CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK
2.2.3. Thực trạng thực hiện các nội dung của hoạt động bảo đảm tiền
a. Thực trạng công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ bảo đảm
Tại Chi nhánh, Bộ phận QLKH thực hiện hướng dẫn, giải thích để bên bảo đảm hiểu đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ của mình khi cầm cố, thế chấp tài sản. Trao đổi để thu thập thông tin cơ bản liên quan đến bên bảo đảm và tài sản bảo đảm. Đồng thời, bộ phận QLKH sẽ thu thập thêm thông tin từ các nguồn khác nhau ngoài Hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp nhƣ: các nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, báo chí nhằm có đƣợc thông tin về loại tài sản bảo đảm, tính pháp lý, tình trạng tài sản bảo đảm, giá trị của tài sản, tính trung thực của khách hàng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng khảo sát thực tế, chụp ảnh tài sản, thẩm tra đối chiếu các thông tin thu thập đƣợc từ khách hàng. Bên cạnh thông tin, số liệu thu thập từ khảo sát thực tế, cán bộ tín dụng còn thu thập các thông tin liên quan để tổng hợp phân tích nhƣ: Các thông tin liên quan đến chi phí, giá bán, thu nhập của tài sản so sánh, yếu tố cung - cầu, lực lượng tham gia thị trường, động thái người mua – người bán tiềm năng. Hay đối với bất động sản, cán bộ tín dụng thu thập thêm các thông tin, các số liệu về kinh tế xã hội, môi trường, những yếu tố tác động đến giá trị, những đặc trưng của thị trường tài sản để nhận biết sự khác nhau giữa khu vực tài sản tọa lạc và khu vực lân cận, yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng dến mục đích sử dụng của tài sản (địa chất, bản đồ địa chính, quy hoạch, biên giới hành chính, cơ sở hạ tầng...).Từ những thông tin thu thập đƣợc qua các nguồn, cán bộ tín dụng đánh giá chất lƣợng các nguồn thông tin,
so sánh các thông tin quá khứ và hiện tại từ nhiều nguồn khác nhau để lựa chọn thông tin, đánh giá độ tin cậy của các nguồn thông tin, phân loại thông tin, đối chiếu để tìm sai lệch, khác biệt.
Trên cơ sở đã đánh giá đầy đủ các nguồn thông tin, Cán bộ QLKH tiến hành hướng dẫn bên bảo đảm về thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản; thông báo các hồ sơ tài sản bảo đảm cần thiết. Sau đó, tiến hành kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm theo các yêu cầu: đủ loại, số lƣợng theo danh mục hồ sơ tài sản bảo đảm; hợp pháp, có đủ chữ ký và xác nhận của cơ quan liên quan; phù hợp về mặt nội dung giữa các tài liệu có liên quan.
Sau khi tiến hành các công việc trên, nhận các hồ sơ tài sản bảo đảm.
Việc giao nhận hồ sơ phải đƣợc lập thành Biên bản bàn giao hồ sơ và tiến hành định giá sơ bộ tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, Chi nhánh có thể bỏ qua bước lập văn bản định giá sơ bộ và thực hiện lập báo cáo thẩm định giá trị tài sản.
Công việc này nhìn chung đƣợc thực hiện tốt tại Chi nhánh. Tuy nhiên, một vài cán bộ tại Chi nhánh vẫn không nhận thức đƣợc tầm quan trọng của khâu thu thập thông tin, chủ quan thu thập không đầy đủ, kịp thời, thậm chí một số trường hợp không tiến hành khảo sát thực tế do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công tác bảo đảm tiền vay. Một số trường hợp lại có biểu hiện thực hiện việc thu thập còn khá máy móc theo trình tự dẫn đến mất thời gian của khách hàng. Ngƣợc lại, một bộ phận Cán bộ QLKH chịu áp lực về chỉ tiêu dẫn đến kiểm tra hồ sơ sơ sài, dẫn đến bước đầu thu thập thông tin về TSBĐ có thể chƣa có độ chính xác cao, chủ yếu dựa trên ý kiến chủ quan của khách hàng.
b. Thực trạng công tác thẩm định và định giá tài sản bảo đảm
Tại Chi nhánh, Bộ phận QLKH đảm nhiệm công việc này. Nội dung thẩm định tài sản bảo đảm bao gồm: Thẩm định các điều kiện của tài sản bảo
đảm, bên bảo đảm, các bên liên quan, định giá tài sản bảo đảm; Phân tích, đánh giá tài sản bảo đảm: tính pháp lý, khả năng chuyển nhƣợng, khả năng quản lý tài sản bảo đảm; Phân tích, đánh giá năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật đối với bên bảo đảm, các bên liên quan;
Tra cứu thông tin tại Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm để kiểm tra thông tin về việc cầm cố, thế chấp liên quan đến tài sản (đối với các tài sản phải kiểm tra thông tin tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm).
