Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng Tài chính Kế hoạch huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016- 2018

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh đaklak (Trang 52 - 64)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH –KẾ HOẠCH, HUYỆN CHƢ SÊ, TỈNH GIA LAI

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN CHƢ SÊ TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2018

2.2.3. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng Tài chính Kế hoạch huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016- 2018

Trong bối cảnh nguồn thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, UBND huyện Chƣ Sê đã tích cực triểu khai các biện pháp điều hành linh hoạt đảm bảo cân đối để thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở khả năng nguồn thu để tập trung cho đầu tƣ phát triển, đặc biết là các công trình trọng điểm của huyện, đảm bảo kinh phí thường xuyên như lương, phụ cấp, chi con người, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội...

Để phân tích thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại huyện Chƣ Sê, chúng ta đánh giá hoạt động này trên 5 nội dung: căn cứ lập dự toán; hoạt đông lập phân bổ và giao dự toán; chấp hành chi NSNN; hoạt động kiểm soát, thanh

toán các khoản chi NSNN, cuối cùng là công tác quyết toán và thanh tra.

a, Căn cứ lập dự toán chi NSNN tại huyện Chư Sê giai đoạn 2016- 2018

Hàng năm vào tháng 7, 8, thực hiện quy định theo luật NSNN năm 2015; thông tư 102/2015/TT-BTC ngày 30/06/2015 về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; thông tư 91/2016/TT-BTC ngày 24/06/2016 về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 ; thông tư 91/2016/TT-BTC ngày 13/07/2017 của Bộ tài chính về về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương về phân cấp và quản lý điều hành NSNN

UBND huyện Chƣ Sê đã tổ chức chỉ đạo các đơn vị dự toán cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện việc lập dự toán chi trình UBND huyện tổng hợp trình Ban thường vụ huyện ủy và báo cáo Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp trình UBND tỉnh

Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên:

Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm, đặc biệt là các chỉ tiêu đến việc sử dụng ngân sách thường xuyên của đơn vị sử dụng NS tại kỳ kế hoạch.

Đối với huyện Chƣ Sê: Lập dự toán là khâu quan trọng nhất cho toàn

bộ chu trình quản lý chi thường xuyên, nó ảnh hưởng chất lượng phân bổ, chấp hành và sử dụng nguồn ngân sách tại địa phương. Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện; dựa trên các Quyết định của UBND tỉnh Gia Lai về việc giao dự toán thu chi Ngân sách hàng năm;

Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển KT-XH hàng năm trên địa bàn của UBND huyện.

Các định mức phân bổ chi thường xuyên hiện nay như sau:

- Đối với việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách: huyện Chƣ Sê là đơn vị hành chính thuộc tỉnh nên huyện không có thẩm quyền ban hành các định mức phân bổ ngân sách, thẩm quyền này thuộc về HĐND và UBND tỉnh. Trong giai đoạn 2016-2020 tỉnh đã ban hành định mức phân bổ ngân sách cho thời kỳ ổn định ngân sách 2016-2020, các định mức này để làm cơ sở xây dựng dự toán chi ngân sách cho các cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách.

- Định mức phân bổ ngân sách cho khối xã đã có sự phân biệt theo 3 vùng: xã đặc biệt khó khăn, xã miền núi và các xã còn lại. Việc phân bổ nhăm yêu tiên các xã xa tâm huyện, xã đặc biệt khó khăn nhăm quan tâm, ƣu tiên đầu tƣ phát triển, đồng thời cũng khuyến khích các vùng phát triểnkinh tế trọng điểm để có nguồn thu và chi.

- Các khoản chi thường xuyên có định mức quy định cụ thể mức phân, bổ chi cho các hoạt động quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể; sự nghiệp khoa học công nghệ, cho giao dục, dạy nghề; đảm bảo an sinh xã hội; quốc phòng - an ninh; chi khác. Nhưng năm gần đây huyện Chư Sê có tốc độ tăng trường rất lớn nên phải giảm chi thường xuyên nhằm tiết kiệm và đề phù hợp với nền kinh tế.

Dựa trên cơ sở định mức chi thường xuyên huyện Chư Sê đã tiến hành phân khai dự toán thành 2 nhóm mục: Kinh phí tự chủ, kinh phí không tự chủ

phân bổ cho các đơn vị sử dụng ngân sách và thực hiện công khai dự toán ngân sách thành phố hang năm.

