Thực trạng triển khai các hoạt động cho vay ngắn hạn Doanh nghiệp tại Chi nhánh trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ban mê (Trang 61 - 72)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BAN MÊ

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI

2.2.2. Thực trạng triển khai các hoạt động cho vay ngắn hạn Doanh nghiệp tại Chi nhánh trong thời gian qua

a. Đặc điểm chủ yếu của Chi nhánh có ảnh hưởng đến triển khai hoạt động CVNH Doanh nghiệp

BIDV Ban Mê đã xây dựng hình ảnh một ngân hàng hiện đại, uy tín và chỗ đứng vững chắc của mình trên địa bàn tỉnh Ban Mê, với hệ thống mạng

lưới rộng. Ngoài ra, chi nhánh còn triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiên tiến, hiện đại, đa dạng, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao.

Về nguồn nhân lực: BIDV Ban Mê có một đội ngũ cán bộ có năng lực tốt, trẻ trung, năng động, ham học hỏi, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại. Xác định con người là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của ngân hàng, Ban Giám đốc chi nhánh đã có những chính sách quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ, liên tục cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ. Ngoài ra, để trẻ hoá đội ngũ nhân viên, trong những năm chi nhánh đã có chính sách ƣu đãi đối với những cán bộ có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi, tuyển dụng cán bộ mới có trình độ học vấn cao. Đến thời điểm 31/12/2020, tổng số cán bộ của BIDV Ban Mê là 64 người với độ tuổi bình quân là 39. Trong đó có 26 người trình độ học vấn trên đại học (chiếm 41%); 33 người trình độ đại học (chiếm 51%); 2 người trình độ cao đẳng, trung cấp (chiếm 8%). Số cán bộ có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên trong ngành ngân hàng là 58 người.

Mạng lưới chi nhánh ngày càng mở rộng, đến nay Chi nhánh gồm 1 hội sở chi nhánh và 3 Phòng giao dịch.

Hệ thống cơ sở vật chất: Để phát triển hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng, BIDV Ban Mê rất quan tâm đến yếu tố cơ sở vật chất. Bên cạnh trụ sở chính đƣợc coi là điểm nhấn về cảnh quan tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, BIDV Ban Mê đã trang bị cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, không gian giao dịch đƣợc thiết kế theo bộ nhận diện thương hiệu chuẩn của BIDV đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và đối tác đến làm việc.

BIDV Ban Mê là Chi nhánh trực thuộc BIDV, do vậy các công nghệ sử dụng trong việc quản lý, xử lý thông tin đƣợc sử dụng tại Chi nhánh đồng bộ

với Hội sở chính. Ngoài ra, hệ thống máy móc thiết bị cũng liên tục đƣợc nâng cấp để phục vụ khách hàng tốt nhất. Máy ATM đƣợc lắp đặt rộng khắp ở trung tâm thành phố, thị trấn; máy chấp nhận thẻ (Amex, Visa, Master, JCB…) cũng đƣợc chú trọng lắp đặt ở các nhà hàng, khách sạn, siêu thị,...

b. Quy trình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Ban Mê

Hiện nay, quy trình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại BIDV Ban Mê đƣợc chuẩn hóa dựa trên quy trình chung của BIDV với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế và phòng ngừa rủi ro, nâng cao chất lƣợng tín dụng, góp phần đảm bảo ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng doanh nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế. Quy trình cho vay bắt đầu từ khi cán bộ quản lý khách hàng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi thanh lý hợp đồng tín dụng và đƣợc tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp thị khách hàng, lập đề xuất cấp tín dụng và phê duyệt đề xuất cấp tín dụng

Nhân viên quản lý khách hàng doanh nghiệp có nhiệm vụ tiếp thị khách hàng. Qua đó nắm đƣợc nhu cầu của khách hàng đồng thời giới thiệu cho khách hàng biết các sản phẩm cho vay, thủ tục, chính sách tín dụng của ngân hàng cũng nhƣ quyền và nghĩa vụ của các bên.

Ở bước này, nhân viên quản lý khách hàng doanh nghiệp được yêu cầu trao đổi với khách hàng các vấn đề quan trọng nhƣ sau:

Tiến hành đàm phán sơ bộ với khách hàng về những điều kiện cơ bản của việc cấp tín dụng gồm lãi suất, thời hạn cho vay, điều kiện đảm bảo nợ vay, xác định tƣ cách pháp nhân, năng lực tài chính của khách hàng.

