CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
1.2 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
1.2.2 Quy trình và nội dung hoạt đông quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
Quy trình quản lý ngân sách cấp huyện là một quá trình bao gồm 4 giai đoạn: lập dự toán ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách và thanh kiểm tra. Quy trình quản lý ngân sách cho thấy toàn bộ hoạt động của một ngân sách từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc để thực hiện chuyển sang ngân sách của năm sau. Thời gian của quy trình quản lý
ngân sách dài hơn so với năm tài chính điều đó đƣợc thể hiện ở chổ giai đoạn lập và phê chuẩn ngân sách được bắt đầu trước năm tài chính, giai đoạn quyết toán ngân sách đƣợc thực hiện sau năm tài chính và trong năm tài chính là thời gian chấp hành ngân sách. Quá trình quản lý ngân sách của nước ta được quy định trong luật ngân sách nhà nước. Quy trình quản lý NSNN cấp huyện thực hiện nhƣ sau:
a. Lập và giao dự toán ngân sách:
Lập và giao dự toán NSNN là quá trình bao gồm các công việc: lập ngân sách, phê chuẩn ngân sách và thông báo ngân sách.
Lập và giao dự toán NSNN là công việc khởi đầu có ý nghĩa quan trọng đến toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách. Lập dự toán NSNN thực chất là dự toán các khoản thu - chi của NSNN trong một năm ngân sách. Việc lập dự toán NSNN hợp lý, đúng đắn, có cơ sở khoa học, xuất phát từ thực tiễn có tác dụng tích cực tới kế hoạch phát triển KT – XH và việc chấp hành ngân sách sau này. Thông qua việc lập dự toán NSNN, Nhà nước có thể thẩm tra và đánh giá lại toàn bộ các chỉ tiêu của kế hoạch KT – XH. Lập và giao dự toán NSNN là bộ phận cấu thành trong hệ thống các kế hoạch tài chính của một quốc gia vì vậy việc lập và giao dự toán NSNN có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc kiểm tra, đánh giá tính chính xác, đúng đắn và chất lƣợng của bộ phận kế hoạch tài chính khác. Do đó, việc lập dự toán NSNN phải dựa vào những căn cứ nhất định. Lập và giao dự toán NSNN hàng năm phải đƣợc lập căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, về quản lý tài chính ngân sách. Các khoản thu trong dự toán NSNN phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.
Các khoản chi trong dự toán ngân sách phải đƣợc xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển KT – XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh, quản lý nhà
nước. Đối với các khoản chi thường xuyên, việc lập và giao dự toán còn phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các chế độ, định mức, tiêu chuẩn do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
b. Chấp hành dự toán ngân sách
Dự toán NSNN đã đƣợc phê duyệt và năm NS đƣợc bắt đầu thì việc tổ chức thực hiện NS đƣợc triển khai. Nội dung của quá trình này là tổ chức thu NS và bố trí cấp kinh phí cho các nhu cầu đã đƣợc quy định. Việc chấp hành NSNN thuộc về tất cả cá nhân và tổ chức dưới sự điều hành của Chính phủ trong đó Bộ Tài chính có vị trí quan trọng giúp Chính phủ trong việc điều hành và thực hiện ngân sách.
Chấp hành dự toán NSNN bao gồm thực hiện kế hoạch thu NSNN và kế hoạch chi NSNN.
Chấp hành dự toán thu NSNN
Trình tự chấp hành dự toán thu NSNN đối với các khoản thu khác nhau thì sẽ có những phương pháp khác nhau. Hai khoản thu chiếm tỷ trọng lớn ở các quận huyện, thị xã là thuế, phí, lệ phí và khoản thu từ đơn vị sự nghiệp.
+ Với khoản thu từ thuế thì chủ thể có đủ điều kiện nộp thuế phải đăng ký với cơ quan thu có thẩm quyền, đối với đối tƣợng nộp thuế thì không phải đăng ký và đƣợc nộp tại chỗ. Với các khoản thu không định kì thì cơ quan thu không phải ra thông báo, đối với khoản phí và lệ phí cơ quan thu hướng dẫn và thông báo cho đối tượng nộp. Các khoản thu từ phí, lệ phí thường được ủy quyền cho cơ quan thu không nhất định là cơ quan tài chính nhƣ: công chứng, phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lệ phí thẩm định… Vì vậy các cơ quan này phải nộp lại theo đúng quy định. Số thu này sẽ đƣợc tổng hợp và chuyển sang cho cơ quan tài chính để căn cứ phân bổ, cân đối, phân chia và kiểm soát nguồn thu.
