Tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp (CVNHDN) của NHTM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ban mê (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

1.2.7. Tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp (CVNHDN) của NHTM

a. Tiêu chí đánh giá về quy mô CVNHKHDN thể hiện qua các tiêu chí:

- Dƣ nợ CVNHKHDN của ngân hàng - Số lƣợng khách hàng vay vốn

- Dƣ nợ bình quân trên một khách hàng

b.Tiêu chí đánh giá về thị phần CVNHKHDN của ngân hàng trên thị trường mục tiêu

Thị phần đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong CVNHKHDN. Chỉ tiêu này đƣợc đánh giá qua tỷ trọng dƣ nợ CVNHDN của ngân hàng đó so với tổng dƣ nợ CVNHKHDN của tất cả các ngân hàng khác trên cùng địa bàn (thị trường mục tiêu) kể cả dư nợ của chính ngân hàng đó.

c. Tiêu chí đánh giá về cơ cấu CVNHKHDN

Cơ cấu CVNHKHDN của ngân hàng phản ảnh mức độ đa dạng hóa hoạt động CVNHKHDN. Phân tích cơ cấu CVNHKHDN cho phép xem xét tương quan về tỷ trọng của từng loại hình CVNHKHDN theo các tiêu chí phù hợp. Thông thường, trong hoạt động CVNHKHDN, tùy theo điều kiện về số liệu hiện có, các loại cơ cấu sau thường được chú ý trong phân tích:

+ Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn + Cơ cấu cho vay theo sản phẩm

+ Cơ cấu cho vay theo hình thức bảo đảm tiền vay + Cơ cấu cho vay theo quy mô

+ Cơ cấu cho vay theo địa bàn + Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ

d. Tiêu chí đánh giá về năng lực sinh lời của hoạt động CVNHKHDN

Hiện nay, do các NHTM Việt nam vẫn chƣa có điều kiện để hạch toán lợi nhuận riêng của từng hoạt động cho vay riêng lẻ nên chƣa thể tính toán chính xác hiệu quả sinh lời riêng của hoạt động CVNHKHDN đƣợc nên trong nghiên cứu người ta thường tính các chỉ tiêu sau:

- Kết quả từ hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp = Thu nhập từ hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp – Chi phí từ hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp.

- Ngoài ra, chúng ta có thể xem xét đến tỷ trọng đóng góp thu nhập của hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp trong tổng thu của NHTM để đánh giá đƣợc kết quả của hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp qua các năm.

- Hệ số chênh lệch lãi ròng (NIM Net Interest Margin): Là tỷ số giữa thu nhập lãi ròng với số tài sản có, chỉ tiêu này chủ yếu đƣợc sử dụng cho hội sở chính, tuy nhiên đối với chi nhánh, NIM hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp đƣợc tạm tính theo công thức lãi cho vay (đầu ra) – lãi huy động vốn cho vay (đầu vào) mà chƣa tính đến các chi phí quản lý và chi phí hoạt động khác.

e. Tiêu chí đánh giá về chất lượng cung ứng dịch vụ trong CVNHKHDN

Chất lượng cung ứng dịch vụ thường được đánh giá qua sự hài lòng của khách hàng đối với quá trình cung ứng dịch vụ CVNHKHDN của Ngân hàng.

Tiêu chí này có thể được đánh giá qua 2 phương thức:

+ Đánh giá trong: là đánh giá nội bộ của Ngân hàng về chất lƣợng cung ứng dịch vụ CVNHKHDN

+ Đánh giá ngoài: là đánh giá của khách hàng thông qua khảo sát ý kiến của khách hàng.

Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng dịch vụ có thể đƣợc sử dụng bao gồm:

+ Đánh giá thời gian chờ của khách hàng khi giao dịch.

+ Vị trí, không gian giao dịch, an ninh khu vực giao dịch, việc dừng xe, đỗ xe cho khách hàng khi giao dịch đã an toàn và thuận tiện chƣa.