Căn cứ lập dự toán chi đầu tư XDCB:

Trên cơ sở số liệu ƣớc thực hiện thu, chi ngân sách năm nay, dự kiến thu chi ngân sách năm sau ( Năm kế hoạch), UBND huyện Chƣ Sê chỉ đạo lập kế hoạch nguồn vốn đầu tƣ cho năm kế hoạch, cụ thể nhƣ sau:

+ Dự kiến nguồn thu từ tiền sử dụng đất sẽ đƣợc thu trong năm kế hoạch.

+ Nguồn sử dụng đất năm nay sử dụng chưa hết đã đước phép chuyển sang năm kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ chi mới.

+ Thu hồi các khoả kinh phí đã ứng trước và tạm ứng cho các dự án.

+ Nguồn vốn dự kiến đầu tƣ tỉnh cân đối cho huyện trong năm kế hoạch.

+ Nguồn vốn khác.

Việc lập dự toán chi đầu tƣ phát triển, trong những năm qua nội dung nay đƣợc thông qua dự toán chi XDCB. Phòng Tài chính cùng với các phòng chức năng sẽ xem xét bố trí từng dự án, hạng mục theo thứ tự ƣu tiên phù hợp với nhu cầu phát triển KT-XH, theo từng thời kỳ và khả năng cân đối NS, theo tiến độ triển khai của dự án, dứt điểm, tránh dàn trãi.

b. Thực trạng phân bổ, giao dự toán chi NSNN tại huyện Chư Sê giai đoạn 2016 - 2018

Việc phân bổ và giao dự toán thực hiện thực hiện theo Thông tƣ số 326/2016/TT-BTC ngày 23/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, Thông tư số 132/2017/TT- BTC ngày 15/12/2017 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Theo đó, sau khi nhận được quyết định của UBND tỉnh Gia Lai giao nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện, UBND

huyện Chư Sê trực tiếp quyết định dự toán chi NS huyện, phương án giao và phân bổ NS cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp huyện và dự toán thu chi của các phường trực thuộc.

Phòng Tài chính - kế hoạch huyện thường xuyên cung cấp đầy đủ, kịp thời các văn bản quy định về chế độ, chính sách, các văn bản có liên quan đến vấn đề quản lý chi NS tới kế toán, cán bộ phụ trách sử dụng NS chi thường xuyên các đơn vị, nhanh chóng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong khâu lập dự toán chi thường xuyên NS, đồng thời nhắc nhở, đôn đốc các đơn vị lập dự toán đúng quy định, đảm bảo đúng thời gian nộp dự toán.

Thực trạng lập và phê duyệt kế hoạch vốn đầu tƣ từ nguồn ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính - kế hoạch huyện đã có những chuyển biến tích cực, phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của huyện theo quy định của nhà nước; trong quản lý ngân sách về đầu tư đã có sự tổ chức phân cấp mạnh;

quy trình phân bổ kế hoạch đƣợc triển khai nhanh, chặt chẽ, công khai, minh bạch, đảm bảo đúng quy định; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tƣ trên địa bàn, nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn NSNN, hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí, từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, khối lƣợng nợ XDCB trên địa bàn huyện.

Việc lập dự toán chi đầu tƣ XDCB là căn cứ để theo dõi việc thực hiện kế hoạch, các giai đoạn của quá trình đầu tƣ. Nhờ đó các cơ quan quản lý của huyện có thể chủ động trong việc điều hòa, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kịp thời. Đồng thời, công tác kế hoạch vốn đầu tƣ cũng là một công cụ để tăng cường quản lý nhà nước, tạo cơ sở cho việc sử dụng nguồn vốn NSNN có hiệu quả hơn.

Trong qua trình lập dự toán phân bổ vốn đầu tƣ XDCB đã thực hiện phân cấp trao quyền quản lý vốn đầu tƣ cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong quá trình quản lý điều hành vốn đầu

tư cho địa phương mình, gắn trách nhiệm cho từng đơn vị trong quá trình quản lý vốn.

Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại sau:

Việc lập, phân bổ dự toán thực hiện trong thời gian quá ngắn. Theo quy định, thời gian từ khi có thông tư hướng dẫn lập dự toán năm sau của Bộ Tài chính là ngày 10/6/N đến khi UBND huyện tổng hợp nộp về Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và đầu tư là ngày 10/7/N do đó quá trình lập dự toán ở cấp dưới chỉ mang tính chất hình thức.

