CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỂ ĐẦU TƢ CHĂM SÓC CÀ PHÊ, HỒ TIÊU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
2.2.3. Tình hình hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tại
a. Né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay KHCNKD
* Điều tra, phân loại và lựa chọn khách hàng nhằm né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh vay vốn để đầu tư chăm sóc cà phê, hồ tiêu
“Hiện nay SeABank Đăk Lăk phân loại khách hàng theo quy định của SeABank Việt Nam, hoạt động này thực hiện trước khi cho vay. Phân loại khách hàng là phương pháp lượng hoá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quy trình đánh giá bằng thang điểm thống nhất dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng tại thời điểm phân loại. Thông qua việc phân loại khách hàng giúp cho Chi nhánh phân loại để chọn lọc và
phát triển khách hàng; ra quyết định cấp tín dụng về hạn mức tín dụng, thời hạn vay, lãi suất vay, biện pháp bảo đảm tiền vay; giám sát các khoản vay còn dư nợ, giúp ngân hàng lường trước chất lượng khoản vay để có biện pháp xử lý. Nội dung cụ thể:
- Khách hàng loại A: đƣợc xem xét cấp tín dụng không sử dụng biện pháp bảo đảm tiển vay , đƣợc áp dụng mức phí, lãi suất ƣu đãi theo quy định của SeABank.
- Khách hàng loại B: đƣợc xem xét cấp tín dụng một phần không sử dụng biện pháp bảo đảm tiển vay, đƣợc áp dụng mức phí, lãi suất ƣu đãi một phần theo quy định.
- Khách hàng loại C: giảm dần dƣ nợ, bắt buộc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản, không đƣợc ƣu đãi lãi suất, phí.
Việc điều tra, phân loại, lựa chọn khách hàng cho vay của chi nhánh không những có ý nghĩa quan trọng về quá trình nghiên cứu lý luận mà nó còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc vận hành trong thực tiễn, dựa trên kết quả của quá trình điều tra, phân loại và lựa chọn khách hàng cho vay cũng đã tạo điều kiện giúp cho chi nhánh có thể tự xây dựng, hoạch định cho mình những chiến lƣợc, chính sách kinh doanh mang tầm vĩ mô, có tính khả thi cao và hiệu quả. Đặc biệt, vấn đề điều tra, phân loại và lựa chọn khách hàng cho vay còn giúp chi nhánh có nền cơ sở lý luận để từ đó xây dựng thành các quy tắc kỹ thuật nghiệp vụ tương thích với từng loại nghiệp vụ cho vay nhằm phục vụ cho việc triển khai các hoạt động của mình trong thực tiễn. Chi nhánh luôn tìm kiếm và đa dạng hoá các loại hình khách hàng, chú trọng đến các khách hàng cá nhân có khuynh hướng phát triển thêm nông nghiệp có nhu cầu chăm sóc cà phê, hồ tiêu có quy mô lớn. Xây dựng lực lƣợng khách hàng tiềm năng có năng lực tài chính mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có uy tín.
Nhìn chung, biện pháp này giúp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn, phân định rõ đối tƣợng khách hàng mà chi nhánh cần chú trọng phát triển, từ đó có những loại hình cho vay thích hợp cho từng đối tƣợng khách hàng. Qua việc điều tra, phân loại và lựa chọn khách hàng giúp cho chi nhánh cho vay đúng đối tƣợng khách hàng, đảm bảo an toàn vốn, giảm thiểu rủi ro.
Bên cạnh đó giúp cho chi nhánh xác định rõ đâu là khách hàng tiềm năng, đâu là khách hàng mục tiêu, khách hàng hiện hữu, khách hàng truyền thống, khách hàng VIP, khách hàng đối tác để có những ứng xử phù hợp. Tuy nhiên, việc điều tra, phân loại khách hàng gặp nhiều khó khăn do khách hàng chủ yếu là khách hàng nhỏ lẻ, số lượng nhiều, đường xá đi lại khó khăn nên quá trình thực hiện cần nhiều thời gian, chi phí và nhân lực để tiếp cận điều tra khách hàng.”