Những điểm khách hàng còn chƣa thống nhất về lãi suất, phí, thời hạn vay và điều kiện đảm bảo nợ vay.

Tìm hiểu thêm các nhu cầu vốn của khách hàng là nhằm tiếp tục bổ sung nguồn vốn lưu động hay đầu tư tài sản cố định cho sản xuất kinh doanh.

Hướng dẫn khách hàng cung cấp các hồ sơ tài liệu cần thiết. Tiến hành tiếp nhận tài liệu và lập đề xuất cấp tín dụng. Tùy theo khách hàng doanh nghiệp mới hay đã có quan hệ mà số lƣợng tài liệu phải cung cấp khác nhau về nội dung và số lƣợng. Sau đây là các giấy tờ, tài liệu có thể phải cung cấp (bản chính/bản sao) cho ngân hàng:

Hồ sơ pháp lý: Quyết định thành lập đơn vị; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng; Bản điều lệ công ty; Biên bản họp hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên về việc vay vốn và thế chấp; Giấy ủy quyền hợp pháp, hợp lệ; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ khẩu; Các giấy tờ khác nếu có.

Hồ sơ kinh tế tài chính: Hồ sơ quyết toán năm; Bảng cân đối tài khoản;

Hợp đồng kinh tế; Báo cáo tài chính; Tờ khai thuế VAT, thu nhập, biên lai thuế..; Dự án, phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ; Các giấy tờ khác nếu có.

Hồ sơ thế chấp: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản trên đất; Giấy phép xây dựng; Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu của chủ tài sản thế chấp.

Chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay: Hợp đồng kinh tế, Hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho; Biên bản đối chiếu xác nhận công nợ;

Các chứng từ khác nếu có. Khi khách hàng nộp hồ sơ, nhân viên quản lý khách hàng doanh nghiệp tiến hành xem xét lại hồ sơ của khách hàng trên bề mặt của các chứng từ nhƣ tính hợp pháp, tính chính xác và nội dung của các giấy tờ có điểm nào không phù hợp với điều kiện cho vay của BIDV Ban Mê không.

Nếu tất cả giấy tờ hợp lệ và đầy đủ thì nhân viên quản lý khách hàng

doanh nghiệp lập đề xuất cấp tín dụng, trình cấp có thẩm quyền ký đề xuất cấp tín dụng, thu xếp lịch để đi thẩm định khách hàng.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn/bảo lãnh của khách hàng và xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng

Sau khi đã chốt lịch hẹn thẩm định, nhân viên quản lý khách hàng doanh nghiệp sẽ tiến hành thẩm định khách hàng.

Thẩm định tín dụng bao gồm các công việc:

Thẩm định tài sản đảm bảo: Kiểm tra, thẩm định các tài sản thế chấp, cầm cố tại nơi đặt, tọa lạc, đối chiếu với các chứng từ, xác định tình trạng thực tế tài sản và chủ sở hữu tài sản.

Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh

Thẩm định tổng quát: Xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân, năng lực hành vi và pháp luật dân sự của cá nhân (chỉ thực hiện với khách hàng mới).

Thẩm định chi tiết:

Xác định các điều khoản cơ bản của vốn vay nhƣ số tiền vay, mục đích sử dụng vốn vay, nguồn trả nợ, các biện pháp đảm bảo nợ vay, kỳ hạn nợ.

Tra soát thông tin tại CIC để có thông tin vay vốn và lịch sử trả nợ của khách hàng ở các TCTD khác.

Tìm hiểu về pháp nhân như kinh nghiệm quản lý, thị trường và khả năng cạnh tranh của pháp nhân, báo cáo tài chính mới nhất và hai năm liền kề trước đó (nếu có); xem xét báo cáo tài chính, tờ khai thuế, báo cáo tồn kho, báo cáo công nợ phải thu, phải trả; xem xét các hợp đồng kinh tế đầu ra, đầu vào để đánh giá tổng quát tình hình mua bán hàng của khách hàng.

Tiến hành thẩm định phương án/dự án vay vốn trên các phương diện:

Môi trường hoạt động của phương án/dự án cho vay vốn có phù hợp với quy định của pháp luật hay không và có thuộc lĩnh vực Nhà nước đã ổn định

quy hoạch phát triển hay thuộc lĩnh vực hay thay đổi chính sách.

Thị trường cung cấp nguyên vật liệu cho khách hàng, hoạt động kinh doanh của khách hàng (tiêu thụ sản phẩm, giá cả) ra sao?

