Khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân để đầu tư chăm sóc cà phê hồ tiêu tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh đắk lắk (Trang 97 - 101)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỂ ĐẦU TƢ CHĂM SÓC CÀ PHÊ, HỒ TIÊU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ

3.2.1. Khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam

a. Nâng cao hoạt động tổ chức bộ máy quản lý rủi ro

Hiện nay, “ngân hàng có mô hình bộ máy tổ chức quản lý rủi ro chuyên biệt, đƣợc phân ra các phòng ban với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau và phát huy rất hiệu quả trong việc quản lý, kiểm soát, xử lý RRTD. Cần tách biệt chức năng của CBTD, thẩm định và quản lý RRTD, tăng thêm bộ phận quan hệ khách hàng trong hoạt động cho vay. Đồng thời, cần phân định rõ chức năng, nhiêm vụ và trách nhiệm của các bộ phận đó để đảm bảo tính hiệu quả trong đánh giá chất lƣợng công việc, giám sát lẫn nhau giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, kết quả thẩm định khách quan và chính xác hơn, quá trình xử lý nợ cũng nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hơn, cụ thể:

+ Bộ phận quan hệ khách hàng: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với khách hàng cá nhân vay vốn.

+ Bộ phận quản lý rủi ro: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thẩm định và các quy trình nghiệp vụ liên quan, các yêu cầu về nghiệp vụ quản lý RRTD của chi nhánh, đánh giá tài sản bảo đảm, có ý kiến độc lập về các quyết định cấp tín dụng. Giám sát chất lƣợng tín dụng, quản lý các khoản nợ xấu, phát hiện, phân tích nguyên nhân, đề xuất các phương án, biện pháp xử lý và đôn đốc thu hồi nợ sau xử lý.

- Về quản trị điều hành: Tăng cường kỷ cương, tập trung chỉ đạo điều hành đảm bảo tính nhất quán tập trung thống nhất cao nhất, phân công nhiệm

vụ rõ ràng, phát huy tính tiên phong gương mẫu của người lãnh đạo đứng đầu.

Vai trò tham mưu của các phòng nghiệp vụ, thể hiện từ khâu xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, quá trình tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao.

- Cần có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng những kiến thức cần thiết để CBTD bắt kịp với nhịp độ phát triển và biến đổi không ngừng của kinh tế thị trường và nhất là thị trường về cà phê, hồ tiêu.

- Cần hoàn thiện quy trình cấp tín dụng để đảm bảo an toàn vốn và tạo điều kiện cho người dân vay vốn một cách thuận lợi nhất.

- Cần tách biệt bộ phận quản lý khách hàng và bộ phận thẩm định, hiện nay CBTD vừa quản lý khách hàng vừa thẩm định cho vay dẫn đến công tác thẩm định không đƣợc khách quan, chủ quan của CBTD trong thẩm định có thể dẫn đến rủi ro.

- Thành lập bộ phận thẩm định, định giá TSBĐ chuyên biệt, gồm những cán bộ đƣợc đào tạo chuyên môn thẩm định giá, với chức năng nhiệm vụ của mình quá trình định giá TSBĐ sẽ khách quan và không phụ thuộc vào đánh giá của người cho vay. Đối với những TSBĐ có giá trị lớn cần thuê những đơn vị có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật”.

b. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

- “Xây dựng bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ năng lực chuyên môn, đạo đức tốt. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ của SeABank chi nhánh Đăk Lăk thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo chương trình, kế hoạch đề cương kiểm tra hàng năm của SeABank. Việc kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các tồn tại, sai phạm trong chấp hành cơ chế nghiệp vụ, các nguy cơ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, phòng giao dịch, để chủ động áp dụng các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục, xử lý, hạn chế phát sinh các vụ việc ảnh hưởng đến an toàn, an ninh trong hoạt động

ngân hàng. Kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo cho việc tuân thủ các quy định trong các mặt nghiệp vụ của NHNN, của SeABank, đồng thời bảo đảm việc tuân thủ các quy định của Pháp luật đối với đội ngũ cán bộ các cấp khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Hoạt động này phục vụ tốt cho hoạt động tham mưu đối với lãnh đạo trong chỉ đạo, điều hành kinh doanh đảm bảo đúng định hướng, tuân thủ các quy định của NHNN, của pháp luật Nhà nước. Tuy nhiên, thực tiễn vừa qua cho thấy, hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn nhiều hạn chế, điều này xuất phát từ một nguyên nhân cơ bản là bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ đƣợc tổ chức chƣa tốt, một số cán bộ kiểm tra, kiểm soát trình độ chuyên môn nghiệp vụ không cao, kiến thức pháp luật còn hạn chế, kinh nghiệm kiểm tra không có, chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu cho công tác kiểm tra, thiếu tìm hiểu cập nhật văn bản cơ chế nghiệp vụ mới, dẫn đến kết quả phát hiện các tồn tại, sai phạm còn nhiều hạn chế, không phản ánh hết hoặc phản ánh không đầy đủ các sai phạm đang tồn tại.

- Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch kiểm tra theo định kỳ, đột xuất với toàn thể hoạt động tín dụng nói chung và cho vay KHCNKD đầu tƣ chăm sóc cà phê, hồ tiêu nói riêng. Kết hợp kiểm tra hồ sơ giấy với kiểm tra, đối chiếu trực tiếp khách hàng, tăng cường công tác đối chiếu thực tế trực tiếp càng nhiều càng tốt, qua đó nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của KHCNKD vay vốn để đầu tƣ chăm sóc cà phê, hồ tiêu, quá trình thực hiện phương án, sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn tối ƣu nhất, từ đó đánh giá khả năng thực hiện phương án kinh doanh và khả năng trả nợ vốn vay đúng cam kết với ngân hàng. Bên cạnh đó qua hoạt động kiểm tra phát hiện những dấu hiệu tồn tại, sai sót, vi phạm của CBTD, của khách hàng để có kế hoạch cụ thể, đƣa ra đề xuất xử lý kịp thời giảm thiểu tổn tất một khi RRTD xảy ra. Trong quá

trình kiểm tra, kiểm soát nếu phát hiện ra các tồn tại, sai phạm cần phải xử lý nghiêm khắc những cán bộ có liên quan để chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, mang tính răn đe các cán bộ khác”.

c. Phân giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng hợp lý

“SeABank chi nhánh Đăk Lăk phân giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm cần tham khảo tỷ lệ, tốc độ tăng trưởng hàng năm của những năm trước để đưa ra chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng hợp lý, tránh trường hợp phân giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng quá cao, không có cơ sở, phi thực tế, chi nhánh không thể thực hiện hoàn thành kế hoạch phân giao. Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch phân giao, chi nhánh thực hiện phân giao lại chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng lại cho các bộ phận có liên quan và phân giao trực tiếp đến CBTD. Tuy nhiên chỉ tiêu phân giao tăng trưởng tín dụng không hợp lý sẽ tạo áp lực CBTD phải bắt buộc thực hiện hoàn thành, dẫn đến CBTD dễ dãi trong cho vay, bỏ qua một số điều kiện vay vốn, không tuân thủ chính sách tín dụng đối với KHCNKD từng thời kỳ. Từ áp lực phải đạt mục tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng, chi nhánh phải hạ thấp chuẩn hoặc nới lỏng một số điều kiện cho vay, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến RRTD, chi nhánh phải đánh đổi tăng trưởng mở rộng quy mộ tín dụng với chất lượng tín dụng, điều đó đồng nghĩa với việc RRTD cũng có thể xảy ra với tần suất, mức độ ngày càng tăng.”

d. Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ tín dụng và kiến thức pháp luật cho đội ngũ CBTD

“Với đặc thù phần lớn dƣ nợ tín dụng của SeABank là cho vay nông nghiệp khu vực nông thôn, do đó số lƣợng khách hàng vay vốn tại các chi nhánh tương đối lớn, khoản vay nhỏ lẻ, CBTD phải quản lý số lượng món vay nhiều, áp lực công việc hàng ngày rất lớn dẫn đến đội ngũ làm công tác tín

dụng ít có thời gian học tập và nghiên cứu tự bồi dƣỡng nâng cao kiến thức pháp luật cho bản thân. SeABank chi nhánh Đăk Lăk nên thường xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng kiến thức pháp luật, nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định, phân tích tín dụng, phổ biến cập nhật những quy định, văn bản mới cho cán bộ làm công tác tín dụng bằng cách mời các chuyên gia đầu ngành các lĩnh vực cần đào tạo bồi dƣỡng, trang bị cho CBTD những kiến thức pháp luật cơ bản trong quá trình xử lý các khoản nợ xấu, cũng nhƣ xử lý TSBĐ theo quy định của pháp luật.

Định kỳ tổ chức các buổi giao lưu tọa đàm giữa những cán bộ làm công tác tín dụng, để những người làm công tác tín dụng có cơ hỏi trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác thẩm định cho vay, xử lý các khoản vay có vấn đề, cũng nhƣ kinh nghiệm xử lý, phát mãi tài sản qua cơ quan pháp luật để thu hồi nợ.”

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân để đầu tư chăm sóc cà phê hồ tiêu tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh đắk lắk (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)