TỔNG QUAN HUYỆN CHƢ SÊ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh đaklak (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH –KẾ HOẠCH, HUYỆN CHƢ SÊ, TỈNH GIA LAI

2.1. TỔNG QUAN HUYỆN CHƢ SÊ

Huyện Chƣ Sê là huyện nằm ở phía nam tỉnh Gia Lai, thực hiện theo quyết định số 34-HĐBT ngày 17/8/1981 của Hội đồng Bộ trưởng, Chư Sê đƣợc thành lập bao gồm các xã Bờ Ngoong, Ia Tiêm, AlBă, Dun và Hbông của huyện Mang Yang. Các xã Ia Glai, Ia Blang, Ia Hlốp, Ia Hrú, Ia Ko, Ia Le và Nhơn Hoà của huyện Chƣ Prông.

Đến năm 2009, Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 27-8-2009 của Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính huyện Chƣ Sê để thành lập huyện Chƣ Pƣh thuộc tỉnh Gia Lai. Hiện nay huyện Chƣ Sê có diện tích 642,96 Km2 với dân số 118,583 người theo số liệu thống kê năm 2016. Đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Chƣ Sê và 14 xã là Ia Blang, Ia Tiêm, Ia Glai, Ia Hlốp, Ia LBá, Ia Ko, Ayun, Dun.

2.1.2 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ở huyện Chư Sê.

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Thực hiện 2016

Thực hiện 2017

Thực hiện 2018

Tỷ lệ tăng trưởng bình quân

(%)

1 2 3 4 7 9 10

I Chỉ tiêu kinh tế

1 Tổng giá trị sản xuất

* Cơ cấu GTSX theo giá hiện

hành % 100.00 100.00 100.00 100.0

- Nông, lâm, thủy sản % 37.00 36.32 34.14 96.1

- Công nghiệp, xây dựng % 32.30 33.12 34.23 102.9

- Dịch vụ % 30.70 30.56 31.63 101.5

2 Thu nhập bình quân đầu người

Triệu

đồng/năm 41.30 44.60 48.50 108.4

3

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn

Tỷ đồng 1,446 1,535 1,635 106.3

4 Thu Ngân sách Nhà nước

trên địa bàn Tỷ đồng 459.079 601.680 656.213 121.8

Trong đó:

Thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn không bao gồm số bổ sung từ ngân sách cấp trên

Tỷ đồng 84.35 113.48 154.30 135.3

5 Chi ngân sách địa phương Tỷ đồng 437.467 553.044 599.878 121.5 a)

Chi đầu tư phát triển do huyện, thị xã, thành phố quản lý

Tỷ đồng 60.20 98.16 128.10 146.8

b) Chi thường xuyên Tỷ đồng 377.267 454.884 471.778 116.4 II Chỉ tiêu xã hội - môi

trường

1 Dân số trung bình Người 117,021 118,635 120,248 101.4

2

Số lao động đƣợc giải quyết việc làm mới trong năm

Người 1,732 2,074 2,500 120.1

3 Tỷ lệ lao động đƣợc đào

tạo so với tổng số lao động % 27 28 29 103.6

4 Tỷ lệ suy dinh dƣỡng của

trẻ em dưới 5 tuổi % 17.30 16.60 15.90 95.9

5

Số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em

Xã, phường,

thị trấn

15/15 15/15 15/15

6 Số hộ nghèo Hộ 4,246 3,273 2,079 70.3

7 Tỷ lệ hộ nghèo % 15.79 12.05 7.57 69.6

(Nguồn báo cáo phát triển KT- XH huyện Chư Sê năm 2018)

Với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, trong những năm qua với sự

phấn đấu nỗ lực của địa phương, tình hình KT – XH của huyện Chư Sê tiếp tục tăng trưởng và phát triển ổn định, GDP tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8.4%, thu nhập của người dân ngày càng tăng cao. Kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng cơ cấu GDP.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tăng trưởng 6% kéo theo nguồn thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 35%. Tình hình kinh ế xã hội phát triển, nguồn thu từ tiền sử dụng đất, thu từ thuế TNCN ngày càng lớn mạnh. Kèm theo nguồn thu tăng cao, các khoản chi nhằm phục vụ người dân tăng bình quân 2016-2018 là 21% trong đó chi XDCB tăng 46.8% vƣợt kế hoạch đề ra.