Kỹ thuật mô tả trong phương án/dự án kinh doanh có đảm bảo sản xuất đạt năng suất, chất lƣợng hay không? Với máy móc thiết bị của các dự án cho vay cần có những chứng nhận chất lƣợng (đối với máy móc thiết bị mới), giấy kiểm định chất lượng của tổ chức giám định trong nước (ngoài nước).

Quản lý tài chính, dự kiến rủi ro, phương án/dự án cho vay và thu nợ:

Xem xét vốn tự có tham gia phương án/dự án, lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp; khả năng sinh lời, khả năng thanh toán nợ và các chỉ tiêu tài chính khác. Đặc biệt với khách hàng mới phải tiến hành phân tích tình hình tài chính trong hai năm trước liền kề như chất lượng tài sản có, tài sản nợ, hiệu quả kinh doanh phương án/dự án, tài chính của phương án/dự án có dự tính đầy đủ các yếu tố chi phí để thực hiện phương án/dự án kinh doanh chưa.

Đánh giá, kiểm soát rủi ro và các phương án phòng ngừa rủi ro. Phương án/dự án cho vay phải có mức vay, kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng và điều kiện của khách hàng.

Xác minh thực tế: nhân viên quản lý khách hàng doanh nghiệp xuống tận địa bàn, cơ sở của khách hàng đề nghị vay vốn để xác minh những gì khai trong hồ sơ về tài sản thế chấp, về tình hình sản xuất kinh doanh, về thu nhập, về tài chính của họ xem có đúng với thực tế hay không.

Sau khi có đầy đủ các thông tin về khách hàng và đã thẩm định khách hàng xong, nhân viên quản lý khách hàng doanh nghiệp lập báo cáo thẩm định tài sản đảm bảo và lập tờ trình thẩm định hồ sơ vay khách hàng trình cấp có thẩm quyền ký duyệt.

Nếu đồng ý, cấp có thẩm quyền đƣa ra quyết định duyệt vay và duyệt giải ngân; nếu thấy có rủi ro thì cấp có thẩm quyền yêu cầu hướng khắc phục

nhƣ cho vay ít hơn nhu cầu của khách hàng; bổ sung tài sản thế chấp; yêu cầu khách hàng phải đáp ứng một số điều kiện nhƣ yêu cầu doanh số tiền về BIDV, cung cấp các báo cáo tài chính định kỳ,… hoặc không cho vay (nếu rủi ro cao).

Bước 3: Hoàn tất hồ sơ tín dụng

Sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng và ra Thông báo phê duyệt cấp tín dụng , nhân viên quản lý khách hàng doanh nghiệp sẽ soạn thảo các Hợp đồng thế chấp/cầm cố và các giấy tờ cần thiết khác để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để chuẩn bị công chứng, đăng ký thế chấp/giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp/cầm cố. Nhân viên quản lý khách hàng doanh nghiệp thông báo cho khách hàng hoàn tất các thủ tục và công chứng hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; đăng ký thế chấp/giao dịch đảm bảo, hướng dẫn cho khách hàng ký kết hồ sơ vay vốn/bảo lãnh.

Bước 4: Giải ngân/phát hành thư bảo lãnh và lưu trữ hồ sơ

Sau khi hoàn tất các thủ tục công chứng, đăng ký thế chấp/giao dịch đảm bảo cũng nhƣ KH đã ký kết đầy đủ hồ sơ cấp tín dụng, nhân viên quản lý khách hàng doanh nghiệp, cấp có thẩm quyền và cán bộ ngân quỹ chi nhánh sẽ tiến hành kiểm tra, niêm phong giấy tờ gốc chứng minh quyền sở hữu tài sản thế chấp và các giấy tờ khác có liên quan rồi đem bảo quản tại kho két của ngân hàng đồng thời phối hợp với Phòng Quản trị tiến dụng tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng.

Sau khi giải ngân, nhân viên quản lý khách hàng doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng, theo dõi đề nghị khách hàng cung cấp những giấy tờ mà khách hàng được phép cung cấp sau khi giải ngân, lưu trữ và gửi hồ sơ gốc về Phòng Quản trị tín dụng.

Bước 5: Thu nợ, lãi, phí, giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn vay và điều chỉnh tín dụng, xử lý các phát sinh

Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, nhân viên quản lý khách hàng doanh nghiệp và cán bộ phòng Quản lý rủi ro phụ trách hồ sơ vay có trách nhiệm theo dõi tài sản thế chấp, cầm cố của từng khách hàng; theo dõi tình hình giải ngân thêm, thu nợ, thu lãi của từng hợp đồng tín dụng.