Riêng về công việc xác định giá trị tài sản bảo đảm, có ba trường hợp:
- Định giá các tài sản bảo đảm qua công ty có chức năng thẩm định giá đối với mọt số trường hợp đáp ứng các điều kiện quy định. Trong trường hợp phải thuê định giá độc lập theo quy định của BIDV, Bộ phận QLKH báo cáo lãnh đạo lựa chọn tổ chức có chức năng thẩm định giá để thuê định giá tài sản bảo đảm.
- Chi nhánh chủ động định giá ngoài những trường hợp quy định.
Trong trường hợp này, công việc định giá có thể được thực hiện thông qua Tổ định giá hoặc bộ phận QLKH. Các trường hợp bắt buộc phải thành lập Tổ định giá: Giá trị định giá sơ bộ của tài sản bảo đảm (một hoặc nhiều tài sản bảo đảm đƣợc định giá cùng lần) có giá trị từ 05 tỷ đồng trở lên (trừ tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, hợp đồng tiền gửi, sổ/thẻ tiết kiệm do BIDV, tổ chức tín dụng khác phát hành, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Kho bạc).
Thành phần Tổ định giá bao gồm: Tổ trưởng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc QLKH/QLRR và tối thiểu 02 thành viên là lãnh đạo phòng/cán bộ Phòng QLKH/Phòng Giao dịch, lãnh đạo phòng/cán bộ phòng QLRR.
Trường hợp không thành lập Tổ định giá, Bộ phận QLKH thực hiện định giá tài sản (thành phần tối thiểu bao gồm 01 cán bộ và 01 Lãnh đạo phòng QLKH), trình tự thực hiện nhƣ đối với Tổ định giá. Sau khi định giá, nếu tài sản bảo đảm từ 55 tỷ đồng trở lên (đối với khách hàng tại Trụ sở
chính) hoặc 5,5 tỷ đồng trở lên (đối với khách hàng tại Chi nhánh) thì Bộ phận QLKH đề xuất thành lập Tổ định giá để định giá tài sản bảo đảm theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Nhìn chung, khâu thẩm định pháp lý và tính thanh khoản của TSBĐ tại chi nhánh thực hiện đúng quy định của BIDV. Tuy nhiên, trong khâu này vẫn tồn tại một số khó khăn, bất cập chủ yếu sau:
- Nguồn thông tin cán bộ thẩm định chủ yếu là dựa vào hồ sơ khách hàng cung cấp nhƣng một số khách hàng vì để đạt đƣợc mục đích vay vốn cũng nhƣ mục tiêu khác của mình, có thể cung cấp thông tin không trung thực.
- Đối với một số khoản vay có giá tri nhỏ có các tài sản bảo đảm là thế chấp, vẫn còn số ít cán bộ do ngại khó nên không đi đến tận nơi mà tài sản bảo đảm đó tồn tại đế khảo sát thực tế, thay vào đó cán bộ tín dụng chỉ xem xét các giấy tờ chứng minh cho tài sản đó và tìm kiếm thông tin tài sản từ trung tâm thông tin tín dụng CIC.
- Danh mục các loại tài sản bảo đảm chƣa đa dạng, hiện tại chủ yếu tập trung vào các loại giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm, nhà ở, quyền sừ dụng đất, phương tiện vận tải… Nguyên nhân một phần là do cán bộ tín dụng ngại thẩm định những loại tài sản nhƣ: nguyên nhiên vật liệu, công nghệ, dây chuyền máy móc... Vì những loại tài sản này phải phân tích tính chất kỹ thuật, thị trường tiêu thụ. Trong khi cán bộ tín dụng thẩm định am hiểu về lĩnh vực tài sản thẩm định còn hạn chế, điều này rất dễ gây rủi ro cho cho khoản vay. Do đó hiện tại Chi nhánh chỉ áp dụng thế chấp máy móc thiết bị đối với những khách hàng có quan hệ vay vốn truyền thống, tình hình tài chính lành mạnh.
