CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BAN MÊ
3.2.2. Khuyến nghị đối với BIDV
Xem xét điều chính cơ chế phân quyền theo định hướng trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các đơn vị cơ sở đối với các quyết định về chính sách truyền thông, cổ động; chính sách lãi suất, chính sách sản phẩm để các Chi nhánh có thể chủ động hơn và có quyết sách kịp thời trước những diễn biến của thị trường tại chỗ.
Hổ trợ và có cơ chế phân cấp tài chính thuận lợi cho Chi nhánh trong
việc nâng cấp cơ sở vật chất của các Phòng giao dịch hiện có, và mở thêm Phòng giao dịch mới.
Hoàn thiện khung cơ chế động lực cho toàn hệ thống trên cơ sở kết hợp cơ chế động viên, khen thưởng đi đôi với xây dựng cơ chế chế tài trách nhiệm. Có chính sách tạo động lực, khuyến khích cán bộ làm công tác tín dụng thông qua việc không ngừng chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Có các chính sách hấp dẫn về tuyển dụng, đào tạo, chính sách khuyến khích động lực để giữ các cán bộ có chất lƣợng đồng thời xây dựng cơ chế chịu trách nhiệm đối với những sai phạm có tác dụng răn đe.
Tổ chức có hiệu quả công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý khách hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng thông qua việc tổ chức các khoá học ngắn hạn, dài hạn tại ngân hàng. Tạo điều kiện cho cán bộ đi học tập tại nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn và mở rộng tầm nhìn, thu thập các kinh nghiệm thực tế đa dạng.
Tăng cuờng chất lƣợng các hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ nhằm chấn chỉnh những sai sót, phòng ngừa rủi ro, lành mạnh hoá hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, cần tránh khuynh hướng làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Chi nhánh hoặc làm nhụt chí những đơn vị năng động. Một mặt cần tránh việc dĩ hòa vi quý, mặt khác, cũng cần tránh khuynh hướng cường điệu các vấn đề không cần thiết.
Định kỳ, hội sở chính nên tổ chức các hoạt động trao đổi thảo luận giữa các chi nhánh thành viên dưới sự chủ trì của hội sở chính để trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.
Tiếp tục đầu tƣ mạnh hơn nữa cho việc đổi mới công nghệ ngân hàng theo định hướng tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, tăng cường tính bảo mật, tự động hóa quy trình, từ đó sẽ mở rộng sản phẩm dịch vụ, gia tăng tiện ích của sản phẩm và sự
thuận tiện cho khách hàng, gia tăng sự hài lòng cho khách hàng.
Hoàn thiện các quy trình, quy chế nội bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường công tác quản trị rủi ro: Xây dựng và ban hành các quy định, quy chế nội bộ quan trọng về Quy định giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của BIDV, Quy định về quản trị rủi ro thanh khoản…; Quy trình cảnh báo sớm rủi ro tín dụng; bổ sung chính sách phân loại nợ sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng theo mô hình xác suất vỡ nợ … Hoàn thiện các quy chế nội bộ nhƣ Quy định về thẩm quyền phê duyệt tín dụng; Quy chế luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác và nghỉ bắt buộc đối với cán bộ; Rà soát, sửa đổi, ban hành mới các chính sách, quy trình tác nghiệp nội bộ của BIDV tương ứng với những thay đổi của quy định pháp luật, phù hợp với hệ thống corebanking và các hệ thống mới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong Chương 3, luận văn trình bày định hướng hoạt động của BIDV Ban Mê. Căn cứ vào định hướng nói trên, cơ sở lý luận đã hệ thống hóa , kết quả phân tích thực trạng ở chương 2, luận văn đã đưa ra các khuyến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động CVNHKHDN của Chi nhánh BIDV Ban Mê.
Các khuyến nghị này đƣợc đề xuất với Chi nhánh BIDV Ban Mê và Hội sở chính của BIDV.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành đƣợc mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra qua việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của NHTM;
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với KHDN tại BIDV – Chi nhánh Ban Mê.
- Trên cơ sở đó, luận văn rút ra các nhận định về những mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với KHDN tại Chi nhánh NH này.
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm mục tiêu hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với KHDN tại NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển – Chi nhánh Ban Mê
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu, Lê Thị Hiệp Thương (2009), Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng, NXB Phương Đông, Hồ Chí Minh.
[2] Võ Thị Thúy Anh, Lê Phương Dung (2008), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản tài chính.
[3] Phan Thị Cúc (2010), Tín dụng - Ngân hàng, NXB Thống Kê.
[4] Nguyễn Đăng Dờn (2012), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông.
[5] Tô Ánh Dương (2013), “Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế”, Tạp chí kinh tế.
[6] Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
[7] Lê Nghĩa Đức Hòa (2017), Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.
[8] Lê Thị Chúc Ly và Lê Chí Minh (2016), “Nghiên cứu những khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 122.
[9] Quách Tất Nam (2015), Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.
[10] Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Ban Mê (2019), Sổ tay tín dụng.
[11] Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Ban Mê (2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
[12] Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Ban Mê (2019), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
[13] Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Ban Mê (2020), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
[14] Nguyễn Văn Ngọc (2008), Lý thuyết chung về thị trường tài chính, ngân hàng và chính sách tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
[15] Ngô Văn Quế (2003), Quản lý và phát triển tài chính - tiền tệ - tín dụng ngân hàng, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
[16] Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị quốc gia.
[17] Phan Ngọc Sơn (2016), Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.
[18] Lê Văn Tề (2009), Tín dụng - Ngân hàng, NXB Giao thông vận tải.
[19] Lê Văn Tề (2011), Thị trường tài chính và các định chế tài chính trung gian, NXB Phương Đông.
[20] Lê Xuân Thắng (2018), Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.
[21] Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.
[22] Lê Văn Tƣ, Phạm Văn Năng (2003), Thị trường tài chính, NXB Thống Kê.
[23] Lê Thị Thanh Vân (2020), Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Đại
học Đà Nẵng.
[24] Trịnh Hoàng Việt và Võ Hồng Đức (2016), “Tăng trưởng tín dụng và chất lƣợng tín dụng tại Đồng Nai”, Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 120.