CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH –KẾ HOẠCH, HUYỆN CHƢ SÊ, TỈNH GIA LAI
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, quản lý chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Chƣ Sê còn hạn chế nhƣ sau:
Thứ nhất, việc lập dự toán
Chất lƣợng dự toán do các đơn vị đƣợc lập chƣa cao, ít tính thuyết phục, thường không đảm bảo quy định cả về căn cứ, nội dung, hệ thống mẫu biểu, thời gian, phương pháp, trình tự, phổ biến là lập cho có. Trong thực tế hoạt động lập, thảo luận dự toán ngân sách còn mang tính hình thức, thiếu tính dân chủ tập trung, áp đặt từ trên xuống, ít đề xuất đƣợc ý kiến.
Hoạt động lập dự toán chi thường xuyên phòng Tài chính - kế hoạch huyện chưa đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình chi thường xuyên ngân sách huyện làm cho giá trị thực hiện có những năm lớn hơn nhiều so với kế hoạch đề ra, tình trạng chi thực tế ngày càng vƣợt xa so với dự toán cho thấy việc lập và thực thi ngân sách của các địa phương đang thiếu những
căn cứ nền tảng, gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành ngân sách hàng năm.
Quy trình lập, xét duyệt, quyết định, xây dựng dự toán đƣợc bắt đầu từ cơ sở, trình tự lập và trách nhiệm của mỗi cấp chưa rõ ràng, do đó thường không đảm bảo theo yêu cầu, chậm, phức tạp, qua nhiều khâu, nhiều nấc, nhiều lần cùng một cấp, một trình tự. Hơn nữa, quỹ thời gian lập ngân sách, xem xét quyết đinh ngân sách là rất ngăn nên không đủ đảm bảo quyền dân chủ và chất lƣợng cự dự toán ngân sách. Cơ sở tính toán khoản thu và chi ngân sách chƣa có căn cứ khoa học vững chắc. Hệ thống định mức lạc hậu và thiếu đồng bộ
Ý kiến của các chuyên gia thì: các khoản thu về sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong thu nội địa. Đây là nguồn thu không phải đƣợc trích từ giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phương, đơn thuần là thu từ việc nhà nước bán quyền sử dụng đất cho các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Nguồn thu này tuy đóng góp lơn cho sô ngân sách hàng năm nhƣng cần phải được xác định là nguồn thu trước mặt để đảm bảo các nhiệm vụ chi cấp thiết là nguồn thu không bền vững do quy đất có hạn.
Số chi chuyển nguồn năm sau còn quá cáo điều này chứng tỏ việc quản lý NSNN trên địa bàn còn hạn chế và thời điểm cuối năm ngân sách làm các đơn vị sử dụng ngân sách không thể kịp thời hoàn thành khối lƣợng công việc trong năm ngân sách nên phải chuyển nhiệm vụ chi.
Thứ hai, việc chấp hành dự toán
Việc giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách chƣa sát với nhiệm vụ chi của đơn vị dự toán nên trong quá trình chấp hành dự toán còn phải bổ sung, điều chỉnh dự toán, thể hiện sự hạn chế trong quản lý chi tiêu ngân sách và cơ chế " Xin - cho" vẫn còn tồn tại.
Việc phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng còn chậm. Theo quy
định tại điều 50 luật Ngân sách nhà nước năm 2015 thì “Việc phân bổ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương năm sau cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện trước ngày 31/12 năm trước ” nhưng thực tế việc phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc huyện vào tháng 1 năm sau. Phụ thuộc kỳ họp HĐND tỉnh thông qua (thông thường dao động từ ngày 20 đến ngày 25/12 hàng năm); sau đó UBND tỉnh, Sở Tài chính giao dự toán chính thức cho huyện; trên cơ sở đó phòng Tài chính - kế hoạch huyện tham mưu UBND huyện trình HĐND huyện tại kỳ họp và thông qua đƣợc dự toán ngân sách địa phương. Điều này làm cho các đơn vị sử dụng ngân sách bị động trong điều hành công việc.
Thứ ba, công tác quyết toán:
Báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng NS thường chưa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu, chất lƣợng báo cáo chƣa cao, nhiều trường hợp chưa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp. Phòng Tài chính - kế hoạch huyện chƣa kịp thời đôn đốc các đơn vị trong việc lập báo cáo quyết toán hàng năm, dẫn đến tình trạng một số đơn vị còn chậm về thời gian nộp báo cáo quyết toán
Chất lƣợng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán của của phòng Tài chính - kế hoạch huyện chƣa cao, đôi khi còn mang tính hình thức, chƣa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà thường chỉ rút kinh nghiệm; chưa có chế tài xử phạt cụ thể, chủ yếu xử lý bằng các biện pháp hành chính. Điều này dẫn tới việc vi phạm trong quản lý và sử dụng lãng phí ngân sách vẫn xảy ra và chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm.
Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thường chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu và chi của đơn vị là đúng hay chƣa, mà chƣa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán đó để rút ra những vấn đề sai lệch không cần thiết để tiến hành điều chỉnh trong năm sắp tới
Thứ tƣ, công tác công khai tài chính
Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; Công khai tài chính nhằm đưa ra để người dân có thể đóng góp hoàn thiện kịp thời phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm. Đảm bảo việc sử dụng ngân sách một cách đúng đắn, hiệu quả và tiết kiệm.
b. Nguyên nhân
Nguyên nhân bên ngoài:
Các chế tài về quản lý các khoản thu ngân sách mà đặc biệt là các chế tài về thuế chưa đủ sức răn đe việc vi phạm pháp luật nhà nước về thu, nộp ngân sách. Các chế tài mang nặng tính hình thức, chƣa đánh mạnh vào lợi về kinh tế, lợi ích mà các đối tượng thuế thường quan tâm.