Bảng 2.2 Tình hình thu chi các từ 2016- 2018

ĐVT: Triệu đồng

Nội dung Năm ngân sách

2016 2017 2018

Tổng thu ngân sách 459.079 601.680 656.213

Tổng chi ngân sách 437.467 553.044 599.878

Tỷ lệ đạt đƣợc 95.3% 92.9% 91.45%

( Nguồn báo cáo quyết toán thu chi ngân sách huyện Chư Sê năm 2016- 2018)

Thực thu NSNN tăng dần qua các năm, điều này là do từ năm 2016 các khoản thu từ nhà, đất và khoán sản tăng mạnh. Chủ yếu là từ nguồn thu từ cho thuê mặt đất mặt nước, thu tiền sử dụng đất từ các hoạt động thu hút đầu từ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tình hình chi ngân sách tăng cao đột biến tại năm 2017, 2018 vì hoạt động chi đầu tƣ phát triển tăng mạnh. Với mục tiêu tiến lên thị xã năm 2020 huyện Chư Sê đấy mạnh tăng cường cơ sở hạ tầng địa phương

2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của huyện Chƣ Sê a. Thuận lợi và cơ hội:

Huyện Chƣ Sê tiềm năng rất lớn trong khai thác đá xây dựng: ƣớc thực hiện trong năm 2018, tổng lƣợng đá xây dựng khai thác đƣợc 287.869 tấn

Chế biến sản phẩm mủ cao su: sản lƣợng ƣớc thực hiện 13.734 tấn Gạch các loại: là một trong những sản phẩm thế mạnh có tốc tăng trưởng cao nhất trên địa bàn huyện, tổng sản lượng gạch tiêu thụ ước thực hiện 2,2 triệu viên, đạt 100% KH.

Chế biến sản phẩm tiêu xuất khẩu: trong năm 2018, tổng lƣợng tiêu chế biến xuất khẩu ƣớc thực hiện 845 tấn, đạt 100% KH.

Trong năm 2018 hoạt động sản xuất dịch vụ trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Chất lượng ngành dịch vụ ngày càng được cải thiện đáp ứng nhu cầu ngày càng được nâng cao của người dân, góp phần không nhỏ trong cơ cấu nền kinh tế của huyện. Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ thực hiện cả năm 2018 ƣớc thực hiện là 1.625 tỷ đồng, đạt 100% KH, tăng khoảng 6 % so với cùng kỳ năm 2017. Công tác đảm bảo lưu thông hàng hóa, kiểm tra, kiểm soát thị trường, chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống buôn lậu, gian lận thương mại được tăng cường. Hoạt động thương mại có nhiều tiến bộ, thị trường hàng hóa trong huyện tiếp tục phát triển, phong phú, đa dạng, sức mua của các tầng lớp dân cƣ tăng.

Huyện Chƣ Sê trong những năm gần đây luôn đƣợc đầu tƣ quan tâm phát triển đặc biệt là cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ và quy hoạch một cách đồng bộ, tạo điều kiện để phát triển vươn mình thành thị xã vào năm 2020. Đây cũng là điều kiện để huyện tập trung khai thác lợi thế, tranh thủ sự quan tâm của tỉnh và trung ƣơng. Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, đặc biệt là vốn ngân sách, bố trí cơ cấu các khoản chi hợp lý, tăng cường cho chi đầu tƣ phát triển, khai thác quỹ đất, quản lý các khoản chi chặt chẽ NSNN

phục vụ cho mục tiêu phát triển KT-XH địa phương.