+ Với khoản thu từ hoạt động sự nghiệp sẽ đƣợc cơ quan tài chính thông báo cho các đơn vị nộp vào KBNN. Trên cơ sở thông báo thu, các cơ quan đơn vị có trách nhiệm nộp đúng và đầy đủ số tiền tại KBNN.
Với quy trình quản lý hai khoản thu nêu trên cho thấy quy trình quản lý NSNN chặt chẽ của cơ quan tai chính và các cơ quan liên quan.
Cháp hành chi NSNN là việc giao tiền cho các đơn vị sử dụng ngân sách để thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ, chức năng của các đơn vị sử dụng ngân sách. Khi chấp hành chi NSNN đòi hỏi phải đạt đƣợc một số yêu cầu lớn:
Thứ nhất, các khoản chi phải đƣợc ghi nhận trong dự toán NS phân bổ cho đơn vị nhận kinh phí. Trong đó có các khoản chi thuộc nhiều lĩnh vực, vì thế kinh phí dự định chi phải nằm trong dự toán phân bổ tổng thể và phân bổ trong nhóm mục tiêu trong mục lục NSNN.
Thứ hai, khoản chi phải thực hiện đúng tiêu chuẩn định mức, chế độ do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Thứ ba, khoản chi phải được thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
Thứ tƣ, các khoản chi phải có đúng và đủ thủ tục giấy tờ theo đúng quy định.
Hiện nay, theo luật NSNN có hai phương thức thanh toán kinh phí cho đối tượng thụ hưởng ngân sách: chi trả thanh toán trên cơ sở lệnh chi tiền và chi trả thanh toán trên cơ sở dự toán đƣợc cấp NS. Nhƣ vậy rõ ràng là trong quy trình chấp hành dự toán chi NSNN các cơ quan liên quan đều có trách nhiệm trong quản lý ngân sách. Đối với cơ quan tài chính có trách nhiệm thẩm tra việc phân bổ NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách, trong trường hợp việc phân bổ không phù hợp với nội dung trong dự toán, không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chính sách, cơ quan tài chính sẽ đề nghị cơ quan sử
dụng ngân sách điều chỉnh lại. Cơ quan tài chính kiểm tra giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở đơn vị sử dụng ngân sách, nếu phát hiện sai phạm cơ quan tài chính có thể yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán và thu hồi số chi sai. Với KBNN, trách nhiệm quản lý chi ngân sách thể hiện trong việc thực hiện kiểm soát hồ sơ chứng từ chi, điều kiện chi và thực hiện cấp phát kịp thời các khoản chi ngân sách theo quy định. KBNN tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách và xác nhận số thực chi ngân sách qua KBNN của các đơn vị sử dụng NSNN, kiểm tra lệnh chi của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nếu KBNN phát hiện sai phạm thì KBNN sẽ dừng chi. Ngoài ra KBNN sẽ tiến hành theo dõi, quản lý chi NSNN thông qua hình thức hạch toán kịp thời và theo dõi tài khoản tiền gửi tại KBNN của các đơn vị sử dụng ngân sách. Đối với các đơn vị sử dụng NSNN sẽ phải mở tài khoản tiền gửi tại KBNN, chịu sự kiểm tra kiểm soát của cơ quan tài chính và KBNN trong quá trình cấp phát ngân sách.
c. Quyết toán ngân sách
Quy trình này sẽ đánh giá lại, phản ánh, kiểm tra quá trình thực hiện dự toán ngân sách từ khâu lập dự toán đến chấp hành NS. Sau khi kết thúc năm tài chính, các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải khoá sổ kế toán và lập quyết toán ngân sách nhà nước theo số thu và chi theo hướng dẫn của Bộ tài chính và có đối chiếu của KBNN.
Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ tài chính các đơn vị thụ hưởng ngân sách lập quyết toán thu chi của đơn vị mình gửi phòng Tài chính – kế hoạch, số liệu quyết toán phải đƣợc đối chiếu và đƣợc KBNN nơi giao dịch xác nhận.