- Định hướng phát triển tín dụng của chi nhánh tập trung vào khách hàng bán lẻ nên quy mô món vay nhỏ do đó phần lớn thẩm định giá TSBĐ do cán bộ tín dụng thực hiện không thông qua công ty có chức năng thẩm định
giá chuyên nghiệp để tiết kiệm chi phí cho khách hàng vay vốn, tăng tính cạnh tranh trong các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, cán bộ ở chi nhánh còn khá trẻ, kinh nghiệm chƣa nhiều, chƣa có chuyên môn về thẩm định giá do đa số tốt nghiệp chuyên ngành tài chính - ngân hàng và kinh tế, điều này đã gây nhiều khó khăn và lúng túng cho CBTD trong công tác thẩm định TSBĐ, đặc biệt là đối với những tài sản yêu cầu tính chuyên môn cao, các loại máy móc thiết bị, đòi hỏi phải am hiểu về kỹ thuật công nghệ...
- Một số trường hợp khách hàng nâng không giá trị hóa đơn mua vào tài sản để nâng giá trị tài sản bảo đảm đối với tài sản bảo đảm là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, gây khó khăn và rủi ro cho công tác định giá của Chi nhánh rất nhiều.
c. Ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay
Tại Chi nhánh, sau khi cấp có thẩm quyền cấp tín dụng phê duyệt nhận tài sản bảo đảm, Bộ phận QLKH căn cứ loại tài sản bảo đảm, hình thức bảo đảm soạn thảo hợp đồng bảo đảm theo bộ mẫu của BIDV từng thời kỳ, soạn Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm (theo mẫu của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm) và các văn bản khác liên quan đến việc đăng ký và quản lý tài sản bảo đảm.
Sau khi ngân hàng và khách hàng đã xem xét lại các điều khoản trong hợp đồng, các bên đều đồng ý, hợp đồng bảo đảm tiền vay sẽ đƣợc ký kết bởi các bên. Hợp đồng bảo đảm sẽ có hiệu lực vào ngày ký kết. Tất cả các trường hợp đều đƣợc đi công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.
Việc giao nhận tài sản bảo đảm, hồ sơ, giấy tờ về tài sản bảo đảm phải đƣợc lập thành biên bản. Biên bản giao nhận tài sản, hồ sơ tài sản bảo đảm là một bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo đảm, có hiệu lực pháp lý theo hợp đồng, đƣợc đóng dấu Chi nhánh/Phòng giao dịch theo quy định. Đối với các trường hợp khách hàng thuộc quản lý của phòng giao dịch và khách hàng
cá nhân mà khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Trưởng phòng Khách hàng cá nhân, Giám đốc Phòng Giao dịch/Trưởng phòng khách hàng cá nhân là cấp đại diện của BIDV ký kết trên Biên bản giao nhận tài sản bảo đảm, giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm.
Tiếp theo, Bộ phận QLKH soạn thảo Phiếu nhập kho trình lãnh đạo phê duyệt. Bộ phận QLKH có trách nhiệm bàn giao hồ sơ giấy tờ của tài sản bảo đảm cho Bộ phận kho quỹ (để lưu giữ hồ sơ gốc tài sản bảo đảm), Phòng QTTD (lưu giữ toàn bộ hồ sơ, hợp đồng bảo đảm) và Phòng Tài chính Kế toán (để kiểm tra, theo dõi hạch toán), cụ thể:
- Bộ phận kho quỹ ký nhận vào Phiếu nhập kho. Bộ phận QLKH chuyển cho Bộ phận kho quỹ lưu các giấy tờ theo quy định.
- Sau khi hoàn tất thủ tục nhập kho với Bộ phận kho quỹ, Bộ phận QLKH lập Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị Bộ phận QTTD ký nhận và chuyển giao cho Bộ phận QTTD các hồ sơ theo quy định. Trên cơ sở hồ sơ gốc về tài sản bảo đảm, cán bộ QTTD có trách nhiệm đối chiếu so sánh với các thông tin tại bộ hồ sơ đính kèm, nhập chính xác các thông tin vào phân hệ Tín dụng.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện công tác này trên thực tế cũng gặp phải một vài vấn đề trở ngai. Một vài trường hợp, khách hàng không nhiệt tình phối hợp mặc dù cán bộ tín dụng đã hướng dẫn tận tình, điều này ảnh hưởng đến tâm lý và quyết định của khách hàng. Một số trường hợp gặp khó khăn trong việc hoàn thành thủ tục vay vốn mà khách hàng đã quyết định giao dịch với các Ngân hàng thương mại khác. Mặt khác, khi giá trị tài sản bảo đảm quá lớn so với khoản vay thì Chi nhánh vẫn định giá theo đúng giá trị tài sản bảo đảm. Nhƣ vậy, phí ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay mà khách hàng phải chịu sẽ tăng, ảnh hưởng đến tài chính của khách hàng.
