CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.3. Phân loại cho vay của Ngân hàng thương mại
Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó.
Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngoài nhu cầu phục vụ đời sống, bao gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tƣ nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tƣ nhân.
b. Dựa vào thời hạn vay
Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm. Mục đích của loại cho vay này nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn nhƣ bổ sung ngân quỹ, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, bổ sung nhu cầu vốn lưu động hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
Đặc điểm của loại hình cho vay này là có mức độ rủi ro thấp vì thời hạn hoàn vốn nhanh giảm đƣợc các rủi ro về lãi suất, về lạm phát cũng nhƣ sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô. Do đó, loại cho vay này thường có lãi suất thấp hơn so với các loại cấp tín dụng khác.
Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu
hồi vốn nhanh.
Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.
Loại hình cho vay trung và dài hạn thường được sử dụng để thực hiện quá trình tái đầu tƣ sản xuất theo chiều rộng hoặc theo chiều sâu làm tăng mức sản xuất và của cải xã hội. Vì thời hạn dài và hiệu quả đầu tư thường là dự tính nên loại tín dụng này thường chứa đựng mức rủi ro cao, kể cả rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống. Do có mức rủi ro cao nhƣ vậy nên nó có mức lãi suất tăng theo thời hạn vay.
c. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng
Cho vay đảm bảo không bằng tài sản: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.
Cho vay đảm bảo bằng tài sản: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay nhƣ thế chấp, cầm cố, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. Tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh của bên thứ ba là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu dự phòng khi nguồn thu chính của con nợ thiếu hụt, tạo áp lực buộc con nợ phải trả nợ, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
d. Dựa vào phương thức cho vay
Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 30/12/2016 Quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, các phương thức cho vay gồm:
Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.
Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực
hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn.
Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhƣng không vƣợt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.
Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dƣ nợ cho vay tối đa đƣợc duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dƣ nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dƣ nợ này.
Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhƣng không vƣợt quá 01 (một) năm.
Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vƣợt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa đƣợc duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm.
Cho vay quay vòng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một) tháng, khách hàng đƣợc sử dụng dƣ nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vƣợt quá 03 (ba) tháng.
Cho vay tuần hoàn (rollover): Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa
thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:
Các phương thức cho vay khác được kết hợp các phương thức cho vay nêu trên, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khoản vay.
e. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay
Cho vay trả góp: là loại cho vay mà việc hoàn trả vốn và lãi theo định kỳ. Loại cho vay này thường áp dụng cho các khoản cho vay có thời hạn dài nhƣ cho vay bất động sản, CVNHKHDN đối với những tài sản có giá trị cao.
Ngoài ra, hình thức này còn áp dụng cho một số loại cho vay có giá trị nhỏ nhƣ cho vay đối với những nhà kinh doanh nhỏ (cho vay chợ), cho vay tài trợ trang thiết bị nông nghiệp.
Cho vay phi trả góp: là loại cho vay thanh toán một lần theo kỳ hạn đã thỏa thuận.
Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: chẳng hạn nhƣ hình thức thấu chi, cho vay qua thẻ tín dụng.
f. Dựa vào xuất xứ của khoản vay
Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu và họ trực tiếp trả nợ vay ngân hàng.
Cho vay gián tiếp: Đây là hình thức tín dụng thông qua các tổ chức trung gian. Ngân hàng cho vay thông qua các tổ, đội, hội, nhóm nhƣ nhóm sản xuất, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ…Các tổ chức này thường xuyên liên kết các thành viên theo mục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗi thành viên. Vì vậy, việc phát triển kinh tế, làm giàu, xóa đói giảm nghèo luôn đƣợc các trung gian quan tâm. Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầu vào của quá trình sản xuất, việc cho vay theo cách này sẽ hạn chế người vay sử dụng tín dụng sai mục đích. Cho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường nhiều
món vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng. Trong trường hợp này, cho vay trung gian có thể tiết kiệm chi phí cho ngân hàng.
g. Dựa vào đối tượng khách hàng
Cho vay doanh nghiệp: Là hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn cho mục đích sản xuất kinh doanh.
Cho vay cá nhân: Là hoạt động cho vay đối với khách hàng là các cá nhân nhằm phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh nhỏ lẻ.
Cách phân loại này không căn cứ vào tƣ cách pháp lý trong giao kết hợp đồng tín dụng mà chỉ căn cứ vào đặc điểm loại hình khách hàng.