Thu - chi ngân sách nhà nước:

Theo ý kiến của các chuyên gia: huyện Chƣ Sê luôn thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành thu, chi ngân sách. Thực hiện đồng bộ và quyết liệt các biện pháp quản lý thu, tăng cường chống thất thu ngay từ đầu năm. Tập trung thu hồi các khoản nợ thuế, kiên quyết thu hồi các khoản nợ thuế quá hạn,...

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn việc chi ngân sách, bảo đảm chi đúng định mức, chế độ, chống thất thoát lãng phí, thực hành tiết kiệm chi, đáp ứng các nhiệm vụ thường xuyên theo nhiệm vụ được giao và chủ động giải quyết đƣợc các khoản chi đột xuất.

Đầu tƣ, phát triển hạ tầng:

Theo các ý kiến của chuyên giá thì việc bố trí phân bổ vốn hợp lý, ƣu tiên trả nợ XDCB từ các nguồn vốn ngân sách, kết hợp vốn huy động của dân cƣ và các tổ chức kinh tế trong và ngoài huyện, để đầu tƣ phát triển các công trình kết cấu hạ tầng then chốt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp -nông thôn.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác giải ngân các công trình nợ đọng vốn; tiếp tục vận động nhân dân đóng góp vốn, kết hợp nhiều nguồn vốn để phát triển giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Thông qua chương trình, các dự án và nguồn vốn của địa phương để đầu tư xây dựng đường giao thông, cầu, cống, ở các xã nhằm tạo điều kiện về giao thông đi lại, phát triển sản xuất và đời sống văn hóa, xã hội cho nhân dân .

b. Những khó khăn, thách thức

Công tác thu ngân sách rất khó khăn; các hộ kinh doanh, doanh nghiệp ngày càng có nhiều cách tinh vi, lách luật để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách; công tác đấu giá đất để thu tiền sử dụng đất chậm, chƣa hiệu quả.

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số công trình còn

chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng công trình.

Số vụ phạm pháp hình sự, phạm pháp ma túy, hoạt động băng nhóm mang tính chất của xã hội đen ngày càng có tính chất nguy hiểm, tinh vi và nghiêm trọng hơn.

Công tác chỉ đạo chỉnh trang đô thị còn chƣa nghiêm, còn để nhân dân tụ họp chợ trên đường, vỉa hè nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.

Tình hình tôn giáo có nhiều dấu hiệu hoạt động vi phạm pháp luật, lấn áp chính quyền, đặc biệt là nổi lên tình hình xây dựng cơ sở sinh hoạt trái phép, vận động kinh phí giáo dân để xây dựng nhà nguyện trái phép.

Tốc độ tăng trưởng của huyện Chư Sê tương đối nhanh, nhưng vẫn chƣa ổn định; sự phát triển của các khu vực kinh tế còn rất bấp bênh, tập trung phần lớn vào các nhóm ngành nông nghiệp. Ngành tạo động lức phát triển cho nền kinh tế của huyện thì tốc độ tăng trưởng không ổn định, chưa phát huy hiệu quả đặt ra; cơ cấu nhóm ngành chƣa đƣợc hài hòa; chất lƣợng của tăng trưởng còn kém hiệu quả chủ yếu dựa vào tăng thêm số lượng các yếu tố sản xuất, khai thác tài nguyên; yếu tố tri thức và khoa học công nghệ chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng. Giá cả của thị trường bếp bênh, ảnh hướng giá nông sản và nền kinh tế địa phương. Nguồn lợi từ khai thác nguồn tài nguyên lâm nghiệp thì kiệt quệ, rừng cây sản xuất chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, nạn khai thác trộm diễn ra ngày càng phức tạp. Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế chưa tương xứng với tốc độ phát triển. Các hộ kinh doanh phần lớn là các hộ cá thể, sản xuất nhỏ lẻ manh múng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh đaklak (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)