Giám sát, theo dõi việc thực hiện phương án/dự án đã được cho vay, theo dõi hồ sơ vay theo các yêu cầu đã đƣợc cấp có thẩm quyền nêu trong Thông báo phê duyệt cấp tín dụng.

Xử lý và thu hồi nợ: Khi có nợ quá hạn, nhân viên quản lý khách hàng doanh nghiệp soạn thông báo mời làm việc gửi cho khách hàng để giải quyết nợ quá hạn. Nếu khách hàng không đến làm việc hoặc đã hết thời gian cam kết trả nợ của khách hàng vay tiền, nhân viên quản lý khách hàng doanh nghiệp và nhân viên phòng Quản lý rủi ro phối hợp tiếp tục làm việc với khách hàng để thu hồi vốn gốc, lãi. Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ, kịp thời đề xuất ban lãnh đạo chuyển hồ sơ đến cơ quan pháp luật, khởi kiện theo quy định. Khi đã có quyết định của tòa án, theo dõi thi hành án nhằm kịp thời thu lãi, vốn gốc theo quy định của tòa án.

c. Phân tích các hoạt động nhằm đạt mục tiêu của hoạt động CVNHKHDN

*Về hoạch định mục tiêu hoạt động CVNHKHDN

Chi nhánh đặt mục tiêu hoạt động CVNHKHDN phải đảm bảo hiệu quả, lựa chọn các khách hàng tốt để phát triển, tăng thị phần, góp phần trong việc bán chéo các sản phẩm ngân hàng khác mà BIDV Ban Mê đang cung cấp.

Chi nhánh hiện tại không đặt ra tỷ trọng cụ thể về CVNHKHDN trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp mà sẽ linh hoạt, chủ động theo thị trường.

Đặc biệt trong năm 2020, đi nhánh đã đẩy mạnh cho vay trung dài hạn đối với các dự án điện năng lƣợng mặt trời áp mái. Tuy nhiên việc phát triển các đối tƣợng trên đã dừng lại theo quy định mới của Chính phủ (chƣa cho phép tăng

mới các dự án nhƣ trên). Do đó thời gian tới chi nhánh sẽ tiếp tục đẩy mạnh CVNHKHDN để đảm bảo các mục tiêu về quy mô, thị phần, hiệu quả nhƣ đã đề ra

*Về hoạt động phát triển khách hàng

Tăng cường quảng bá thương hiệu, tiếp thị khai thác và chăm sóc khách hàng thông qua các chương trình giao lưu, hội nghị tri ân khách hàng thân thiết nhân dịp các ngày lễ, Tết trong năm (nhất là các khách hàng lớn, quan trọng, khách hàng tiềm năng). Phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tƣ thuộc sở Kế hoạch và đầu từ tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp về các chuyên đề tiếp cận vốn tín dụng.

Xây dựng khách hàng mục tiêu dựa trên tiêu chí là những khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, phương án kinh doanh hiệu quả, doanh thu và lợn nhuận tốt để tiếp cận và mời gọi khách hàng về giao dịch tại BIDV Ban Mê.

Bên cạnh đó, căn cứ mức xếp hạng khách hàng tại Hệ thống XHTDNB và kết quả phân loại nợ, Chi nhánh Ban Mê thực hiện áp dụng chính sách tiếp thị khách hàng phù hợp, theo đó mở rộng phát triển tiếp thị đối với khách hàng đƣợc phân loại nợ nhóm 1, tiếp thị có chọn lọc đối với khách hàng đƣợc phân loại nợ nhóm 2 và không tiếp thị đối với khách hàng có nợ xấu tại BIDV và tổ chức tín dụng khác, khách hàng bị âm vốn chủ sở hữu hoặc khách hàng đang có lỗ lũy kế và bị lỗ trong năm tài chính gần nhất (trừ trường hợp khách hàng có lỗ lũy kế theo kế hoạch do đang trong giai đoạn đầu tƣ dự án chƣa phát sinh doanh thu). BIDV Ban Mê thực hiện tiếp thị cấp tín dụng gắn với việc tiếp thị các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng, hướng tới cung cấp gói dịch vụ ngân hàng khép kín toàn diện theo nhu cầu của khách hàng.

Thực hiện lãi suất cho vay linh hoạt, việc áp dụng các mức lãi suất cho từng khoản vay cụ thể do thỏa thuận giữa BIDV Ban Mê và khách hàng.

Phương thức áp dụng lãi suất cũng linh hoạt, BIDV Ban Mê có thể áp dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ban mê (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)