NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP QUẬN, HUYỆN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh đaklak (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP QUẬN, HUYỆN

1.3.1 Nhân tố bên trong:

Nhân tố con người: năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý ngân, sách nhà nước.

Năng lực để đề ra hướng dẫn trong hoạt động quản lý ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng nhƣ giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý NSNN. Khả năng quản lý của người lãnh đạo là rất quan trọng, nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức hoạt động không tốt, các chiến lƣợc không phù hợp với thực tế thì việc quản lý NSNN sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng đầu tƣ dàn trải, đầu tƣ kém hiệu quả; có thể dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát ngân sách, không đảm bảo các vấn đề xã hội...Năng lực chuyên môn của các bộ phận tham mưu quản lý NSNN ở cấp Quận, Huyện lại là yếu tố cấu thành hiệu quả quản lý NSNN. Nếu cán bộ quản lý NS có năng lực chuyên môn tốt sẽ giảm thiêu đƣợc sai lệch trong các khâu lập dự toán, thẩm định dự toán, thanh, quyết toán nguồn vốn NSNN.

Bên cạnh năng lực chuyên môn thì đối với cán bộ công chức cũng cần phải chú ý trách nhiệm, bệnh xu nịnh, cơ chế xin cho, thói quen hạch sách...

Tổ chức bộ máy quản lý NSNN và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ

quản lý vào thực tiễn địa phương được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý NSNN và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy quy định về quyền trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận và quy trình thực hiện. Quy trình quản lý đƣợc bố trí gọn gàng, khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lƣợng của quản lý NSNN.

Nhận thức và ý thức chấp hành của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn: Nhận thức và ý thức chấp hành của các cơ quan đơn vị sử dụng NSNN ảnh hưởng lớn đến cơ cấu chi ngân sách, bởi vì tất cả các khoản chi tiêu kinh phí NSNN đều diễn ra tại cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách. Vì thế khi sử dụng ngân sách thì cần nhận thức các khoản chi nào đúng sai, thức tế phát sinh khi đó mới chấp hành tốt ngân sách.

Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong công tác quản lý, điều hành thu-chi ngân sách địa phương là sự kết hợp các hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị với nhau để cho các cơ quan, đơn vị này thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao, nhằm đạt đƣợc các lợi ích chung.

1.3.2. Nhân tố bên ngoài

Nhân tố về kinh tế - xã hội: môi trường kinh tế - xã hội đi lên thì nguồn vốn sẽ đƣợc cung cấp đầy đủ nhiệm vụ thu và chi sẽ dẽ dàng hoàn thành.

Ngược lại nềên kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm nhà nước sẽ thắt chặt, điều chỉnh cơ cấu vốn.

Việc quản lý thu - chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi mức độ thu nhập người dân tăng cao, trình đó phát triển kinh tế tốt, thì việc quản lý ngân sách và sử dụng càng dễ dàng có hiệu quả, ngoài ra nó còn đòi hỏi các chế độ, chính sách, các định mức, chế độ chính sách phải thay đổi để

phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế và thu nhập của người dân.

Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là trung tâm, giữ vai trò quan trọng trong quản lý các nguồn lực tài chính quốc gia. Bên cạnh đó, sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường các nguồn lực tài chính.

Nhân tố về thể chế tài chính: Thể chế tài chính đề ra những quy định, nguyên tắc, chế độ, định mức. Vì nó là những văn bản, điều lệ của nhà nước có tính quy phạm pháp luật nhằm chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý thu - chi ngân sách. Thực tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính có nhiều ảnh hưởng lớn đến quản lý hiệu quả thu - chi ngân sách trên một lãnh thổ, địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi phải ban hành những thể tài chính phù hợp, đúng đắn mới tạo điều kiện quản lý ngân sách hiệu quả Các nhân tố về văn hóa, chính trị, xã hội: Khi thế giới ngày càng phát triển với xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, các sự kiện chính trị diễn ra liên tiếp, các cuộc chiến tranh thương mai diễn ra ngày càng phức tạp. Tất cả các sự kiện đều ảnh hưởng đến nền kinh tế, do đó ảnh hưởng đến ngân sách, ....

Nhân tố về hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát: Trong thực tế, không ít các cá nhân và tổ chức có hành vi, việc làm gây tổn hại tài chính nhà nước, ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN. Vì vậy, hiệu lực của hệ thống thanh tra, kiểm tra càng được tăng cường, càng được xem trọng một cách thực chất hơn thì ngân sách mới tránh khỏi nguy cơ bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả

đồng thời giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong công tác quản lý NSNN. Khi đó hiệu quả công tác quản lý NSNN mới có thể đƣợc nâng cao.

Chế tài xử phạt, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tới kết quả công tác quản lý NSNN. Nếu chế tài xử phạt nghiêm, đủ sức răn đe đối với cả chủ thể quản lý và khách thể quản lý thì chắc chắn hiệu quả của công tác quản lý NSNN sẽ cao và ngƣợc lại

Thực hiện tốt việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý NS sẽ có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ người dân, giúp các cơ quan QLNN có thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác thông tin liên quan đến thu-chi ngân sách. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý có thể ra quyết định điều chỉnh kịp thời để đảm bảo đƣợc nguồn thu, đáp ứng nhiệm vụ chi, hạn chế tối đa việc lãng phí trong sử dụng NS. Chẳng hạn, nhƣ ứng dụng Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho Bạc (TABMIS viết tắt từ tiếng Anh “Treasury and Budget Management Information System”) sẽ hiện đại hóa công tác quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập kế hoạch, thực hiện NS và báo cáo NS, nâng cao tính minh bạch trong quản lý TCC, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng NS,…hay việc ứng dụng các phần mềm kế toán NS cũng giúp đơn vị sử dụng NS thuận tiện hơn trong công tác thực hiện, điều hành và quản lý thu-chi NS, giúp cho công tác báo cáo cấp trên đƣợc nhanh chóng, kịp thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương I, luận văn đã trình bày được những nội dung chính sau:

Luận văn đã khái quá những vấn đề lý luận và quản lý NSNN từ thu đên chi. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh về nội dung của công tác quản lý NSNN cấp huyện.

Luận văn cũng tập trung làm rõ một số khái niệm nhƣ khái niệm ngân sách nhà nước, phân cấp ngân sách nhà nước hiện nay, ngân sách nhà nước cấp quận, huyện. Từ đó, luận văn tập trung làm rõ bản chấp của quản lý ngân sách nhà nước cấp quận, huyện là quá trình lâp, phân bổ dự toán, chấp hành, quyết toán và thanh kiểm tra NSNN đúng mục đích hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu chung của quá trình phát triển KT- XH trên nguyên tác cân đối thu chi, đảm bảo thực hành tiết kiệm và hiệu quả, cấp phát và sử dụng phải dự trên dƣ toán, chi đúng theo những mục tiêu đã quy định, đảm bảo cân đối giữa khả năng và nhu cầu trong quản lý, điều hành NSNN.

Dự trên việc phân tích nội dung quản lý NSNN cấp huyện, các tiêu chí đánh giá hiệu quả chi NSNN cập huyện và những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý NSNN cấp quận, huyện. Luận văn đã chỉ ra vai trò và mối liên hệ và ý nghĩa giữa chi NSNN với sự phát triển KT- XH ở địa phương.

Với những cơ sở lý luận cơ bản nêu trên, sẽ giúp hiểu sâu hơn về quản lý NSNN, những khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý NSNN, những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý NSNN của huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai từ đó đề ra những khuyến nghị hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh đaklak (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)