Thời gian xây dựng dự toán ngân sách huyện nay chƣa đủ dài để tạo điều kiện cho các cơ quan đi tổng hợp ra soát cho hợp lý, chƣa nâng cao đƣợc quy trình lập dự toán thẩm tra và thảo luận tại cơ quan. Quy trình lập dự toán chi thường xuyên theo quy định của luật NSNN rất phức tạp, đòi hỏi phải đi kiểm tra thực tế nhu cầu rất mất thời gian, quá phức tạp và chƣa đƣa chuẩn mực củ thể tốn nhiều bước trung gian
Hệ thống Tabmis mặc dù đã đƣợc tin học hóa trong công tác quản lý ngân sách, tuy nhiên bước đầu thực hiện còn nhiều lỗi, hệ thống biểu mẫu, nhập liệu phức tạp, tốn nhiều công sức.
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, quán triệt luật NSNN đến các đơn vị sử dụng NS chƣa sâu sắc, chƣa sâu rộng, chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng chi NSNN của các cơ quan, đơn vị và của cán bộ còn hạn chế.
Nguyên nhân bên trong:
Tổ chức bộ máy quản lý NSNN hiện nay còn phân tán, năng lực phối
hợp hoat động thấp. Tổ chức bộ máy NS địa phương hiện nay có 3 đầu mối chính: Phòng Tài chính, Thuế và Kho bạc. Nhƣng chỉ có phòng Tài chính thuộc UBND huyện nên sự phối hợp giữa các cơ quan còn khó khăn vướng mắc và chƣa rõ ràng. Chức năng nhiệm vụ cảu các cơ quan chƣa rõ ràng và có khi còn lấn sân hoặc bảo biện cho chức năng của cơ quan khác, dẫn đến chồng chéo, trùng lắp công việc, làm cho công việc quản lý NSNN kém hiệu quả, ngân sách không phát huy đƣợc vai trò là công cụ tài chính hữu hiệu của chính quyền địa.
Một số khoản chi ngân sách do ngân sách tỉnh cấp bổ sung vào cuối năm, do đó phải chuyển nguồn sang năm sau, dẫn đến số chi chuyển nguồn hàng năm lớn.
Việc chấp hành cơ chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu thường xuyên NSNN không đúng quy định là nguyên nhân nảy sinh lãng phí ở một số khâu, một số khoản chi. Không ít lãnh đạo các cơ quan, đơn vị còn tư tưởng vận dụng tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản chi này. Một số ít lãnh đạo, cán bộ công chức ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chƣa nâng cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách “có tư tưởng cha chung không ai khóc”. Trách nhiệm của các thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc quản lý sử dụng ngân sách, quy định chế tài xử lý khi vi phạm còn thiếu dẫn đến khó khăn khi vi phạm về tài chính xảy ra thường không thể quy trách nhiệm cá nhân.
Theo ý kiến chuyên gia thì: Trình độ và năng lực quản lý ngân sách từ cơ quan quản lý về mọi mặt còn nhiều bất cập, hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý chƣa theo kịp và đáp ứng yêu cầu của khâu quản lý ngân sách ngày càng cao.
Minh chứng cụ thể nhƣ:
Năm 2011- 2014 việc thu quỹ đền ơn đáp nghĩa nhƣng không nộp vào ngân sách mà biển thủ công quỹ ở thị trấn Chƣ Sê gây thất thoát hàng tỷ
đồng.
Năm 2016 – 2017 viêc chủ tịch xã Al bá biển thủ số tiền hơn 50 triệu đồng do chênh lệch dự toán trong mua giống bơ từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo...
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Quan phân tích thực trạng quản lý NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Sê, giai đoạn 2016-2018, hoạt động quản lý NSNN đã đƣợc các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị quan tâm hơn trước, chất lượng chi ngân sách đã được nâng lên.
Tình trạng chi sai chế độ, không đúng quy định đã đƣợc hạn chế, việc bổ sung ngoài dự toán cho các đơn vị đã đƣợc giảm dần qua các năm, điều này chứng tỏ việc quản lý ngân sách đã từng bước mang lại hiệu quả. Hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Chư Sê đã có nhiều chuyển biến tích cực, trình độ của cán bộ quản lý ngày càng đƣợc nâng cao, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã đƣợc cải tiến thủ tục hành chính, đặc biệt ứng dụng và sử dụng hệ thống Tabmis.
Mặc dừ đã cố gắng nhiều trong quản lý NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Sê vẫn còn những tồn tại nhƣ bổ sung ngoài dự toán, chấp hành dự toán chƣa tốt, kiểm soát chƣa đƣợc chặt chẽ, chất lƣợng quyết toán chƣa cao, năng lực đội ngũ còn hạn chế.
Từ những đánh giá, phân tích trên về tình trạng quản lý NSNN của huyện Chƣ Sê, từ đó đánh giá những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ hạn chế cùng tồn tại. Qua đó rút ra những nguyên nhân và hạn chế làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nhăm hoàn thiện hoạt động quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Chƣ Sê trong thời gian đến.
CHƯƠNG 3