* Từ chối cho vay
“Chi nhánh chủ động từ chối cho vay đối với những khách hàng không đủ tiêu chuẩn và điều kiện cấp tín dụng, các khách hàng có mức độ rủi ro cao để phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay. Chi nhánh chỉ thực hiện xem xét cho vay đối với các khách hàng đƣợc xếp hạng từ loại B trở lên.
Kết quả xếp hạng khách hàng là một trong các điều kiện quan trọng để áp dụng các chính sách tín dụng nhƣ bảo đảm tiền vay, lãi suất, phí… đối với khách hàng.”
Bảng 2.5: Số hồ sơ vay bị từ chối giai đoạn 2017-2019
ĐVT: Hồ sơ
Năm 2017 2018 2019
Tổng số hồ sơ 398 826 1.268
Số hồ sơ bị từ chối 66 101 183
(Nguồn: Báo cáo của SeABank Đăk Lăk)
Hình 2.2. Số hồ sơ khách hàng cá nhân vay chăm sóc cà phê, hồ tiêu bị từ chối
“Trong giai đoạn 2017-2019, Chi nhánh đã điều tra, xem xét hồ sơ và tiến hành từ chối cho vay 350 hồ sơ không đủ điều kiện, việc từ chối cho vay này giúp ngân hàng bước đầu né tránh được những rủi ro xảy ra. Năm 2017 từ chối 66 hồ sơ và đến 2019 chi nhánh đã từ chối 183 hồ sơ, chứng tỏ chi nhánh đã thực hiện nghiêm việc đánh giá, phân loại khách hàng để xác định đúng đắn việc cho vay giúp tránh những rủi ro trong hoạt động cho vay. Chi nhánh căn cứ vào tình hình phát triển thị trường về cà phê và hồ tiêu trên thị trường hiện tại và căn cứ kết quả đánh giá RRTD cho từng KHCNKD vay vốn đầu tƣ chăm sóc cà phê, hồ tiêu từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các tiêu chí khác để xem xét việc từ chối cho vay hoặc áp dụng chính sách cho vay, hình thức bảo đảm phù hợp với từng khách hàng cụ thể. Chi nhánh sẽ cho vay ở mức tối đa, hạn chế hoặc không cho vay đối với những KH có kết quả xếp hạng không đạt tiêu chuẩn theo quy định của SeABank; cụ thể đối với KHCNKD vay vốn đầu tư chăm sóc cà phê, hồ tiêu mà xếp loại A, có phương án kinh doanh khả thi và có hiệu quả, chi nhánh sẽ cho vay ở mức tối đa trong
quyền phán quyết tín dụng của chi nhánh là 10 tỷ đồng, khách hàng xếp loại B mức cho vay bằng 8 tỷ đồng. Không cho vay đối với khách hàng xếp loại C”.
b. Ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay KHCNKD
+ “Thực hiện việc phân cấp quyền phán quyết tín dụng rõ ràng
Việc phân cấp quyền phán quyết tín dụng tại Chi nhánh thực hiên đúng theo quy định của SeABank. Căn cứ vào quy mô, kết quả hoạt động, năng lực điều hành của từng giám đốc chi nhánh, Giám đốc SeABank sẽ phân giao mức phán quyết tín dụng theo từng chi nhánh, đối tƣợng khách hàng, đối với SeABank Đăk Lăk mức phán quyết cấp trên giao cụ thể nhƣ sau: Khách hàng cá nhân xếp loại A mức phán quyết tối đa là 10 tỷ đồng, mức phán quyết tối đa 8 tỷ đồng đối với khách hàng xếp loại B. Giám đốc Chi nhánh đƣợc ủy quyền thường xuyên lại cho phó Giám đốc nhưng tối đa bằng 70% mức phán quyết của cấp trên giao.
