ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân để đầu tư chăm sóc cà phê hồ tiêu tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh đắk lắk (Trang 90 - 94)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỂ ĐẦU TƢ CHĂM SÓC CÀ PHÊ, HỒ TIÊU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

“Thứ nhất, mở rộng cho vay KHCNKD đầu tƣ chăm sóc cà phê, hồ tiêu có tiềm năng, có năng lực tài chính mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có uy tín. Dƣ nợ cho vay KHCNKD đầu tƣ chăm sóc cà phê, hồ tiêu năm 2019 đạt tỷ trọng 71.6% trên tổng dƣ nợ cho vay của chi nhánh.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu dư nợ theo hướng an toàn, hiệu quả và bền vững, vừa tăng cho vay ngắn hạn, vừa tăng cho vay trung, dài hạn qua từng năm. Cuối năm 2019 tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung, dài hạn đối với KHCNKD đầu tư chăm sóc cà phê, hồ tiêu là 51% đạt chỉ tiêu theo định hướng của chi nhánh đề ra .

Thứ ba, tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức dưới 1%.

Thứ tư, tổ chức bộ máy tín dụng của chi nhánh đang từng bước tuân theo nguyên tắc quản trị rủi ro, thực hiện việc phân cấp quyền phán quyết rõ ràng, việc phân cấp quyền phán quyết tại chi nhánh thực hiên đúng theo quy định của SeABank.”

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân a. Những hạn chế

- “Hệ thống quản lý thông tin về khách hàng chƣa đầy đủ: Cán bộ tín dụng tại chi nhánh thiếu nhiều thông tin nhất là thông tin về thị trường, về lịch sử khách hàng, về quan hệ tín dụng của khách hàng cũng nhƣ của

khách hàng liên quan làm ảnh hưởng nhiều đến công tác thẩm định và ra quyết định cho vay. Cán bộ ra quyết định cho vay còn dựa vào cảm tính, chƣa tuân thủ, chƣa coi trọng các chỉ tiêu thẩm định định lƣợng.

- Việc định giá TSBĐ tiền vay vẫn còn mang tính chủ quan, theo cảm tính của CBTD, chƣa sử dụng khung giá đất do UBND Tỉnh ban hành.

Công tác xử lý rủi ro: việc xử lý rủi ro đối với khoản nợ vay có tài sản đảm bảo gặp nhiều khó khăn do các quy định chồng chéo và liên quan đến nhiều ban, ngành, ví dụ khi khách hàng không có khả năng trả nợ mà ngân hàng muốn bán tài sản để thu hồi nợ thì có thể liên quan đến công ty bán đấu giá, văn phòng công chứng chứng thực, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất”

b. Nguyên nhân của các hạn chế:

* Nguyên nhân chủ quan:

- “Sự tuân thủ quy trình tín dụng của Chi nhánh có những thời điểm chƣa nghiêm và thiếu thận trọng, hoạt động cho vay vẫn để xảy ra sai sót nhƣ:

cho vay vƣợt quá nhu cầu và quy mô hoạt động của khách hàng, xếp hạng tín dụng không đúng với thực tế khách hàng, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo không đúng theo quy định, định giá tài sản đảm bảo không đúng với thực tế…

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực chƣa đƣợc chuẩn bị kịp thời, số lƣợng chuyên viên chủ chốt để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh còn thiếu, đặc biệt chuyên viên làm công tác tín dụng có kinh nghiệm. Một số chuyên viên có năng lực hạn chế, dẫn đến các sai sót trong quá trình cho vay, các rủi ro mang tính chủ quan từ phía cán bộ tín dụng. Nguyên nhân là một số cán bộ làm đã việc lâu năm, trình độ đào tạo thấp vẫn phải bố trí làm cán bộ tín dụng”.

* Nguyên nhân khách quan:

- “Do sức ép cạnh tranh gay gắt, áp lực mở rộng tín dụng, tăng thị phần đã làm cho ngân hàng nới lỏng và hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện cấp tín dụng, do đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kiểm soát rủi ro. Để phát triển khách hàng và đạt được kế hoạch đề ra, chi nhánh thường phải chấp nhận cho vay đối với những khách hàng không thực sự tốt, có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, đây là cái giá phải đánh đổi trong môi trường cạnh trạnh như hiện nay.

- Việc hầu hết tài sản gắn liền với đất (nhà ở, nhà kho, công trình phụ trợ) tại địa phương đều chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, khung giá đất của UBND Tỉnh chƣa phản ánh đúng giá trị quyền sử dụng đất. Dẫn đến việc định giá TSBĐ là rất khó khăn.

- Môi trường cung cấp thông tin thiếu và khó kiểm chứng, ngân hàng rất thiếu và khó khăn trong việc tìm kiếm các thông tin tin vậy về tình hình khách hàng, ngành nghề, giá cả, công nghệ, thị trường, quy hoạch phát triển vùng miền, chiến lƣợc phát triển ngành để phục vụ cho công tác phẩm định phương án kinh doanh, do vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định trong cho vay.”

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

“Chương 2 đã nghiên cứu thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với KHCNKD đầu tƣ chăm sóc cà phê, hồ tiêu tại SeABank chi nhánh Đăk Lăk, trong đó, đã giới thiệu khái quát chung về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh, tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2017-2019. Nêu lên thực trạng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD vay vốn đầu tƣ chăm sóc cà phê, hồ tiêu tại chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2017 – 2019, trong đó, nêu lên đặc điểm cho vay KHCNKD vay vốn đầu tƣ chăm sóc cà phê, hồ tiêu tại chi nhánh, mục tiêu kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD của chi nhánh, tình hình, các biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD vay vốn đầu tƣ chăm sóc cà phê, hồ tiêu tại chi nhánh. Qua đó tác giả đã đánh giá chung công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCNKD đầu tƣ chăm sóc cà phê, hồ tiêu tại chi nhánh, trong đó nêu lên những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, nguyên nhân tồn tại. Từ đó nêu lên những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD đầu tƣ chăm sóc cà phê, hồ tiêu tại chi nhánh được đề cập trong Chương 3”.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân để đầu tư chăm sóc cà phê hồ tiêu tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh đắk lắk (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)