Hoạt động xây dựng dự toán của các đơn vị sử dụng NS còn chƣa cao, bởi nhiều cán bộ chuyên môn ít đƣợc đào tạo bài bản, kiêm nhiệm nhiều, không căn cứ hướng dẫn của bộ tài chính, ...

Các cơ quan, đơn vị còn ỷ lại, không xây dựng kế hoạch phát triển trung dài hạn, chưa định hướng phát triển về công việc trong tương lai, việc xây dựng kế hoạch 5 đến 10 năm của địa phương chưa gắn liền với nguồn lực phát triển. Do đó khi lập dự toán khó xác định thứ tự ƣu tiên, cơ cấu và nội dung chi thường xuyên của ngân sách.

Việc xây dựng dự toán phân bổ NS huyện hoàn toàn phụ thuộc vào tỷ lệ điều tiết (%) giữa ngân sách tỉnh, phân cấp ngân sách, các định mức phân bổ ngân sách của cấp trên, dễ dẫn tới tình trạng để đảm bảo cân đối ngân sách sẽ lập dự toán thu cao ( thu ảo) chi thật nên có khả năng nêu có nguồn thu nhiều sẽ chi nhiều, ngƣợc lại nếu thu ít sẽ mất cấn đối nguồn chi.

c. Thực trạng chấp hành chi ngân sách nhà nước huyện Chư Sê từ năm 2016-2018

Theo ý kiên của các chuyên gia thì: thực trạng chi ngân sách huyện những năm qua đã tập trung vào nhiệm vụ chi đầu tƣ phát triển, đáp ứng nhu cầu các khoản chi sự nghiệp trên các lĩnh vực, chi cho bộ máy quản lý hành chính, đảm bảo an ninh quốc phòng và bổ sung cân đối ngân sách xã, phường.

Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉnh trang đô thị, đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhất là các lĩnh vực có liên quan đến việc phát triển định hướng trở thành đô thị loại IV năm 2020.

Chấp hành chi xây dựng cơ bản: hiện nay các chính sách quản lý vốn XDCB đã được thay đổi đã giúp huyện Chư Sê khắc phục được vướng mắt tồn tại. Phân bổ và giao triển khai kế hoạch xây dựng cơ bản đƣợc sớm hơn, chất lƣợng quản lý công trình đã đƣợc hoàn thiện, tỷ lệ giải ngân đã đƣợc kip thời và nhanh chóng.

Chấp hành chi thường xuyên: Việc tổ chức thực hiện dự toán Ngân sách ở huyện Chư Sê trong lĩnh vực chi thường xuyên thời gian qua tương đối hợp lý. Trong các khoản chi thường xuyên thì chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi thường xuyên của NSĐP, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo năm 2017 so với năm 2016 tăng 57.240 triệu đồng tương ứng 123%, năm 2018 so với năm 2017 tăng 10.770 triệu đồng tương ứng 104%, điều này chứng tỏ thành phố tích cực đầu tƣ cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên: thực trạng quản lý và điều hành chi NS huyện Chƣ Sê nói chung và chi thường xuyên nói riêng trong khá nhiều trường hợp thường bị động, nhất là trong khâu chấp hành dự toán chi thường xuyên, bởi nguồn thu đƣợc phân cấp cho huyện không đủ để cân đôi nhu cầu chi, phải trông chờ vào sự trợ cấp của cấp tỉnh, gây ra sự chậm trễ, không kịp thời trong quá trình chấp hành dự toán.

Thực trạng quản lý chấp hành dự toán chi NS đã đƣợc HĐND, UBND huyện Chƣ Sê phê chuẩn từ đầu năm chƣa tốt, thể hiện:

Việc giao dự toán cho các đơn vị sử dụng NS chƣa bám sát với nhiệm vụ chi hiện tại của đơn vị dự toán nên trong quá trình chấp hành dự toán vẫn

còn tình trạng mục thừa, mục thiếu nên phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần.

Điều chỉnh dự toán, thể hiện sự hạn chế trong quản lý chi tiêu NS và cơ chế

"xin - cho" vẫn còn tồn tại, gây khó khăn cho quản lý của cơ quan tài chính.