+ Thực hiện quy trình cho vay chặt chẽ
Tại Chi nhánh đã tuân thủ, thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay đối với KHCNKD nói chung cũng nhƣ KHCNKD vay vốn đầu tƣ chăm sóc cà phê, hồ tiêu theo quy định của SeABank tương đối chặt chẽ. Một trong những công cụ để ngăn ngừa rủi ro trong cho vay chính là tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay, chính vì vậy SeABank Đăk Lăk rất chú trọng việc thực hiện quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân nhằm kiểm soát RRTD tại Chi nhánh. Tại Hội sở chính việc thực hiện quy trình cho vay đã đƣợc thực hiện tương đối chặt chẽ, tuy nhiên tại Chi nhánh, do số lượng cán bộ hạn chế, số lƣợng khách hàng cá nhân sản xuất - kinh doanh quá lớn, cán bộ quản lý khách hàng bị quá tải công việc dẫn đến việc chấp hành quy trình cho vay chƣa tốt.”
+ Hoạt động nâng cao chất lƣợng thẩm định:
“Nhằm né tránh những khoảng vay có khả năng mang lại rủi ro. Tại Chi nhánh, việc thẩm định tín dụng chƣa có bộ phận thẩm định riêng biệt chuyên tập hợp các thông tin đáng tin cậy của khách hàng vay để tìm ra những khách hàng tốt, có triển vọng và ít rủi ro. Tuy nhiên, trong công tác thẩm định đối một số khoản vay vẫn còn tình trạng hình thức, thông tin thu thập chƣa đƣợc kiểm soát kỹ, thậm chí vẫn còn tình trạng chế biến số liệu. Chƣa kết hợp tốt các phương pháp thẩm định.
+ Hoạt động thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm giảm thiểu tình trạng thông tin bất đối xứng về khách hàng:
Tại Chi nhánh, mỗi cán bộ của NH chịu trách nhiệm thu thập, lưu trữ và cung cấp các thông tin có liên quan tới khách hàng của mình. Thông tin có thể đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhƣng từ nguồn khách hàng cung cấp là chủ yếu. Cán bộ tín dụng phải tới thăm khách hàng ít nhất 1 lần trong quý để giúp cho việc cập nhật thường xuyên thông tin, đánh giá rủi ro và phát triển quan hệ khách hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn sử dụng các nguồn thông tin từ các phòng, ban có liên quan trong nội bộ NH nhƣ phòng kế toán, phòng thanh toán…, từ các cơ quan quản lý của khách hàng , cơ quan thống kê, cơ quan tài chính, hiệp hội NH, cơ quan bảo vệ pháp luật, công an tòa án, viện kiểm soát,… từ thông tin tín dụng của NHNN (CIC), từ các TCTD khác, từ các nguồn thông tin không chính thức nhƣ đối thủ cạnh tranh của khách hàng, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, khách hàng và các nhà cung cấp của khách hàng đi vay.”
+ “Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản
Tại Chi nhánh tất cả các khoản vay đối tƣợng vay vốn là KHCNKD vay vốn đầu tƣ chăm sóc cà phê, hồ tiêu đều có bảo đảm tiền vay bằng tài sản.
Tùy từng loại tài sản bảo đảm, Chi nhánh sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định trên giá trị tài sản bảo đảm, đối với tài sản bảo đảm là bất động sản tỷ lệ cho vay tối đa là 75% giá trị tài sản; đối với tài sản bảo đảm là động sản tỷ lệ cho vay tối đa là 50% giá trị tài sản; đối với tiền gửi, giấy tờ có giá do SeABank phát hành, số tiền cho vay tối đa 100% giá trị tài sản bảo đảm.
