CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI
1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng
- “Căn cứ vào đối tƣợng đầu tƣ tài sản tài chính của ngân hàng, rủi ro tín dụng có thể đƣợc phân thành 3 nhóm:
+ Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
+ Rủi ro tín dụng trong các hoạt động cấp tín dụng khác nhƣ: chiết khấu giấy tờ có giá; Bao thanh toán; Cho thuê tài chính; Bảo lãnh.
+ Rủi ro tín dụng trong hoạt động đầu tƣ giấy tờ có giá - Căn cứ vào hình thức biểu hiện, rủi ro tín dụng phân thành:
+ Rủi ro sai hẹn là loại rủi ro khi khách hàng không trả nợ đúng hạn nhƣ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
+ Rủi ro không thu hồi đƣợc nợ, đó là những khoản vay mà ngân hàng có khả năng thu hồi đƣợc vốn vay rất thấp, có nguy cơ bị mất vốn, nguyên nhân là do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng hoặc do khách hàng bị phá sản, ngân hàng đã tìm mọi cách để thu hồi nhƣng thu hồi không được hoặc không đủ. Loại rủi ro này thường tập trung ở các món vay đã chuyển sang nợ có vấn đề, đây là rủi ro mà ngân hàng cần phải quan tâm nhiều nhất.
+ Rủi ro tiềm ẩn: là loại rủi ro tiềm ẩn trong số dư nợ tưởng chừng như bình thường, tập trung ở những món vay mà quá trình làm thủ tục cho vay, cán bộ quản lý khách hàng đã không tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay, không thực hiện đúng quy chế cho vay và những món vay đã đƣợc ngân hàng cho vay lại.
- Căn cứ vào tính chất khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra nguy cơ rủi ro tín dụng, phân thành hai loại:
+ Rủi ro khách quan: là rủi ro do các nguyên nhân nhƣ thiên tai, địch hoạ, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi khách hàng vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách.
+ Rủi ro chủ quan là do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.
- Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan và có thể chia thành hai loại chính:
+ Rủi ro giao dịch: là rủi ro liên quan đến từng khoản tín dụng mỗi khi ngân hàng ra quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho khách hàng. Đây có thể xem là rủi ro cá biệt của từng khoản tín dụng, nó phát sinh do sai sót ở quy trình đánh giá, thẩm định và xét duyệt khi cho vay, hoặc phát sinh do thiếu chặt chẽ ở khâu theo dõi kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, hoặc phát sinh do đánh giá tài sản bảo đảm và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án, dự án để quyết định tài trợ của ngân hàng.
+ Rủi ro bảo đảm là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo nhƣ các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
+ Rủi ro danh mục là xuất phát do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng đƣợc phân chia thành 02 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. Rủi ro nội tại thì xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay
vốn. Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, cho vay quá nhiều khách hàng hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao”.