Vẫn còn để xảy ra hiện tƣợng lãng phí, chi sai ở một vài đơn vị, một số khoản chi. Thể hiện ở việc mua vật tƣ văn phòng, mua sắm máy móc, sửa chữa không đúng tiêu chuẩn, mua thừa và vƣợt định mức; quản lý và sử dụng đất đai trụ sở làm việc không đúng mục đích vƣợt tiêu chuẩn định mức, chi tổ chức lễ hội, ngày kỷ niệm còn mang tính phô trương, hình thức, gây tốn kém cho ngân sách.

d. Thực trạng kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN huyện Chư Sê

Thực trạng kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ XDCB:

Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN:

( Nguồn KBNN huyện Chư Sê) Mô Tả:

(1) Chủ đầu tƣ gửi hồ sơ, chứng từ đề nghị rút vốn đến cán bộ kiểm soát chi để kiểm soát thanh toán

(2) Cán bộ kiểm soát chi kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lý của tài liệu, hồ sơ dự toán, định mức vốn theo quy định. Xác định số vốn

Chủ đầu tƣ Cán bộ kiểm

soát chi

Kế toán trưởng Giám Đốc

KBNN

Đơn vị hưởng thụ

1

5

4

3 2

thanh toán và số thu hồi làm tờ trình trình ký Kế toán trưởng

(3) Trên cơ sở chứng từ, tờ trình kế toán trưởng kiểm tra nguồn vốn công trình hiện có, ký chứng từ trình Giám Đốc

(4) Sau khi giám đốc phê duyệt, chuyển hồ Cán bộ kiểm soát chi tiến hành nhập tabmis trình Kế toán trưởng kiểm soát

(5) Thanh toán cho đơn vị sử dụng. Sau khi hoàn tất việc thanh toán, cán bộ kiểm soát chi lưu 1 liên chứng từ, lưu 1 liên tại hồ sư dự án và trả lại chủ đầu tƣ

Thực trạng kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN huyện đƣợc thực hiện đúng quy định của pháp luật và các văn bản liên quan đến luật đầu tư công, luật đấu thầu, văn bản thông tư hướng dẫn của bộ, ngành.

Về cơ bản, các chủ đầu tƣ và BQL dự án đầu tƣ xây dựng huyện đã chấp hành tố quy định về kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ. Hầu hết các dự án được giao kế hoạch vốn, đều khẩn trương hoàn tất thủ tục XDCB, tổ chức ký hợp đồng, triển khai tạm ứng để thi công đúng tiến độ. Các dự án không có khả năng thanh toán phải chuyển nguồn là khá ít.

Thực trạng kiểm soát, thanh toán vốn chi thường xuyên:

Sơ đồ 2.3 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ( Nguồn KBNN huyện Chư Sê)

Đơn vị SDNS Cán bộ KSC

Kế toán trưởng

Thủ quỹ Thanh toán

viên

Giám đốc

Trung tâm thanh toán

1 2

7

3 6

5 5 4

Mô tả:

Ghi chú:

Hướng đi của hồ sơ, chứng từ KSC Hướng đi của chứng từ thanh toán Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ chứng từ

Đơn vị sử dụng ngân sách gửi hồ sơ phù hợp với nhiệm vụ chi.

Bước 2: Kiểm soát chi

Cán bộ KSC kiểm tra tính đúng đủ, hợp lệ, hợp pháp và sự chính xác của chứng từ chi ngân sách xem. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện chi theo quy định, thực hiện hạch toán kế toán, ký chứng từ và chuyển toàn bộ hồ sơ, chứng từ cho Kế toán trưởng

Bước 3: Kế toán trưởng ( người ủy quyền) ký chứng từ

- Sau khi KSC kiểm tra chứng từ và trình thì kế toán trưởng (người ủy quyền) kiểm tra nếu đủ điều kiện hồ sơ tạm ứng/thanh toán sẽ ký (trên máy, trên giấy) và chuyển hồ sơ, chứng từ cho cán bộ KSC để trình Giám đốc (người uỷ quyền).

Bước 4: Giám đốc (người ủy quyền) ký

Giám đốc (người uỷ quyền) xem xét, nếu đủ điều kiện thì ký chứng từ giấy và chuyển cho cán bộ KSC. Trường hợp, Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) không đồng ý tạm ứng/thanh toán, thì chuyển trả hồ sơ cho cán bộ KSC làm văn bản từ chối khách hàng.

Bước 5: Thực hiện thanh toán

- Thanh toán bằng chuyển khoản: cán bộ KSC thực hiện thanh toán.

Căn cứ vào loại hình thanh toán áp dụng tại đơn vị mà KSC thực hiện thanh toán bù trừ hay thanh toán điện tử.

- Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, cán bộ KSC đóng dấu kế toán lên các liên chứng từ; hách toán chứng từ chuyển ra ngân hàng ủy quyền.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh đaklak (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)