CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN
1.2. TỔNG QUAN VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY
1.2.1. Khái niệm và vai trò của bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay là việc Ngân hàng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đƣợc các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
Bảo đảm tiền vay có vai trò rất quan trong đối với hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng, cụ thể:
a. Đối với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng Về lý thuyết, bảo đảm tiền vay có hai chức năng cơ bản:
- Bảo đảm tiền vay là một giải pháp để khắc phục tình trạng thông tin bất đối xứng đó là “sự lựa chọn đối nghịch” và “rủi ro đạo đức” trong hoạt động cho vay.
"Sự lựa chọn đối nghịch" xảy ra trước cho vay khi ngân hàng bị khách hàng che giấu một số thông tin dẫn tới việc lựa chọn khách hàng không tốt và cấp tín dụng không hiệu quả.
"Rủi ro đạo đức" xảy ra sau cho vay khi khách hàng có động cơ đầu tƣ vào những dự án có độ rủi ro cao, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, lừa đảo ngân hàng...
Trong chừng mực nào đó, "sự lựa chọn đối nghịch" và "rủi ro đạo đức"
có thể ít xảy ra nếu người vay có tài sản bảo đảm tại ngân hàng, hoặc trong trường hợp vốn tự có của khách hàng vay chiếm phần lớn trong dự án đầu tư, hoặc khách hàng có danh tiếng trên thị trường. Bảo đảm tiền vay cũng gắn liền với trách nhiệm vật chất của nguời đi vay, bảo đảm khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả tránh tổn thất cho ngân hàng.
+ Bảo đảm tiền vay được xác định như là phương tiện hỗ trợ cho việc
tài trợ rủi ro vỡ nợ. Trong trường hợp bảo đảm tiền vay bằng tài sản, tài sản bảo đảm là nguồn thứ nợ thứ hai của các ngân hàng.
Ngoài ra, bảo đảm tiền vay là một công cụ giúp thúc đẩy các NH gia tăng quy mô tín dụng vì bảo đảm tiền vay là một điều kiện để xét cấp tín dụng, giúp cho ngân hàng có thể mở rộng tín dụng cho khách hàng. Thực hiện BĐTV giúp cho ngân hàng có thể bảo toàn vốn vay, tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế.
- Đối với khách hàng
Bảo đảm tiền vay gắn trách nhiệm vật chất của người đi vay với khoản vay, tạo cho họ động lực để thực hiện đúng cam kết trả nợ. Đồng thời cũng giúp cho khách hàng nâng cao uy tín với ngân hàng, góp phần xây dựng mối quan hệ lâu dài.
- Đối với nền kinh tế
Thực hiện BĐTV sẽ giúp mở rộng tín dụng của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, thúc đẩy SXKD phát triển. BĐTV không chỉ góp phần lành mạnh nền kinh tế mà còn bảo đảm phát triển hoạt động kinh doanh của cả ngân hàng và khách hàng, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
1.2.2. Các hình thức bảo đảm tiền vay
Thông thường có hai hình thức bảo đảm tiền vay chủ yếu mà các Ngân hàng áp dụng đối với khách hàng vay là bảo đảm đối vật và bảo đảm đối nhân hai còn gọi là bảo đảm bằng tài sản và bảo đảm không bằng tài sản. Tùy từng khách hàng mà Ngân hàng có thể lựa chọn cho vay theo hình thức nào cho phù hợp để vừa giữ đƣợc khách hàng vừa đảm bảo đƣợc mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng là an toàn và sinh lời.
a. Bảo đảm tiền vay không bằng tài sản
Bảo đảm tiền vay không bằng tài sản là việc NH chủ động cho khách hàng vay mà không có tài sản thuộc sở hữu của khách hàng để bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Theo quy định pháp lý của Việt Nam, bảo đảm tiền vay không bằng tài sản là việc cho vay của Ngân hàng chỉ dựa trên mức độ tín nhiệm của Ngân hàng đối với khách hàng và những đối tƣợng đƣợc Chính phủ chỉ định trong các văn bản đã ban hành hoặc theo chính sách của Ngân hàng.
b. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản là việc NH cấp tín dụng mà nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đƣợc cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình hoặc của bên thứ ba.
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thông thường có các hình thức sau:
(i) Bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp
Thế chấp là việc một bên dùng tài sản thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Nhƣ vậy BĐTV bằng hình thức thế chấp tài sản là hình thức theo đó bên thế chấp phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu hoặc sử dụng các tài sản bảo đảm sang ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết, trong trường hợp khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng có quyền phát mại để thu hồi nợ.
(ii) Bảo đảm tiền vay bằng hình thức cầm cố
Cầm cố tài sản là việc người vay bàn giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho NH để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ
(iii) Bảo đảm Tiền vay bằng tài sản của bên thứ ba: là việc bên thứ ba sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng của mình để cầm cố, thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đối với ngân hàng.
(iv) Bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai: là hình thức bảo đảm mà khách hàng vay dùng tài sản hình thành trong tương lai để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ trên cơ sở thế chấp, cầm cố.