+ Đánh giá ngân hàng đã xây dựng được các phương thức để tăng chất dịch vụ nhƣ: bốc số thứ tự, xây dựng khu vực phục vụ cho khách hàng ƣu tiên, khu vực có sắp xếp sẵn máy tính để khách hàng tự giao dịch ngân hàng điện tử,

+ Các tiêu chí trên phần lớn mang tính định tính, do đó việc đánh giá sự

hài lòng chủ yếu được đánh giá qua phương pháp khảo sát ý kiến của khách hàng khi đến giao dịch

f. Tiêu chí đánh giá về kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVNHDN

Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVNHKHDN đƣợc phản ảnh qua các chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ dƣ nợ CVNHKHDN từ nhóm 2 đến nhóm 5 Đối với các NHTM Việt nam, việc phân loại nợ theo nhóm nợ thể hiện mức độ đánh giá rủi ro của khoản nợ. Theo thông lệ và theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt nam, trừ nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn, các nhóm nợ từ nhóm 2 trở lên (nhóm 2 - nợ cần chú ý, nhóm 3 - nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4 - nợ nghi ngờ, nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn) đƣợc xem là các khoản dƣ nợ có rủi ro tín dụng. Vì vậy, tỷ lệ dƣ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 trên tổng dƣ nợ tín dụng cho phép đánh giá toàn bộ các biểu hiện rủi ro tín dụng tại một NH nhất định.

- Biến động cơ cấu nhóm nợ của tổng dƣ nợ CVNHKHDN

Chỉ tiêu tỷ lệ dƣ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 đánh giá toàn bộ các biểu hiện (hay các cấp độ) khác nhau của rủi ro tín dụng nhƣng do tính không đồng nhất về mức rủi ro của các nhóm nợ, nên chƣa đánh giá chuấn xác đƣợc mức độ rủi ro tín dụng tổng thể của NH vì vậy, cần đánh giá thêm về cơ cấu các nhóm nợ.

- Tỷ lệ nợ xấu CVNHKHDN

Nợ xấu là các khoản nợ đƣợc phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5, tức là các khoản nợ đƣợc phân loại vào các nhóm nợ :

- Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3).

- Nhóm nợ nghi ngờ (nhóm 4).

- Nhóm nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5).

Tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ là một chỉ tiêu phản ảnh khá chuẩn xác mức độ rủi ro tín dụng hiện tại của một Ngân hàng, vì nó tập trung chú ý các khoản nợ đã có biểu hiện rủi ro tín dụng ở mức cao.

Tuy nhiên, chỉ tiêu này có nhƣợc điểm là nó bao gồm cả ba nhóm nợ có mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Do đó, cần kết hợp với việc xem xét biến động trong cơ cấu nhóm nợ để thấy cụ thể hơn mức độ rủi ro tín dụng.

- Tỷ lệ xóa nợ ròng trong CVNHKHDN Các khoản xóa nợ ròng

Tỷ lệ xóa nợ ròng = x 100%

Tổng tài sản có

Trong đó: Xóa nợ ròng = Dƣ nợ đã xử lý rủi ro xuất ngoại bảng – Các khoản thực thu hồi ( từ phát mãi tài sản bảo đảm, thu được từ người vay ... )

Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang đƣợc ngân hàng sử dụng các biện pháp để thu hồi. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng vì có quá nhiều các khoản nợ ngoại bảng mà ngân hàng không thể thu hồi và ngƣợc lại.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro các khoản CVNHKHDN Số trích lập dự phòng

Tỷ lệ trích lập dự phòng = x 100%

Tổng dƣ nợ cho vay

Mức trích lập dự phòng theo quy định có hai loại là dự phòng xử lý rủi ro cụ thể và dự phòng chung. Vì vậy, tỷ lệ này có thể tính riêng chỉ cho mức trích lập dự phòng cụ thể. Tuy nhiên, vì tủy lệ trích lập dự phòng là nhƣ nhau đối với các nhóm nợ nên tỷ lệ trích lập dự phòng chỉ khác nhau do mức trích lập dự phòng cụ thể.

Mức trích lập dự phòng cụ thể căn cứ vào việc phân nhóm nợ có tính đến giá trị tài sản bảo đảm cho khoản vay. Vì vậy, mức trích lập này phản ảnh

đƣợc mức độ tổn thất tiềm ẩn từ rủi ro tín dụng của NH, có tính đến yếu tố tài sản bảo đảm.

g. Tiêu chí đánh giá khả năng bán chéo sản phẩm

Hiện nay, bán chéo sản phẩm đang là xu hướng các ngân hàng hướng tới trong thời gian qua. Thông qua hình thức này ngân hàng có thể tiếp thị phát triển các sản phẩm các nhƣ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng điện tử, việc sử dụng dịch vụ cho nhóm khách hàng liên quan đến khách hàng đang phục vụ.

Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả bán chéo bao gồm:

- Số lƣợng sản phẩm dịch vụ phát triển thêm.

- Thu nhập mang lại từ bán chéo.

- Tỷ lệ khách hàng bán chéo đƣợc trong số các khách hàng hiện hữu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ban mê (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)