Thủ trưởng đơn vị có nhiệm vụ thu- chi phải có trách nhiệm quyết toán thu chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc và sau đó lập quyết toán thu - chi ngân sách đơn vị mình gửi cho Phòng Tài chính – kế hoạch cùng cấp. Phòng
tài chính – kế hoạch xét duyệt quyết toán thu - chi ngân sách ở các cơ quan cùng cấp, thẩm tra quyết toán ngân sách cấp dưới, tổng hợp quyết toán NSĐP trình UBND cùng cấp để xem xét. Trình HĐND cùng cấp để phê chuẩn, báo cáo cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
Quyết toán NSNN và lập báo cáo quyết toán NSNN phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
Số quyết toán thu NSNN là số thu đã đƣợc thực nộp hoặc hạch toán thu NSNN qua KBNN.
Số quyết toán chi NSNN là số chi đã thực thanh toán hoặc đã hạch toán chi theo quy định.
Thời hạn quyết toán NSNN đƣợc tính từ thời điểm kết thúc ngày 31 - 12 hàng năm, các đơn vị phải khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán năm.
Báo cáo quyết toán sẽ gửi cho cơ quan tài chính đồng cấp. Phòng tài chính nhận đƣợc báo cáo quyết toán sẽ tiến hành tổng hợp và thẩm định quyết toán của các cấp ngân sách.
Kho bạc nhà nước cùng cấp có trách nhiệm đối chiếu số liệu quyết toán gửi Phòng Tài chính - kế hoạch để lập báo cáo quyết toán. KBNN xác nhận số liệu thu, chi ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách.
d. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý NSNN
Công tác thanh tra, kiểm tra cũng là phương pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ có tác dụng hướng dẫn, hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể sử dụng NSNN.
Các đơn vị sử dụng NSNN và các tổ chức đƣợc NS cấp huyện hỗ trợ kinh phí thường xuyên mở tài khoản qua kho bạc để thanh toán, giao dịch và chịu sử kiểm tra của Phòng Tài chính và KBNN trong khi thanh toán, sử dụng
kinh phí. Các khoản thu đƣợc nộp vào tài khoản và đƣợc đối chiếu hàng tháng, các khoản chi NSNN được rà soát, kiểm tra trước, sau và trong qua trình thanh toán. Phòng Tài chính - kế hoạch kiểm soát lệnh chi tiền, dự toán và các khoản chi ứng dự toán.
Để việc quản lý dử dụng NSNN hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện nghiêm các chế độ, chính sách quản lý tài chính UBND huyện có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành việc quản lý chi NSNN của các đơn vị trực thuộc và hướng dẫn các đơn vị thực hiện tự kiêm tra trong nội bộ đơn vị mình và các đơn vị cấp dưới trực thuộc
1.2.3 Nội dung của hoạt động quản lý ngân sách cấp huyện tại phòng Tài chính – kế hoạch huyện Chƣ Sê
a. Lập dự toán ngân sách
Phòng Tài chính hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện Chƣ Sê, đơn vị cấp xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; sau đó tiến hành xây dựng dự toán cấp huyện trình UBND huyện Chƣ Sê dự toán ngân sách theo hướng dẫn của Sở Tài chính.
Phòng Tài chính tổng hợp, lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu đƣợc phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp huyện, phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND cấp huyện; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình UBND huyện Chƣ Sê sau đó tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã đƣợc phê duyệt.
b. Chấp hành dự toán ngân sách
Phòng Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã, tài chính kinh tế tập thể và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước thuộc huyện.
Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Quản lý nguồn kinh phí đƣợc ủy quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
c. Quyết toán ngân sách
Phòng Tài chính tiến hành thẩm tra quyết toán các dự án đầu tƣ do huyện quản lý; thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) báo cáo UBND huyện để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.
Tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt quyết toán đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND huyện, thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ xây dựng cơ bản thuộc ngân sách
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
a. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động quản lý thu ngân sách:
Thu NSNN trên địa bàn đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu:
Đánh giá kết quả hoạt động qua tình hình thực hiện nghị quyết do HĐND huyện đề ra dự toán hàng năm, số thực hiện thu qua các sắc thuế, chỉ tiêu hàng năm, tỷ lệ so với kế hoạch. Số thu đã thực nộp, đã đƣợc hạch toán thu NSNN theo quy định. Các khoản thu thuộc NS các năm trước nộp NS năm sau, số thu NS chuyển nguồn đƣợc hạch toán vào thu ngân sách năm sau.
Tình hình quyết toán thu so với dự toán, tình hình thanh tra kiểm tra, tỷ lệ thất thoát từ các nguồn thu ngân sách. Số thu hồi hàng năm sau khi quyết toán thu sai quy định, tỷ lệ sai phạm trong quản lý thu từ các đơn vị.