Về định giá tài sản bảo đảm, đối với tài sản bảo đảm là đất nông nghiệp SeABank Đăk Lăk thực hiện định giá theo quy định bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk của UBND tỉnh Đăk Lăk. Đối với tài sản là đất ở SeABank Đăk Lăk thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo giá trị thị trường có tham khảo giá đất tại các vùng liền kề. Việc định giá theo giá thị trường chưa có một khung hay văn bản hướng dẫn cụ thể, nên giá trị TSBĐ đánh giá không đồng nhất, chỉ dựa trên sự đánh giá chủ quan của cán bộ, thông tin thu thập chƣa đầy đủ và chính xác, công tác định giá TSBĐ chƣa thực sự hiệu quả, giá trị TSBĐ chƣa đƣợc định giá gần đúng giá trị thực có thể dẫn đến rủi ro trong cho vay. SeABank Đăk Lăk thực hiện định giá lại tài sản định kỳ 06 tháng/lần, chưa thực sự phù hợp với tình hình thị trường bất động sản như hiện nay, giá trị tài sản đảm bảo sẽ không đƣợc đánh giá kịp thời và sẽ có những chênh lệch so với giá thị trường nhất là tài sản bảo đảm là động sản.
Việc đánh giá lại tài sản bảo đảm do CBTD tự đánh giá, đôi khi việc đánh giá lại chỉ mang tính hình thức, đối phó không đánh giá đúng thực trạng, giá trị thực tế của tài sản bảo đảm sau khi cho vay.”
+ Kiểm tra và giám sát các khoản vay
“Công tác kiểm tra và giám sát khoản vay của SeABank Đăk Lăk cũng đã đƣợc thực hiện, tuy nhiên thực tế còn mang tính thủ tục, hình thức, chƣa mang lại hiệu quả cao, không phát hiện kịp thời các nguy cơ gây RRTD nhƣ khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng
mục đích, không thực hiện đầy đủ phương án theo cam kết hoặc khách hàng kinh doanh thua lỗ để có biện pháp thu hồi nợ kịp thời. Việc kiểm tra và giám sát khoản vay do CBTD theo dõi trong suốt quá trình vay vốn của khách hàng, chƣa có bộ phận chuyên biệt phụ trách quản lý kiểm tra giám sát, vì vậy sẽ không phát hiện kịp thời các rủi ro phát sinh.
Chi nhánh cũng đã thực hiện hoạt động kiểm tra mục đích sử dụng vốn trước trong và sau khi cho vay. Nhằm ngăn ngừa những rủi ro, đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời khi xẩy ra rủi ro. Tại chi nhánh hầu hết các món vay đều đƣợc thẩm định về mục đích sử dụng vốn, có sự kết hợp thẩm định của cán bộ kinh doanh và tái thẩm định của cán bộ quản lý rủi ro, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp mục đích sử dụng vốn chưa đúng với thực tiễn khách hàng sử dụng, nhiều mục đích sử dụng vốn trong một món vay, khách hàng sử dụng vốn vay dàn trải không có trọng tâm, cán bộ kinh doanh chƣa nắm chắc các khoản chi phí đầu tƣ cụ thể của khách hàng nhƣ sử dụng vốn trung và dài hạn đầu tƣ cho mục đích vay ngắn hạn,… Quá trình kiểm tra sau khi cho vay đã đƣợc thực hiện nhƣng chƣa thực sự đúng quy định, các hồ sơ còn thiếu biên bản kiểm tra mục đích sử dụng sau cho vay hoặc có biên bản kiểm tra nhƣng sơ sài không ghi rõ các khoản mục chỉ ghi chung chung...
