CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI
1.3.2 Nhóm nhân tố bên ngoài
Có 04 nhân tố thuộc nhóm nhân tố bên ngoài cốt lõi sau:
* Nhân tố từ phía khách hàng
Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay ngân hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu đời sống của mình do vậy mà chất lượng tín dụng ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ phía khách hàng.
Vì thế, khách hàng là một trong những nhân tố chính gây ra rủi ro tín dụng cho Ngân hang. Khách hàng có thể do vô ý hay cố ý không thực hiện trả nợ
vay cho Ngân hàng đúng hạn. Nhân tố từ phía khách hàng có thể xem xét trên các mặt sau:
- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn Ngân hàng.
- Khách hàng làm ăn thua lỗ dẫn đến mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng, có thể do trình độ yếu kém của khách hàng trong dự đoán các vấn đề về kinh doanh, khả năng thích ứng thị trường thấp, quản lý điều hành sản xuất kinh doanh yếu kém, thiếu sự linh hoạt làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay không hiệu quả, thậm chí thua lỗ.
- Tình hình tài chính của người vay yếu kém, thiếu minh bạch.
* Nhân tố môi trường kinh tế, chính trị
Môi trường kinh tế, chính trị có ảnh hưởng tới hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh. Nếu nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thì hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế rắc rối xảy ra. Ngƣợc lại trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tƣ, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm, hay đất nước xảy ra loạn lạc, mất ổn định thì vốn tín dụng không được đầu tư hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và rủi ro tín dụng của ngân hàng.”
* Nhân tố môi trường pháp lý
“Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế vận hành một cách trôi chảy. Với vai trò đảm bảo cho việc chuyển từ một nền kinh tế thị trường tự phát, kém tổ chức sang một nền kinh tế thị trường văn minh, pháp luật chính là hàng rào pháp lý tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế. Vì vậy pháp luật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng nói chung và chất lƣợng tín dụng nói riêng. Một hệ thống pháp luật đồng bộ cộng với ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng chính là cơ sở đảm bảo phát triển hoạt động cho vay. Tuy nhiên, tồn tại khe hở trong môi trường pháp lý sẽ tạo cơ hội những kẻ xấu lợi dụng gây rủi ro cho khách hàng và và Ngân hàng nói chung, đặc biệt là ảnh hướng đến hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng.
* Nhân tố môi trường cạnh tranh của các ngân hàng
Môi trường cạnh tranh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm soát rủi tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM. Một NHTM hoạt động trong một môi trường mà cường độ cạnh tranh quá cao thì áp lực nới lỏng các điều kiện cho vay để lôi kéo và giữ chân khách hàng trước các tác động mạnh từ các đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng. Trong điều kiện đó, ngân hàng đôi khi buộc phải nới lỏng các quy định về cho vay nhƣ chất lƣợng tài sản đảm bảo, quy trình cho vay và những điều tương tự. Điều này rất dễ dẫn NHTM vào việc cho vay các phân khúc thị trường kém tiêu chuẩn hơn so với các chuẩn mực cho vay.”
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
“Chương 1 của luận văn trình bày cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của các NHTM.
Trong đó đã khái quát đƣợc nội dung hoạt động cho vay KHCNKD của NHTM, trong đó nêu rõ các khái niệm, phương thức cho vay, đặc điểm và vai trò của cho vay của NHTM, các vấn đề liên quan đến RRTD nhƣ khái niệm, tác động, dấu hiệu, chỉ tiêu đánh giá RRTD, các nội dung liên quan đến kiểm soát RRTD: né tránh rủi ro; ngăn ngừa rủi ro; giảm thiểu khả năng, tổn thất;
đa dạng hoá rủi ro; chuyển giao rủi ro. Luân văn cũng đƣa ra nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD.
Những cơ sở lý luận trên sẽ là nền tảng cho việc phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh để đầu tƣ chăm sóc cà phê, hồ tiêu tại NHTMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Đắk Lắk trong các chương tiếp theo”.