CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NHTM
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng
Năng lực quản lý và đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp: Năng lực quản lý doanh nghiệp là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Đối với các doanh nghiệp kinh nghiệm và năng lực kinh doanh đang còn ở trình độ thấp, thì hầu hết các doanh nghiệp này đều không nắm bắt đƣợc thông tin kịp thời, thiếu thích nghi với cạnh tranh. Khi đƣợc vay vốn kinh doanh thì dự án sẽ gặp nhiều khó khăn, khả năng xảy ra rủi ro cao, dẫn đến rủi ro tín dụng đối với ngân hàng sẽ rất lớn.
Đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp là nhân tố không lành mạnh từ phía khách hàng cũng cần đƣợc xét đến khi khách hàng lừa đảo, sử dụng vốn vay sai mục đích, trốn tránh trách nhiệm trong ủy quyền và bảo lãnh. Lợi dụng các điểm yếu và kẻ hở của ngân hàng, lập ra các phương án kinh doanh giả, cùng với các giấy tờ thế chấp giả mạo hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng một bộ hồ sơ hoặc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng phương án đã nêu nên không trả được nợ đúng hạn hoặc không trả đƣợc nợ. Chẳng hạn, doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn cho mục đích tái sản xuất, nhƣng lại sử dụng vốn vay để mua sắm tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản, khi giá nhà đất đột ngột giảm, doanh nghiệp không bán đƣợc nhà với giá kỳ vọng, dẫn đến kinh doanh thua lỗ và không trả đƣợc nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp còn thể hiện qua những hành động của người đi vay có tư cách
kém nhƣ cố tình không trả nợ ngân hàng hoặc lừa đảo xin vay vốn rồi bỏ trốn.
Dự án kinh doanh - đầu tư khả thi: Việc lập và thực hiện đối với phương án sản xuất kinh doanh, đầu tƣ là cơ sở để ngân hàng thẩm định cho vay.
Phương án vay vốn được xây dựng dựa trên phương án kinh doanh thực tế của khách hàng. Một phương án khả khi và hiệu quả sẽ quyết định đến khả năng tiếp cận vốn của khách hàng cũng nhƣ việc phát triển cho vay, thu hồi nợ của ngân hàng.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh sẽ là cơ sở để ngân hàng xem xét và quyết định cho vay, ngƣợc lại những doanh nghiệp mà khả năng tài chính yếu thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các NHTM. Khả năng tài chính đƣợc hiểu là khả năng về vốn, tài sản của khách hàng để bảo đảm hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán. Khả năng tài chính là một trong những điều kiện quan trọng nhất để ngân hàng xem xét cho vay
b. Môi trường kinh tế vĩ mô
Sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ hội cho hoạt động tín dụng ngắn hạn đƣợc phát triển một cách hiệu quả, đặc biệt là là việc ổn định tiền tệ với các chỉ tiêu giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát sẽ giúp cho khách hàng có thêm việc làm, tăng thu nhập, giúp khách hàng yên tâm về sự ổn định trong thu nhập cũng nhƣ các chi phí vay. Các yếu tố này có thể làm tăng các khoản vay của họ, đồng thời tạo điều kiện duy trì bền vững hai chiều giữa vay vốn và trả nợ.
Một khi thu nhập , khả năng trả nợ của khách hàng trở nên ổn định thì ngân hàng cũng thuận lợi trong việc thẩm định cho vay, kiểm soát và thu hồi nợ hơn.
Ngƣợc lại, nếu tình hình kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, khủng hoảng hay phát triển chậm chạp sẽ gây ảnh hưởng đến thu nhập trong tương lai của
khách hàng, các chi phí vay sẽ trở nên biến động, khó kiểm soát, nhu cầu vay giảm và việc thẩm định, kiểm soát, thu hồi nợ của ngân hàng cũng sẽ trở nên khó khăn hơn.
c. Môi trường pháp lý
Pháp luật của Nhà nước có vai trò quan trọng trong đảm bảo nền kinh tế vận hành một cách suôn sẻ. Pháp luật chính là hàng rào pháp lý tạo ra môi trường kinh doanh trở nên bình đẳng, lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp giữa các chủ thể kinh tế. Vì vậy pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay.
Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp sẽ là cơ sở phát triển tín dụng một cách an toàn, giúp cho ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng cao cho người dân, đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng lẫn khách hàng.
Các quy định, chính sách của Nhà nước nói chung và của NHNN nói riêng vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Nó có thể khuyến khích cũng nhƣ hạn chế cho vay ngắn hạn nói riêng và cho vay nói chung. Vì vậy tùy vào tình hình thực tiễn của nền kinh tế, NHNN sẽ có những chính sách khác nhau để phù hợp với để nhằm điều tiết, tránh những rủi ro xảy ra cho hoạt động cho vay.
d. Môi trường chính trị - xã hội
Sự ổn định về chính trị xã hội giúp các doanh nghiệp yên tâm đƣa ra quyết định đầu tƣ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, từ đó sẽ tăng nhu cầu về vốn vay, ngược lại môi trường chính trị xã hội bất ổn sẽ làm cho các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, vì vậy nhu cầu vốn sẽ giảm theo. Một xã hội công bằng, văn minh, trình độ dân trí cao, tin tưởng lẫn nhau…tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng. Với điều kiện an ninh không đảm bảo, an toàn xã hội kém sẽ tác
động đến tâm lý không yên tâm của các nhà đầu tƣ dẫn đến việc đầu tƣ vốn cũng như vay vốn tín dụng cũng bị ảnh hưởng. Ngược lại, khi môi trường ổn định, an toàn sẽ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và khi đó nhu cầu vay vốn sẽ tăng và tín dụng ngân hàng có cơ hội mở rộng và phát triển.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về những vấn đề sau:
- Đặc điểm hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM
- Nội dung của hoạt động cho vay ngắn hạn trong NHTM
- Tiêu chí dánh giá kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM - Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM Kết qủa nghiên cứu này sẽ là cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất khuyến nghị hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng của BIDV – Chi nhánh Ban Mê
CHƯƠNG 2