu dùng.

Tập trung mở rộng khai thác tại các địa bàn trọng điểm, đặc biệt là các địa bàn trung tâm, gắn chặt công tác cho vay với việc cung cấp trọn gói các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; thu hẹp, hạn chế cho vay đối với các hộ nhỏ lẻ tại địa bàn xa.

3.1.3. Định hướng hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đăk Lăk

- Tiếp tục cụ thể hóa và quán triệt tốt hơn nữa các văn bản pháp quy liên quan tới hoạt động bảo đảm tiền vay đặc biệt những vấn đề về kiểm tra kiểm soát nội bộ trong hoạt động này. Đề xuất các kiến nghị cần thiết lên các cơ quan có thẩm quyền.

- Đa dạng hoá các loại tài sản đảm bảo và các hình thức đảm bảo mọt cách phù hợp

- Thực hiện công tác đánh giá, phân loại khách hàng thường xuyên trên cơ sở xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng,

đƣa ra đƣợc các biện pháp bảo đảm phù hợp với khả năng của từng đối tƣợng khác hàng.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan . Kết hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp để thẩm định đánh giá các TSĐB cũng nhƣ khách hàng vay vốn đồng thời cập nhật, nắm bắt các văn bản pháp luật liên quan đến bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, NHNN.

- Tập trung giải quyết xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng. Thiết lập một quy trình riêng trong công tác xử lý tài sản đảm bảo làm cẩm nang cho các cán bộ tín dụng.

- Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng để có thể đánh giá đƣợc một cách chính xác tính hiệu quả của dự án cũng nhƣ đánh giá đƣợc đúng chất lƣợng của tài sản đảm bảo, tránh rủi ro cho ngân hàng.

- Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin về định giá và xếp loại tài sản bảo đảm để đánh giá mức độ rủi ro của từng loại tài sản nhận bảo đảm, từ đó có chính sách riêng cho từng loại tài sản đã đƣợc xếp loại cho việc xác định số tiền cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đak lak (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)