d. Quản lý tài sản bảo đảm
Công tác quản lý tài sản bảo đảm tại Chi nhánh thực hiện khá chặt chẽ,
đặc biệt là giấy tờ có giá do chi nhánh nắm giữ. Chi nhánh đã có sự phối hợp tốt giữa các phòng nghiệp vụ có liên quan đến việc quản lý tài sản bảo đảm.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế sau:
Công tác kiểm tra tài sản bảo đảm định kỳ vẫn còn tình trạng ít đƣợc quan tâm hoặc thực hiện mang tính chất đối phó đặc biệt trong khâu thẩm định giá lại tài sản. Việc kiểm tra định kỳ nhằm mục đích kiểm tra lại hiện trạng của tài sản bảo đảm, đồng thời thực hiện việc đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo để có thể đƣa ra các hoạt động phù hợp nhằm kiểm soát rủi ro. Việc này đặt ra rất nhiều rủi ro cho Ngân hàng, đặc biệt là đối với tài sản là bất động sản đất đai nhà cửa khi mà thị trường bất động sản Việt Nam lên xuống thất thường. Công tác quản lý tài sản bảo đảm của Chi nhánh gặp khó khăn trong việc quản lý tài sản thế chấp là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị phụ thuộc nhiều vào uy tín, đạo đức của khách hàng. Nhiều trường hợp khách hàng tiến hành thay thế thiết bị phụ tùng làm giảm giá trị của tài sản nhƣng cán bộ tín dụng lại không biết. Thêm vào đó, bảo hiểm vật chất đối với phương tiện vận tải, máy móc thiết bị vẫn chưa được nhiều cán bộ lưu tâm, theo dõi, nhiều bảo hiểm vật chất đã hết hạn mà cán bộ không biết. Điều này gây ra rủi ro cho Ngân hàng nếu nhƣ có xảy ra chảy nổ, hỏa hạn hoặc tai nạn đối với tài sản này.
e. Xử lý tài sản đảm tiền vay
Khi người vay thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi, ngân hàng sẽ tiến hành các thủ tục để giải chấp tài sản cho khách hàng. Trong những trường họp khách hàng không trả đƣợc nợ khi đến hạn, hoặc bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, hoặc pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải đƣợc xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì Chi nhánh sẽ xử lý tài sản bảo đảm.
Theo quy định của BIDV, tùy thuộc vào từng biện pháp bảo đảm/tài sản bảo đảm và quan hệ tín dụng với từng khách hàng, BIDV lựa chọn phương thức xử lý tài sản phù hợp để có kết quả thu hồi nợ cao nhất. Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo các hình thức như sau:
- Giao cho bên bảo đảm tự bán tài sản.
- BIDV phối hợp với bên bảo đảm cùng bán tài sản bảo đảm.
- Ủy quyền bán đấu giá tài sản.
- BIDV tự bán tài sản.
- BIDV nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ bên thứ ba.
Việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm tiền vay. Nhìn chung, công tác xử lý tài sản bảo đảm của Chi nhánh trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả tốt, góp phần làm giảm tổn thất của Chi nhánh từ các khoản nợ có vấn đề nói chung và nợ hạch toán ngoại bảng nói riêng. Tuy nhiên, công tác xử lý tài sản bảo đảm tại Chi nhánh vẫn đang còn tồn tại những vướng mắc, khó khăn từ bên ngoài và hạn chế từ bên trong dẫn đến thời gian kéo dài, một số trường hợp không thu hồi đủ nợ gốc và lãi vay hoặc việc thu hồi rất khó khăn vì những lý do sau:
- Việc thỏa thuận giữa các bên khó thực hiện do bên bảo đảm không có thiện chí. Theo đó, việc xử lý tài sản bảo đảm đƣợc ƣu tiên thực hiện theo phương thức thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, trên thực tế, một khi bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ của mình đối với Ngân hàng thì Ngân hàng khó có thể đạt đƣợc sự thiện chí, hợp tác từ phía khách hàng trong việc xử lý TSTC là tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của họ. Nghị định 163/2006/NĐ-CP có quy định về cách thức, thời gian xử lý TSTC nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể và cũng không có cơ sở để yêu cầu cơ quan thi hành án tham gia cƣỡng chế thu hồi tài sản trong trường hợp người thế chấp không tự nguyện giao tài sản. Do đó, Ngân hàng