Nhìn chung, SeABank Đăk Lăk đã tích cực thực hiện các biện pháp nêu trên để ngăn ngừa RRTD trong cho vay KHCNKD đầu tƣ chăm sóc cà phê, hồ tiêu. Tuy nhiên, trong việc thực hiện quy trình cho vay; báo cáo thẩm định còn mang tính hình thức, việc đánh giá rủi ro của khoản vay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và ý kiến chủ quan của CBTD, CBTD thẩm định năng lực tài chính của khách hàng mang tính lý thuyết hình thức, chỉ dựa trên các báo cáo tài chính của khách hàng cung cấp, các báo cáo này thường chưa được cơ quan chức năng kiểm chứng, độ tin cậy về mặt số liệu không cao, dẫn đến
đánh giá nguồn trả nợ của khách hàng không chính xác. Việc xác minh lại thông tin khách hàng cung cấp còn khó khăn, các thông tin khách hàng cung cấp phần lớn không chƣa đƣợc kiểm chứng. Quyết định cho vay chủ yếu thiên về TSBĐ, tuy nhiên việc định giá giá trị TSBĐ còn nhiều bất cập. Vì vậy nếu khi khách hàng gặp khó khăn và xảy ra RRTD, SeABank Đăk Lăk sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ và khả năng xảy ra RRTD là rất cao.
Bên cạnh đó, việc thực hiện giám sát các khoản vay còn mang tính hình thức, tất cả các hồ sơ vay vốn đều có biên bản kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay, tuy nhiên thường do CBTD thực hiện ngay lúc giải ngân vốn vay, trên thực tế do số lƣợng KHCNKD vay vốn đầu tƣ chăm sóc cà phê, hồ tiêu rất nhiều, món vay nhỏ lẻ, số lƣợng nhân viên làm công tác tín dụng ít nên chƣa thực hiện kiểm tra giám sát nợ vay trực tiếp đối với 100% lƣợng khách hàng vay vốn, từ đó không nắm bắt đƣợc kịp thời, đầy đủ quá trình sử dụng vốn vay và các thông tin khác của khách hàng để có các biện pháp xử lý kịp thời khi rủi ro xảy ra.”
c.Phân tán rủi ro tín dụng trong cho vay KHCNKD
“Trong các năm từ 2014 – 2016, chi nhánh chú trọng cho vay các dự án có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu cho vay ngắn hạn để chăm sóc cà phê, cho vay trung hạn để thực hiện phương án đào giếng, làm hàng rào, làm sân phơi hay làm nhà kho và hộ có dự án trồng mới, tái canh cây cà phê, mua đất nông nghiệp trồng để mới cây cà phê. Hiện nay, tại chi nhánh tỷ trọng cho vay trung, dài hạn bình quân chiếm đến 48.5 % trên tổng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh đầu tƣ chăm sóc cà phê, hồ tiêu”.
Bảng 2.6. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay theo thời gian
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2017
2018 2019
Thực hiện So với
2017 (%) Thực hiện So với 2018 (%) Dƣ nợ nội
bảng 271 314 16 367 16,8
- Ngắn hạn 159 177 11 189 6,7
Tỷ lệ (%) 58,6 56,3 -3 51,5 -8,5
- Dài hạn 112 137 22,2 178 29,9
Tỷ lệ (%) 41,4 43,7 5 48,5 10
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp SeABank Đăk Lăk)
“Năm 2017 dƣ nợ trung hạn là 112.560 triệu đồng (tỷ lệ 41.4%), năm 2018 dƣ nợ trung hạn là 137.337 triệu đồng (tỷ lệ 43.7%), năm 2019 dƣ nợ trung hạn là 178.872 triệu đồng (tỷ lệ 48.5%).
Chi nhánh đã xác định rõ cơ cấu đầu tƣ với nhu cầu vay vốn của khách hàng để có thể có những biện pháp đảm bảo đáp ứng vốn vay cho khách hàng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng chủ động trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ vay sao cho hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay đúng mục đích. Cho vay vốn trung, dài hạn có lãi suất cao hơn cho vay vốn ngắn hạn nên chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và đầu vào cũng tăng tương ứng, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và đầu vào đang dần dần thu hẹp.
Tuy nhiên, mức độ rủi ro cho vay trung, dài hạn cao hơn so với cho vay ngắn hạn đó là khi sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn sẽ gặp rủi ro, chính là vấn đề thanh khoản, khi nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn và